Phản ứng của lãi suất VND đối với các cú sốc từ bên ngoài nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đo lường kênh truyền dẫn tiền tệ - Hiệu ứng ERPT ở việt nam trước và sau khủng khoảng tài chính (Trang 36 - 80)

Hình 4.1 mô tả phản ứng của lãi suất trong nước trước những biến động (cú sốc) giá dầu thế giới, lãi suất và lạm phát của Hoa Kỳ. Nhìn vào các biểu đồ cho thấy trước khủng khoảng lãi suất Việt Nam chịu tác động mạnh và ngay lập tức (trong khoảng thời gian từ 2 đến 6 tháng) trước xu thế biến động giá dầu thế giới và lãi suất lạm phát Hoa Kỳ. Tuy nhiên sau khủng khoảng thì tác động này yếu và chậm hơn. Điều này hàm ý rằng chính sách tiền tệ của Việt Nam tương đối nhạy cảm và dễ bị tổn thương trước các tác động của việc tăng giá cả hàng hóa thế giới trước khủng khoảng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế Hoa Kỳ có xu hướng phục hồi và ổn định thì lãi suất VND có xu hướng giảm và ít biến động hơn so với mức biến động của nó trước việc tăng chỉ số giá dầu thô thế giới và mức lãi suất, giá cả tại Hoa Kỳ.

Hình 4.1: Phản ứng phân rã của lãi suất VND đối với các cú sốc ngoại sinh

4.1.2. Phản ứng của nền kinh tế trong nước bao gồm: sản lượng công nghiệp, giá cả và lãi suất trước biến động lãi suất của FED

Hình 4.2: Phản ứng phân rã của IP, P và IR trước biến động IRU

Có một tác động rõ ràng từ lãi suất, cụ thể là từ chính sách thắc chặt tiền tệ của Hoa Kỳ. Hình 4.2 mô tả phản ứng của nền kinh tế bao gồm sản lượng công nghiệp (IP), chỉ số giá tiêu dùng (P), lãi suất (IR) trước những biến động lãi suất FED (IRU).

Trong giai đoạn trước khủng hoảng, chính sách tiền tệ thắt chặt của Mỹ dường như ảnh hưởng làm lãi suất Việt Nam kết quả là làm giảm mức giá và sản lượng của công nghiệp trong nước. Trong giai đoạn hậu khủng hoảng, ban đầu giá cả đầu ra có xu hướng giảm (sau 4 tháng) và sau đó bắt đầu gia tăng sau 5 thángtrong khi lãi suất trong nước chịu tác động mạnh và gần như tức thì (sau 1-2 tháng) bởi những cú sốc tiền tệ của Mỹ. Còn sản lượng cũng chịu ảnh hưởng mạnh (giảm sau 5 tháng) trước sự thắt chặt lãi suất của FED. Nhìn chung, lãi suất biến động không ổn định bởi sốc tiền tệ nước ngoài cả trước và sau giai đoạn trước khủng hoảng, trong khi mức giá và sản lượng công nghiệp trong nước bị tác động nhiều hơn trong giai đoạn hậu khủng hoảng.

4.1.3. Phản ứng của nền kinh tế bao gồm sản lượng công nghiệp, cung tiền M2 và lãi suấttrước các biến động về sản lượng và giá cả hàng hóa nội địa

Hình 4.3và4.4 dưới đây cho thấy tác động của những cú sốc sản lượng và giá cả đến cung tiền, lãi suất, sản lượng công nghiệp trong nước. Tác động của những cú sốc sản lượng và mức giá cả của Việt Nam đã dẫn đến một số mâu thuẫn trong cả hai thời kỳ. Trong giai đoạn trước khủng hoảng, sự gia tăng trong mức giá cả dẫn đến chính sách tiền tệ lãi suất thắt chặt, gây ra một gia tăng lãi suất trong nước. Tuy nhiên tác động của những cú sốc là không mạnh, và do đó các phản ứng tiêu cực của cú sốc này cũng nhẹ, những phản ứng này diễn ra chậm hơn giai đoạn sau khủng khoảng (sau

4-5 tháng). Trong giai đoạn hậu khủng hoảng, tác động đến lãi suất, cung tiền hay sản lượng là tương đối mạnh và tức thì (sau 1-2 tháng).

Việc điều hành chính sách tiền tệ trước cú sốc về lạm phát trong nước tăng cao là hợp lý và phù hợp về mặt lý thuyết kinh tế. Khi chỉ số CPI tăng cao, tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế thì phản ứng tức thì của chính sách tiền tệ là điều chỉnh lãi suất VND theo hướng tăng và giảm mạnh lượng tiền cung ứng và hút tiền từ lưu thông về. Và sau khủng khoảng, khi nới lỏng tiền tệ, kích tăng trưởng bằng việc giảm lãi suất, tăng cung tiền thì sản lượng sẽ bắt đầu tăng tuy nhiên sự gia tăng sản lượng diễn ra tương đối chậm (sau 10 tháng).

Hình 4.3: Phản ứng của sản lượng công nghiệp IP, cung tiền M2 và lãi suất IR trong

nước trước các biến động về giá cả hàng hóa nội địa.

Hình 4.4: Phản ứng của sản lượng công nghiệp IP, cung tiền M2 và lãi suất IR trong nước trước các biến động về sản lượng công nghiệp Việt Nam.

Nhìn vào hình 4.3có thể thấy các chỉ số CPI (biến P), M2 và lãi suất phản ứng tương đối mạnh mẽ khi nền kinh tế tăng trưởng cao (thể hiện qua việc tăng trưởng khu vực sản xuất). Trước các cú sốc về tăng trưởng trong nước (trạng thái nền kinh tế tăng trưởng quá nóng), chỉ số CPI biến động mạnh theo chiều hướng tăng cao trong khoảng thời gian hơn 10 tháng. Đối phó với chiều hướng tăng mạnh của CPI trong nước, chính sách tiền tệ trong nước có xu hướng thắt chặt, thể hiện đường lãi suất phản ứng tăng cao và nhanh trong khoảng thời gian 3-9 tháng đầu tiên và cung tiền M2 đã giảm trong thời gian này, kết quả là chỉ số giá cả có xu hướng tăng chậm lại và có đã giảm xuống đó. Tuy nhiên, sau khoảng thời gian kiểm soát và hạn chế tốc độ tăng cao của chỉ số giá cả, chính sách tiền tệ sau khủng khoảng có xu hướng nới lỏng (lãi suất VND trên thị trường có xu hướng giảm xuống ) để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất và kinh doanh trong nước. Tuy nhiên độ trễ và cường độ tác động không mạnh mẽ và nhanh như giai đoạn trước khủng khoảng.

4.1.4. Phản ứng của các biến chính sách tiền tệ đối với sự thay đổi về cung tiền, lãi suất và tỷ giá

Chúng ta có thể thấy việc tăng lượng tiền cung ứng ra lưu thông làm cung tiền M2 tăng sẽ tác động làm lãi suất VND trên thị trường giảm dần xuống và ngược lại việc tăng lãi suất sẽ khiến cung tiền M2 giảm. Tuy nhiên, mức độ thay đổi của lãi suất VND trên thị trường tiền tệ trước các động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ sẽ mất thời gian khoảng từ 3 đến 5 tháng để có hiệu lực (khi đồng VND bị phá giá thì sau khoảng 15 tháng lãi suất VND sẽ giảm xuống). Biểu đồ cũng cho thấy tỷ giá giữa VND

và USD tương đối nhạy cảm trước các biến động về lãi suất VND và lượng tiền cung ứng ra lưu thông (phản ứng ngay sau 2-3 tháng).

Hình 4.5: Phản ứng phân rã tương tác giữa các biến chính sách tiền tệ M2, IR, EX

trước khủng khoảng

Hình 4.6: Phản ứng phân rã tương tác giữa các biến chính sách tiền tệ M2, IR, EX trước khủng khoảng.

Còn giai đoạn sau khủng khoảng cung tiền và lãi suất phản ứng khá nhạy cảm và tức thì (cung tiền thay đổi sau 4-5 tháng, lãi suất sau 1-2 tháng) trước những biến động trong tỷ giá hơn giai đoạn trước khủng khoảng. Còn sự sự gia tăng trong lãi suất không ảnh hưởng nhiều đến biến động tỷ giá hối đoái và kết quả này là không có gì đáng ngạc nhiên vì chính sách neo tỷ giá VND theo USD của Việt Nam. Nhìn chung, chúng ta có thể kết luận rằng các biến chính sách tiền tệ trong nước tương tác nhất quán và không mạnh mẽ trong giai đoạn trước và sau khủng khoảng khủng hoảng.

4.1.5. Phản ứng của mức giá cả trước biến động tỷ giá, cung tiền và lãi suất

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nóng trước khủng khoảng thể hiện qua sự gia tăng cung tiền, giảm lãi suất và phá giá tiền tệ dẫn đến lạm phát. Tuy nhiên thời gian và mức độ tác động đến giá cả không giống nhau, trong khi phản ứng của chỉ số giá trước cú sốc tỷ giá khá nhanh (sau 1-2 tháng)thì đối với biến động cung tiền có độ trễ cao hơn (sau 5 tháng) tuy nhiên tác động không duy trì lâu sau 15 tháng. Còn sau khủng khoảng, chỉ số giá cả phản ứng chậm nhưng mạnh mẽ và kéo dài hơn.

Hình 4.7: Phản ứng của mức giácả trong nước (P )trước biến động tỷ giá (EX), cung

tiền (M2) và lãi suất (IR)

4.2. Phân tích Variance Decompositionđể đánh giá mức độ tác động trong ngắn hạn và trung hạn

Phân tích Variance Decomposition là công cụ hữu ích để đánh giá tác động giữa các biến qua hiệu ứng xung đáp ứng. Tỷ lệ các biến đổi của 5 biến nội sinh, được giải thích bởi các biến trong mô hình SVAR giai đoạn trước và sau khủng hoảng. Phân tích phương sai ở tháng 1, 12, 24 và 48 tháng trong tương tai được mô tả.

Trong giai đoạn trước khủng hoảng, nhiều sự thay đổi trong sản lượng trung và dài hạn được giải thích là do cú sốc của chính nó và theo sau cú sốc về cung tiền M2 và lãi suất trong nước. Rộng hơn, nó bị ảnh hưởng lớn bởi giá dầu thế giới, sản lượng, mức giá và lãi suất của Mỹ. Đối với giá, trong ngắn hạn, biến động hầu như được gải thích bởi cú sốc của chính nó, còn về lâu dài hầu hết những biến động là nguyên của cú sốc giá cả dầu thế giới, lãi suất Mỹ và cú sốc tiền tệ (cung tiền, lãi suất và tỷ giá) trong nước. Các biến đổi trong cung tiền và lãi suất chủ yếu bị ảnh hưởng bởi những cú sốc của chính chúng. Về lâu dài, cung tiền chịu ảnh hưởng nhẹ bởi lãi suất, trong khi lãi suất chịu ảnh hưởng của mức giá cả trong nền kinh tế và lãi suất của Mỹ. Hơn nữa, tỷ giá hối đoái phần lớn bị ảnh hưởng bởi giá cả dầu thế giới và lãi suất trong nước.

Bảng 4.1: Các nhân tố tác động đến sự biến động của sản lượng, CPI, M2, Lãi suất và Tỷ giá trước khủng khoảng

Variance Decomposition của IP:

Kỳ OPI IPU PU IRU IP P M2 IR EX

1 5.137838 2.003893 4.472888 1.115189 87.27019 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000

12 8.195360 2.680891 4.001567 1.503059 78.79756 0.036280 2.451910 1.213969 1.119406

24 9.166385 2.294724 6.286774 6.383836 58.18602 1.190205 3.102670 11.09600 2.293386

48 13.73036 1.498996 5.271553 14.07652 30.86107 3.023334 4.150411 21.43140 5.956353

Variance Decomposition của P:

Kỳ OPI IPU PU IRU IP P M2 IR EX

1 0.234762 2.456924 9.438093 2.062142 15.11786 70.69022 0.000000 0.000000 0.000000

12 10.83322 1.153474 23.39191 12.10252 16.84970 31.42811 0.289666 0.647556 3.303848

24 10.81148 2.919097 13.47914 25.83419 9.998976 20.49472 0.912096 13.44357 2.106726

48 12.12490 1.899657 11.38273 21.29567 6.147296 13.28969 3.958105 18.65309 11.24886

Variance Decomposition củaM2:

Kỳ OPI IPU PU IRU IP P M2 IR EX

1 0.073978 2.953688 10.51632 0.880058 2.084514 0.222864 83.26858 0.000000 0.000000

12 0.101313 5.588686 8.109238 4.072256 5.023065 1.136323 71.32232 2.475424 2.171372

24 3.220356 6.286389 7.449072 11.92976 6.182147 1.006219 59.58226 2.191670 2.152131

48 5.463264 4.663663 10.80939 12.58129 5.790662 5.420912 32.02463 13.17424 10.07195

Variance Decomposition củaIR:

Kỳ OPI IPU PU IRU IP P M2 IR EX

1 3.995615 3.442341 11.56896 9.301199 0.315695 6.227379 2.555909 62.59290 0.000000

12 10.76931 1.617756 13.83951 20.07363 1.970787 8.864607 2.709616 26.82120 13.33358

24 11.96559 1.748481 7.219212 16.50056 1.140225 8.984378 6.851326 36.39694 9.193282

48 17.66822 0.933861 3.923801 19.02010 1.813481 6.702104 5.547740 35.51919 8.871498

Variance Decomposition của EX:

Kỳ OPI IPU PU IRU IP P M2 IR EX

1 2.936543 1.008485 19.24902 1.583864 0.557978 12.41795 14.05179 0.938438 47.25594

12 7.395392 0.645872 10.41368 0.859451 6.911457 7.427321 8.165541 33.15257 25.02872

24 13.99287 1.241839 5.337768 28.79303 3.535810 4.110360 4.152656 24.88884 13.94683

Đáng chú ý là, một sự khác nhau của kết quả xuất hiện cho giai đoạn trước và sau khủng hoảng. Trong giai đoạn sau khủng hoảng, giá cả dầu thế giới đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích những thay đổi của các biến trong nước, đặc biệt là trong dài hạn. Ngoài các chỉ số giá dầu thế giới, lãi suất của Mỹ dường như ảnh hưởng đến sự biến động chính sách tiền tệ tổng thể, lãi suất và giá trong nước trong lâu dài. Kết quả này là phù hợp với những gì được quan sát thấy trong phân tích hàmxung lựcphản hồitrong đó sự thay đổi của các biến nội sinh có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều bởi sự thay đổi của biến ngoại sinh trước và sau khủng hoảng .

Bảng 4.2: Các nhân tố tác động đến sự biến động của sản lượng, CPI, M2, Lãi suất và

Tỷ giá sau khủng khoảng

Variance Decomposition của IP:

Kỳ OPI IPU PU IRU IP P M2 IR EX

1 0.008794 7.816342 0.270593 1.482437 90.42183 0.000000 0.000000 0.000000 0.000000

12 7.883637 6.580880 5.549693 7.222020 69.18309 0.503582 0.642513 0.143028 2.291558

24 7.906584 7.163847 5.510227 7.180322 68.48707 0.599270 0.706225 0.165823 2.280630

48 7.914624 7.183678 5.508827 7.181245 68.44875 0.607249 0.708232 0.166916 2.280480

Variance Decomposition của P:

Kỳ OPI IPU PU IRU IP P M2 IR EX

1 8.428700 0.102123 11.81315 5.243981 8.300703 66.11134 0.000000 0.000000 0.000000

12 12.01881 39.48149 5.558338 3.416794 6.509216 28.61866 2.543452 1.110853 0.742390

24 12.19515 38.54670 5.634995 3.873802 6.344442 28.49485 2.783154 1.367527 0.759380

48 12.18360 38.51865 5.642672 3.886676 6.338333 28.47630 2.806459 1.385484 0.761825

Variance Decomposition của M2:

Kỳ OPI IPU PU IRU IP P M2 IR EX

1 5.819141 0.085984 6.105025 3.000993 14.24410 13.42561 57.31915 0.000000 0.000000

12 6.396717 0.251891 5.640381 5.173400 14.00348 12.49522 53.66008 1.224047 1.154789

24 6.398574 0.290410 5.696618 5.231603 14.00884 12.48662 53.50330 1.229920 1.154116

Variance Decomposition của IR:

Kỳ OPI IPU PU IRU IP P M2 IR EX

1 9.883794 0.132550 6.472216 0.255674 3.935434 1.329178 0.064023 77.92713 0.000000

12 9.163654 6.722054 7.494233 6.150055 3.324572 1.840905 3.341962 61.42367 0.538891

24 9.184042 7.201489 7.457410 6.106243 3.466448 1.882189 3.347359 60.81007 0.544752

48 9.188485 7.226418 7.454297 6.105709 3.468213 1.886170 3.348556 60.77645 0.545706

Variance Decomposition của EX:

Kỳ OPI IPU PU IRU IP P M2 IR EX

1 0.770081 0.033124 2.323629 0.030067 4.776402 0.742635 12.10067 5.836467 73.38693

12 8.387881 2.131555 3.800570 2.016053 9.551300 2.894131 16.60497 4.497944 50.11559

24 8.311178 2.812920 3.981385 2.029914 9.471480 2.954412 16.47912 4.485212 49.47438

48 8.312866 2.837551 3.980966 2.030476 9.470632 2.956588 16.47476 4.484572 49.45158

Ở đây ta đặc biệt chú ý tới giá cả trong nước trước và sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008, có một sự thay đổi lớn về các nhân tố ảnh hưởng đến giá trong hai giai đoạn này. Trước khủng hoảng, nhân tố tác động nhiều nhất tới giá cả là lãi suất của Mỹ và lãi suất trong nước.Tuy nhiên, trong giai đoạn sau khủng hoảng yếu tố tác động mạnh mẽ nhất lại là giá dầu thế giới và theo sau đó là sản lượng công nghiệp của Mỹ, lãi suất của Mỹ và lãi suất của Việt Nam chỉ ảnh hưởng nhẹ đến giá cả trong nước. Điều này nói lên rằng giá cả trong nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố vĩ mô nước ngoài hơn sau giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới (WTO, 2007) và giai đoạn sau của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra cho tới hiện nay.

4.3 Đo lường mức độ và độ trễ của tác động của hiệu ứng ERPT lên lạm phát trước và sau đại khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008.

Ở phần 4.1 nhóm đã nghiên cứu tác động Pass-through của chính sách tiền tệ,

qua đó hiệu ứng thẩm thấu của chính sách tiền tệ lên lạm phát thông qua các kênh truyền dẫn được mô hình hóa và đo lường một cách cụ thể.

Trong những năm gần đây, khi nước ta hội nhập tài chính ngày càng sâu hơn thông qua việc trở thành thành viên của hàng loạt tổ chức kinh tế toàn cầu APEC, WTO,… thì tỷ giá hối đoái một sợi dây kết nối các nền kinh tế trở thành một cụ vô cùng hữu ích trong việc vận hành nền kinh tế của chính phủ. Nhất là khi nó chính là thủ phạm trực tiếp hoặc gián tiếp của hàng loạt các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn như cuộc khủng hoảng ở Mexico năm 1994, Thái Lan, Indonesia, và Hàn Quốc năm 1997, Nga và Brazil năm 1998, Argentina năm 2000, và Thổ Nhĩ Kỳ 2000. Thì việc nghiên cứu sâu hơn tác động của tỷ giá hối đoái lên lạm phát là vô cùng cần thiết.

Hồi quy theo mô hình VAR:

Phần này ta chỉ phân tích sâu tác động thẩm thấu của tỷ giá hối đoái lên chỉ số giá tiêu dùng.

Giai đoạn trước khủng hoảng, khi thực hiện chạy thử VAR với các độ trễ thì tiêu chuẩn LR đề nghị độ trễ là 1, tiêu chuẩn FPE chọn độ trễ là 5 trong khi đó các tiêu chuẩn AIC và HQ ủng hộ độ trễ là 6.

Bảng 4.3:Kiểm định độ trễ tối ưu của mô hình theo 5 tiêu chuẩn (2004-2007)

Sau khi chạy lại mô hình Var cho thời kì trước khủng hoảng và thực hiện kiểm định LM cho chuỗi phần dư thì độ trễ là 1 cho kết quả tối ưu nhất ở bảng 4.5.

Thực hiện các kiểm định tương tự cho các biến với giai đoạn sau khủng hoảng. tiêu chuẩn SC với độ trễ là 1, tiêu chuẩn LR và FPE chọn độ trễ là 6, và AIC, HQ với độ trễ 7. Với kiểm định LM cho ta kết quả 1 là độ trễ tối ưu áp dụng vào mô hình cho

Một phần của tài liệu Đo lường kênh truyền dẫn tiền tệ - Hiệu ứng ERPT ở việt nam trước và sau khủng khoảng tài chính (Trang 36 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)