1. Kết luận
Các kết quả được rút ra trong quá trình phân tích các tài liệu liên quan đến vấn đề phụ nữ nông thôn kết hôn với người nước ngoài mà cụ thể ở đây là hai quốc
gia Hàn Quốc và Đài Loan cho thấy rằng lấy chồng nước ngoài là một hiện tượng tương đối phổ biến ở một số khu vực nông thôn Việt Nam. Có một số nguyên nhân quan trọng khiến cho hiện tượng này vẫn diễn ra và chưa có xu hướng dừng lại, đó là:
- Kinh tế khó khăn, cuộc sống đói nghèo không đáp ứng được những nhu cầu của cuộc sống cùng với các tệ nạn xã hội xuất phát từ phía nam giới khiến cho những người phụ nữ phải tìm ra cho mình một con đường để thay đổi cuộc sống và việc lấy chồng nước ngoài được xem như là một biện pháp hữu hiệu nhất trong hoàn cảnh này. Kinh tế được xem như là nguyên nhân quan trọng hàng đầu dẫn tới hiện tượng này.
- Nhận thức của người dân với những vấn đề liên quan đến việc kết hôn với người nước ngoài còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Sự hạn chế này phần lớn là xuất phát từ trìnhđộ học vấn của họ còn thấp.
- Những yếu tố thuộc về văn hóa, chuẩn mực của chữ hiếu... đã ăn sâu vào tiềm thức con người. Con người ngay từ khi còn nhỏ đã được giáo dục với những vai trò, giá trị được coi là thước đo của chuẩn mực. Có thể thấy rằng, trong các lý do quyết định kết hôn với người nước ngoài của các cô gái có sự chi phối của yếu tố văn hóa truyền thống, đó là quan niệm vì người thân, vì cộng đồng chứ không vì quyền lợi cá nhân.
- Có sự thay đổi về thái độ đối với hiện tượng kết hôn với người nước ngoài, từ phản đối sang chấp nhận. Và chính thái độ chấp nhận của cộng đồng được xem như yếu tố thúc đẩy sự vững vàng trong quyết định đi đến kết hôn với người nước ngoài của các cô gái nông thôn.
- Yếu tố lây lan, trào lưu xã hội càng góp phần thúc đẩy hiện tượng này trở nên phổ biến.
Dựa vào những phân tích và kết quả nghiên cứu có thể đề xuất một số khuyến nghị như sau:
- Kinh tế được xem là yếu tố quan trọng tác động lớn nhất tới việc đi đến quyết định lấy chồng nước ngoài của những người phụ nữ nông thôn. Dù xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp thì đến cuối cùng mục đích của họ vẫn là cải thiện kinh tế cho gia đình cũng như cho bản thân. Cho nên, một trong những biện pháp quan trọng nhất vẫn là làm thế nào để nâng cao kinh tế cho người dân. Trong đó có thể bao gồm các biện pháp sau:
+ Tìm ra những biện pháp cụ thể nhằm tạo công ăn việc làm cho người dân nói chung và cho phụ nữ nông thôn nói riêng.
+ Có chính sách hỗ trợ, giúp đỡ những hộ gia đình khó khăn
- Tạo mọi điều kiện nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, từ đó nâng cao trìnhđộ học vấn cho người dân, nhất là thế hệ trẻ.
- Cung cấp đầy đủ những thông tin liên quan đến việc kết hôn với người nước ngoài để những gia đình nào có người đi lấy chồng nước ngoài có cái nhìn sâu rộng và đầy đủ nhất về vấn đề này để từ đó có những hướng giải quyêt cho phù hợp.
- Tuyên truyền, giáo dục người dân về một lối sống lành mạnh, tìm cách ngăn chặn các tệ nạn xã hội, hạn chế rồi tiến đến dần xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình.
- Cần có những chính sách, biện pháp chặt chẽ để quản lý tình trạng này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Bá Thịnh, Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Trường ĐH
KHXH và NV, ĐHQG Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hồng, 2007, Cộng đồng nông thôn dồng bằng sông Cửu Long và hiện tượng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan, Xã hội học số 2 (98) 2007.
3. Trần Thị Kim Xuyến, 2004, Tìm hiểu thực trạng phụ nữ kết hôn với người Đài Loan tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Viện Khoa học – Dân số - Gia đình– Trẻ em.
4. Phạm Thị Cẩm Duyên, 2009, Tiến đến giảm thiểu tình trạng lấy chồng ngoại
quốc của phụ nữ nông thôn ở Đồng Tháp, Đại học An Giang.
5. Các trang báo điện tử: Vietbao.vn
Nongnghiep.vn
Baobariavungtau.com.vn Tuoitre.vn