8. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
2.10. Biểu đồ thể hiện mức độ tác động của các yếu tố môi trường xã hội đến nhận thức và nhu cầu của
thức và nhu cầu của sinh viên trường KHXH & NV về GDGT, CS SKSS (đơn vị %). Nhận xét: Trong số các yếu tố tác động đến nhận thức và nhu cầu của SV về GDGT thì Truyền thông đại chúng có tác động mạnh mẽ nhất (75%) tiếp đến là yếu tố nhóm bạn bè (23%) và nhà trường (2%). Như vậy có thể thấy vai trò quan trọng của truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền các kiến thức về GDGT cho SV. Đồng thời thấy được yếu tố gia đình và nhà trường vẫn chưa phát huy vai trò của chúng trong việc truyền tải các kiến thức về GDGT cho SV.
KẾT LUẬN
GDGT là một phần của quá trình giáo dục nói riêng và xã hội hóa nói chung, góp phần vào việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân. GDGT là một bộ phận hữu cơ của giáo dục đời sống gia đình, giúp thế hệ trẻ có được cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về đặc điểm giới tính, về quá trình sinh sản hay các bệnh lây nhiễm qua đường TD… Qua đó giới trẻ sẽ nâng cao nhận thức và làm thay đổi hành vi của bản thân theo hướng tích cực. Tuy nhiên qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi nhận thấy:
Lỗ hổng quan trọng nhất – Kiến thức về GDGT: Tuy số SV biết đến khái niệm liên quan đến GDGT có tỉ lệ cao, song con số thể hiện mức độ hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến GDGT (QHTDAT, vấn đề về giới tính…) lại rất hạn chế. Qua số liệu điều
là nhiều bạn trẻ có hiểu biết chưa đầy đủ thậm chí là sai lệch về các kiến thức liên quan đến GDGT và hệ quả để lại từ việc nhận thức như vậy sẽ là các hành vi sai lệch (nạo phá thai, QHTD trước hôn nhân…) ngày càng gia tăng.
Lỗ hổng từ những phương tiện truyền thông
Sự phát triển đáng kể của ngành truyền thông, hệ thống internet, các mạng xã hội… sinh viên giờ đây có thể tiếp xúc với nhiều luồng thông tin hơn các thế hệ trước. Điều này vô tình ẩn chứa cả hai mặt tốt và xấu.Trong số các yếu tố tác động đến nhận thức và nhu cầu của SV về GDGT thì Truyền thông đại chúng có tác động mạnh mẽ nhất, còn vai trò của gia đình – nơi bắt đầu của quá trình xã hội hóa cá nhân thì gần như không thể hiện tác động lớn đến các cá nhân. Như vậy có thể thấy vai trò quan trọng của truyền thông đại chúng trong việc tuyên truyền các kiến thức về GDGT cho SV. Đồng thời thấy được yếu tố gia đình và nhà trường vẫn chưa phát huy vai trò của chúng trong việc truyền tải các kiến thức về GDGT cho sinh viên.
Theo kết quả thống kê gần đây của Google, Việt Nam là một trong những nước có số câu lệnh tìm kiếm chứa từ “sex” nhiều nhất thế giới.Con số này khiến không ít người e ngại về tình hình giáo dục giới tính ở Việt Nam. Có bao nhiêu bạn trẻ biết gạn lọc những kiến thức lành mạnh và cần thiết cho mình? Nếu không biết cách chọn lọc để tiếp thu, những trang web sex, blog đen sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh viên và dẫn đến nhiều hành vi theo xu hướng tiêu cực.
Theo kết quả thu được thì phần đông sinh viên có mong muốn đưa GDGT và chăm sóc SKSS trở thành một môn học chính thức trong nhà trường.
Yếu tố thúc đẩy sinh viên tìm hiểu thông tin về giới tính là “Muốn bổ sung kiến thức cho mình”. Nhưng vì “Sợ sẽ bị người khác hiểu lầm là tìm hiểu thông tin không lành mạnh” đã làm cản trở việc tìm hiểu thông tin của học sinh. Các phương tiện truyền thông đại chúng như: Sách, báo, internet, tài liệu là các nguồn cung cấp thông tin mà sinh viên sử dụng để tìm hiểu nhiều nhất. Kiến thức về giới tính càng tăng cao theo năm học của sinh
viên. Việc có nhận thông tin về giới tính từ bạn bè sẽ giúp sinh viên có kiến thức về các vấn đề giới tính cao hơn. Các kết quả khảo sát trên là những chỉ báo thực tế và cụ thể thuận lợi cho việc nắm được tình trạng tìm hiểu thông tin về GDGT của sinh viên. Và giúp chúng ta định hướng trong việc lựa chọn tập trung vào nguồn thông tin nào hay đối tượng nào cho hiệu quả khi thiết kế các chương trình truyền thông về giới tính trong tương lai.
Vậy ta có thể thấy nhu cầu của sinh viên trường ĐHKHXH&NV về việc đưa GDGT trở thành một môn học chính thức trong các cấp bậc là rất cao. Tuy nhiên việc đưa GDGT vào trong nhà trường còn đang là vấn đề đang được bàn tính và trước thực trạng đó gia đình và nhà trường nên tìm các cách thức khác để giúp giới trẻ đặc biệt là lứa tuổi VTN – TN nâng cao nhận thức về GDGT nhằm tiến đến mục tiêu cao hơn là thay đổi hành vi của họ theo hướng tích cực
Phiếu Trưng Cầu Ý Kiến
Chào bạn, chúng tôi là sinh viên K55 Xã hội học, đang thực hiện một nghiên cứu về nhận thức và nhu cầu của sinh viên về giáo dục giới tính. Rất mong nhận được sự cộng tác và giúp đỡ của bạn. Những thông tin mà bạn cung cấp rất có ý nghĩa với đề tài nghiên cứu của chúng tôi! Giới tính:……… Bạn là sinh viên năm thứ:………..
Lưu ý: Bạn đọc vui lòng khoanh tròn vào câu trả lời mà bạn cho là đúng nhất.
1. Bạn có biết đến các khái niệm sau đây: giáo dục giới tính (GDGT), quan hệ tình dục an toàn, chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), biện pháp tránh thai an toàn… hay không ?
A. Có B. Không.
2. Hiện tại, bạn có đang tự tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến GDGT, SKSS không?
(có thể chọn nhiều lí do)
Phương án A. Có B. Không
Lí do a. Do nhu cầu bản thân thấy cần thiết nên muốn tìm hiểu kiến thức đó.
a. Do bản thân cảm thấy kiến thức đó không cần thiết.
b. Do được thỏa mãn trí
c. Do nhà trường chưa có các chương trình GDGT phù hợp với bản thân.
c. Do sợ người thân, bạn bè chê cười.
Lí do khác (xin ghi rõ):
……… ………
3. Nếu tự tìm hiểu kiến thức GDGT, SKSS…thì mức độ đó như thế nào ? A. Thường xuyên.
B. Thỉnh thoảng.
4. Theo bạn kênh nào sau đây ảnh hưởng đến bạn nhiều nhất trong việc tìm hiểu các kiến thức GDGT, SKSS (chỉ lựa chọn 1 phương án)
A. Nhóm bạn bè (qua trao đổi, giao tiếp…).
B. Phương tiện truyền thông đại chúng (sách, báo, Internet…). C. Gia đình.
D. Thầy cô và nhà trường.
E. Các hình thức khác ( xin ghi rõ):
………..
5. Theo bạn, như thế nào là quan hệ tình dục an toàn (QHTD) ?( có thể chọn nhiều đáp án) A. Không mang thai ngoài ý muốn.
B. Không lây truyền các bệnh qua đường tình dục (HIV/AIDS, lậu, giang mai…). C. Không có sự cưỡng bức, ép buộc trong QHTD.
6. Theo bạn, HIV/AIDS có thể lây từ người này sang người khác qua con đường nào sau đây?( có thể chọn nhiều đáp án).
A. QHTD không an toàn. B. Đường máu. C. Ôm hôn, bắt tay, dùng chung bát đĩa… D. Từ mẹ sang con. D. Muỗi đốt.
7. Hiện tại, bạn có đang tham gia vào các chương trình GDGT, chăm sóc SKSS của nhà trường ( CLB, tổ, đội, nhóm) hay các tổ chức khác không ?
A. Có. B. Không (chuyển sang câu 10).
8. Lí do nào khiến bạn tham gia vào các chương trình GDGT, SKSS của nhà trường? (có thể chọn nhiều phương án).
A. Do nhu cầu bản thân thấy cần thiết nên muốn tìm hiểu kiến thức đó. B. Do được thỏa mãn trí tò mò của bản thân về kiến thức.
D. Lí do khác (xin ghi rõ):
……… ………
9. Mức độ tham gia của bạn vào các chương trình GDGT, SKSS ở trên như thế nào? A. Thường xuyên.
B. Thỉnh thoảng. C. Không bao giờ.
10.Theo bạn, GDGT và SKSS có thực sự cần thiết trở thành 1 môn học chính thức trong các cấp học của hệ thống giáo dục nước ta không?
A. Cần thiết. B. Không cần thiết.
Cảm ơn bạn đã trả lời tất cả các câu hỏi trên. Chúng tôi xin cam kết với bạn rằng: mọi thông tin của phiếu trưng cầu ý kiến này chỉ dành cho mục đích nghiên cứu khoa học và đảm bảo tính khuyết danh cho người trả lời!
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 1
( Trường hợp nam sinh viên trường ĐHKHXH&NV)
Hỏi: Bạn là sinh viên năm mấy?
Đáp: Em là sinh viên năm thứ nhất trường ĐHKHXH&NV
Hỏi: Em học ở khoa nào?
Đáp: Em học khoa du lịch
Hỏi: Trước đây em có nghe đến những nội dung kiến thức về sức khỏe sinh sản, giáo dục
giới tính hay không?
Đáp: Có ạ
Đáp: Qua quá trình tìm hiểu em biết các biện pháp phòng tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, các biện pháp tránh thai
Hỏi: Những kiến thức mà em được biết không có nhiều đúng không?
Đáp: Vâng ạ
Hỏi: Những kiến thức ấy em có cảm thấy phù hợp với bản thân mình hay không?
Đáp:Em nghĩ là nó phù hợp
Hỏi: Thế tại sao nó phù hợp nhỉ?
Đáp: Cơ bản lúc ấy em cũng cảm thấy biết rồi. Em nghĩ lúc ấy em cần biết nên nó phù
hợp, đơn giản thế thôi
Hỏi: Em có nghĩ rằng những kiến thức về SKSS là những kiến thức ai cũng cần phải biết
không?
Đáp: Vâng ạ
Hỏi: Theo em nếu nó cần thiết như thế thì nó có liên quan gì đến nhu cầu của mình không, ví dụ như là: Mình muốn biết rất nhiều trong khi những phương tiện như môi trường gia đình, nhà trường, sách báo không có nhiều thì mình có cho rằng nhu cầu tìm hiểu ấy không được đáp ứng hay không?
Đáp: Có mà. Thường thì nhiều vấn đề tế nhị khi mà hỏi các bậc phụ huynh thì đa số
thường lơ đi
Hỏi: Bạn có hay trao đổi với bạn bè về những vấn đề này không?
Đáp: Thi thoảng
Hỏi: Thời gian các bạn trao đổi thường kéo dài bao lâu
Hỏi: Trước kia bạn hay nghe qua những phương tiện nào?
Đáp: Trước kia em nghe qua thầy cô, nhà trường cũng dạy. Nhưng tại vấn đề nhạy cảm
nên cũng không hiệu quả. Hầu hết bọn em tự tìm hiểu trên mạng, còn ở gia đình cũng ít thôi
Hỏi: Theo bạn phương tiện nào ảnh hưởng nhiều nhất tới bạn trong việc tiếp thu những
vấn đề ấy?
Đáp: Em nghĩ là trên mạng
Hỏi: Trường nhân văn có một câu lạc bộ hoạt động về lĩnh vực này, bạn có sẵn sàng
tham gia không?
Đáp: Có ạ
Hỏi:Bạn đánh giá như thế nào về nhận thức chung của sinh viên về vấn đề này?
Đáp: Em thấy tất cả đều lấy từ kinh nghiệm bản thân mà chia sẻ cho nhau, nó mang tính
chất chủ quan và không mang tính khách quan chút nào. Nếu mà để nói là đáp ứng một cách đầy đủ thì em nghĩ là có câu lạc bộ nào mà nó tư vấn một cách đầy đủ và trực tiếp mà mọi người không phải đưa ý kiến chủ quan của mình và họ được đưa câu hỏi một cách thẳng thắn thì nó sẽ đáp ứng một cách đầy đủ. Thứ hai là vì trên mạng những kiến thức chưa chắc đã là đúng
Hỏi: Vâng cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn cho đề tài này của nhóm mình. Cảm
ơn bạn rất nhiều!!!
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2
Hỏi: Chào bạn, mình là sinh viên lớp k55 Xã hội học nhóm mình đang thực hiện nghiên cứu về nhu cầu và nhận thức của sinh viên về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản. Bạn có thể giới thiệu qua về mình được không?
Đáp: Mình là sinh viên năm thứ hai, trường ĐH KHXH và NV
Hỏi: Bạn đã từng bao giờ nghe tới các khái niệm như là giáo dục giới tính, các biện pháp
tránh thai an toàn như bao cao su hoặc là những khái niệm có liên quan tới sức khỏe sinh sản hay chưa?
Đáp: Nói chung là từ cấp 3, thầy cô giảng dạy thì mình cũng có được biết, bây giờ là sinh
viên năm thứ 2 thì mình cũng bắt được vài phần về kiến thức sức khỏe sinh sản và giới tính.
Hỏi: Bạn hiểu như thế nào về quan hệ tình dục an toàn hay không?
Đáp: ừ, mình hiểu!
Hỏi: QHTD an toàn nó bao gồm những yếu tố như thế nào?
Đáp: Nói chung là QHTD an toàn nghĩa là không mang thai ngoài ý muốn, không mắc
các bệnh lây truyền qua đường TD
Hỏi: Theo có thêm các yếu tố nữa là bạo lực trong QHTD hay không?
Đáp: có
Hỏi: Trước đây bạn đã từng nghe rất nhiều khái niệm như thế thì bạn nghe qua những
phương tiện nào?
Đáp: Mình hiểu qua báo là nhiều,trên mạng và qua một số bạn bè
Hỏi: Những kiến thức như vậy có giúp ích cho bạn trong cuộc sống hay không?
Đáp: Có, mình nghĩ đó là những kiến thức mọi người cần biết để có thể phòng tránh
Hỏi: Bạn có biết ở trường mình có câu lạc bộ hoặc nhóm nào hoạt động về lĩnh vực này hay không?
Đáp: Không, mình không biết
Hỏi: Nếu có một câu lạc bộ hoặc nhóm nào hoạt động vè lĩnh vực này thì bạn có sẵn sàng
tham gia để trở thành một thành viên trong đó đi tuyên truyền những kiến thức này cho người khác hay không?
Đáp: Nếu có mình sẵn sàng tham gia cả hai tay
Hỏi: Rất cảm ơn bạn về cuộc phỏng vấn này
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3
(Trường hợp phỏng vấn nữ sinh viên trường ĐHKHXH&NV)
Hỏi: Chào bạn mình là sinh viên lớp k55 Xã hội học, chúng mình có thực hiện một
nghiên cứu nhận thức và nhu cầu của sinh viên về giáo dục giới tính rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn.
Đáp: Vâng
Hỏi: Trước đây bạn đã từng nghe tới khái niệm về giáo dục giới tính và SKSS hay chưa?
Đáp: Có, em đã nghe qua từ hồi cấp 2
Hỏi: Hồi đó bạn có được tiếp xúc với nhiều tài liệu về những kiến thức đó hay không?
Đáp: Hồi cấp 2 bọn em mới chỉ được giới thiệu sơ qua về những kiến thức căn bản chứ
chưa chuyên sâu về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản
Hỏi: Khi đó thì nhà trường hay gia đình cung cấp những thông tin về vấn đề đó nhiều
hơn?
Đáp: Chủ yếu là nhà trường ở cấp 2
Hỏi: Bố mẹ không hay nói chuyện về vấn đề GDGT hay chăm sóc SKSS phải không?
Đáp: Vâng
Hỏi: Hiện nay lên đại học bạn có cảm thấy nhữg kiến thức về GDGT và SKSS cần thiết
đối với bản thân mình hay không?
Đáp: Có ạ, sinh viên thì sống xa nhà thường hay có quan hệ sống thử nên việc GDGT và
chăm sóc SKSS là vô cùng cần thiết
Hỏi: Theo bạn thì vì sao nó lại cần thiết?
Đáp: Đứng trên lập trường là con gái tất nhiên là phải giữ gìn bản thân để không bị vấp
phải những cái ngoài ý muốn như là mang thai ngoài ý muốn hay lây truyền các bệnh tình dục
Hỏi: Mình xin hỏi bạn nhận thức như thế nào về quan hệ tình dục an toàn?
Đáp: QHTD an toàn là dùng bao cao su khi quan hệ tình dục, hình như có mỗi thế
Hỏi: Đó cũng là một trong những yếu tố về QHTD an toàn, theo mình trong cuộc sống
Đáp: Dạ vâng, đó cũng có thể là một phần. Theo em thì cưỡng đoạt nếu vẫn sử dụng bao cao su thì đó là QHTD an toàn
Hỏi: Hiện nay bạn có thường xuyên tiếp xúc với các kiến thức về GDGT và chăm sóc
SKSS hay không?
Đáp: Em cũng chỉ thỉnh thoảng đọc hoặc xem ở trên mạng hoặc trên facebook
Hỏi: Đó là những kiến thức chuyên sâu hay chỉ sơ qua
Đáp: Thực ra đó là những câu chuyện mà bạn bè chia sẻ trên mạng
Hỏi: Bạn có biết ở trường mình có câu lạc bộ, tổ đội, nhóm hoạt động về lĩnh vực này
hay không?
Đáp: Em có
Hỏi: Vậy bạn có sẵn sàng tham gia hay không?
Đáp: Tất nhiên là có vì mình có thể chia sẻ kiến thức với những thành viên khác. Hỏi:
Hiện nay sinh viên được học và tiếp xúc với rất nhiều phương tiện khác nhau. Theo bạn