Bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính (Trang 28 - 30)

Hội nghị thượng đỉnh của thế giới họp tại Rio de Janeiro tháng 3/1992 đưa ra công ước về biến đổi khí hậu. Ngày 16/10/1994 nước ta đã phê chuẩn và tham gia kí công ước này. Theo công ước thì tất cả các nước đểu phải kiểm soát nghiêm ngặt các khí thải gây “hiệu ứng nhà kính” vào năm 2000 chỉ còn bằng năm 1999. Việt Nam cũng đã chính thức tham gia và phê chuẩn công ước viên về bảo vệ tầng ozon (1983) và Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon cùng những sửa đổi bổ sung các nghị định tháng 1/1994, chương trình quốc gia về bảo vệ tầng ozon của nước ta như sau:

• Đến ngày 1/7/1999 mức tiêu thụ chất CFC phải giữ nguyên bằng mức trung bình của thời kỳ năm 1995 - 1997;

• Đến năm 2005 cắt giảm 50% mức tiêu thụ CFC so với mức trung bình thời kỳ năm 1995 - 1997;

• Đến năm 2010: Loại trừ hoàn toàn chất CFC;

• Đến năm 2040: Loại trừ hoàn toàn chất HCFC-22 (Freon-22; CHF2Cl).

• Trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, việc bảo vệ môi trường đã được đưa vào danh sách những vấn đề ưu tiên của chính phủ. Chiến lược môi trường quốc gia đã được xây dựng, một bộ phận chịu trách nhiệm về các vấn đề đã được thiết lập, luật quốc gia về bảo vệ môi trường đã được thông qua. Chính phủ đã tiến hành một loạt các kế hoạch:

• Trồng mới 5 triệu hecta rừng vào năm 2010.

• Phát động phong trào giữ gìn môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp” hàng năm. • Nạo vét các kênh rạch .

• Khôi phục các khu rừng ngập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

• Bảo vệ các khu rừng quốc gia nằm rải rác từ các vùng núi phía Bắc cho đến khu vực Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.

• Đóng cửa những cơ sở, nhà máy không đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải.

• Các khu công nghiệp tiến tới thực hiện sản xuất sạch và quy hoạch các khu sản xuất sạch dành cho các doanh nghiệp mới.

• Xây dựng các khu dân cư, khu công nghiệp và các công trình công cộng tuân thủ theo quy hoạch tổng thể về cảnh quan và môi trường, tạo sự hài hòa và góp phần giảm lượng khí thải ra môi trường.

KẾT LUẬN

Cho đến nay người ta vẫn cho rằng có quá nhiều cacbon dioxide trong không khí là do đốn hạ cây xanh quá mức là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính trên toàn cầu. Tuy nhiên, các nhà khoa học Trung Quốc và Mỹ mới đây đã cho biết, hiệu ứng nhà kính đã bắt đầu cách đây khoảng 5.000 năm. Kết quả dựa trên những nghiên cứu các di vật được khai quật từ những tàn tích thuộc vùng Neolithic – Sơn Đông, Trung Quốc trong vòng 10 năm qua. Cho dù vậy hiện nay hàm lượng của khí nhà kính đang ngày một gia tăng mà nguyên nhân sâu xa không ai khác chính là do những hoạt động của con người. Việc sử dụng quá lớn các nhiên liệu hóa thạch, phục vụ cho các quá trình công nghiệp, các hoạt động giao thông, cho sinh hoạt và do các hoạt động thiếu ý thức của con người đã gây ra thảm họa đối với môi trường sinh thái hiện nay. Rất nhiều loài sinh vật trên thế giới đang bị thu hẹp và đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, môi trường tự nhiên bị xáo trộn và các ảnh hưởng do thiên tai liên tiếp xảy ra với cường độ lớn. Và trong tương lai, con người sẽ phải trả giá cho những hành động mà họ đã gây ra. Hiện nay con người đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm khắc phục, cải tạo môi trường tự nhiên. Tuy nhiên môi trường tự nhiên sẽ có những chuyển biến như thế nào thì đó phải là một quá trình lâu dài và phụ thuộc không ai khác ngoài những hành động có ý thức của chúng ta.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về hiệu ứng nhà kính (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w