(Submedian region) 1,71-3,0 Tâm lệch giữa (Submetacentric chromosome) Sm Ở vùng gần tận (Subterminal region) 3,01-7,0 Tâm lệch mút (Subtelocentric chromosome) St Ở vùng tận (Terminal region) > 7,0 Tâm mút (Telocentric chromosome) T
Vị trí tâm động được biểu thị bằng chỉ số tâm động (r) và được xác định bằng tỉ số giữa chiều dài tương đối của cánh dài (q) so với cánh ngắn (p) của mỗi NST.
- Xây dựng nhân đồ (Karyogram) và sơ đồ NST (Idiogram)
+ Nhân đồ: Là hình ảnh hay hình vẽ biểu hiện bộ NST theo số lượng, kích thước và hình dạng trong đó có sự sắp xếp lại các NST theo một quy luật nhất định (theo cặp đồng dạng và theo thứ tự từ NST dài nhất đến NST ngắn nhất) [17].
+ Sơ đồ NST: Là hình vẽ hay ảnh chụp bộ NST đã được duỗi thẳng, được xếp lại theo từng cặp hay từng chiếc với thứ tự từ NST dài nhất đến NST ngắn nhất (thường thể hiện ở dạng đơn bội) [17].
Số liệu được xử lý bằng phương pháp thống kê sinh học trên máy vi tính trong chương trình Microsoft Excel 2010 để tính trị số chiều dài cánh dài (q), chiều dài cánh ngắn (p), chiều dài NST, tỉ lệ giữa cánh dài và cánh ngắn (r), độ lệch chuẩn (SE) và vẽ biểu đồ biểu diễn kiểu nhân các giống hành tỏi nghiên cứu.
II.3. Thời gian nghiên cứu:
Đề tài được tiến hành từ tháng 06/2013 đến tháng 9/2014.
II.4. Địa điểm nghiên cứu:
- Mẫu (củ hành, tỏi, kiệu) được mua tại các chợ quê nơi có trồng các giống đó.
- Củ giống được trồng tại vườn thực nghiệm Khoa Sinh học- Trường ĐHSP Hà Nội và vườn của gia đình để nghiên cứu đặc điểm nông sinh học.
- Phân tích đặc điểm di truyền nhiễm sắc thể được thực hiện tại phòng thí nghiệm của bộ môn Di truyền học – Khoa Sinh học trường ĐHSP Hà Nội và tại phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học trường THPT Nguyễn Đức Thuận.
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
III.1. Kết quả thu thập và phân tích một số đặc điểm hình thái, nông học của các giống hành Allium
III.1.1. Kết quả thu thập một số giống hành tỏi địa phương có giá trị kinh tế
Tổng số 13 giống thuộc chi Allium đã thu thập được. Phân tích đặc điểm hình thái, nông học của các giống thu được kết quả trình bày ở bảng 3. Dựa trên đặc điểm hình thái của các giống (bảng 3) đã xác định được 4 loài thuộc chi Allium: Hành ta, Allium asscalonicum L. (4 giống); Tỏi ta, Allium
sativum L. (7 giống); Hành tăm, Allium schoenoprasum L.(01 giống); Kiệu
(Allium chinese (01 giống).
III.1.2. Đặc điểm hình thái, nông sinh học của các giống hành:
Hành ta Nam Định: Thân hành, lá màu xanh lục thẫm, gốc lá màu tía
sẫm, thân lá màu xanh lục thẫm. Chiều dài thân lá đạt từ 40-50cm, đường kính lá đạt từ 0,2-0,4cm.
Hình 3.1. Hình thái củ giống hành ta Nam Định
Củ to, tròn, nhẵn, vỏ củ màu tía sẫm. Đường kính củ đạt từ 1,5-2,5cm. Chiều dài củ đạt từ 2-3,0cm (hình 3.1). Khả năng ra rễ nhanh. Công dụng chủ yếu dùng củ làm gia vị trong các món ăn. Củ được phơi khô để dùng dần từ vụ này sang vụ khác.
Bảng 3: Một số đặc điểm nông sinh học của các giống thuộc chi Hành (Allium) đã thu thập ST T (1) Tên gọi theo địa phương (2)
Đặc điểm nông sinh học Phân
loại giống