Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Hình thành một số kiến thức mới bằng giải bài tập vật lí 10 THPT (Trang 55)

8. Cấu trúc của khóa luận

3.1.2.Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Để đạt được mục đích nêu trên, thực nghiệm sư phạm cần giải quyết một số nhiệm vụ sau:

- Điều tra cơ bản để lựa chọn lớp TN, lớp ĐC và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ cho công tác TNSP.

- Tiến hành dạy thực nghiệm sư phạm các bài học theo tiến trình đã soạn thảo trong đó có sử dụng các bài tập đã xây dựng.

- Xử lí, phân tích kết quả, đồng thời so sánh, đối chiếu kết quả học tập của lớp TN với lớp ĐC để sơ bộ đánh giá hiệu quả của đề tài đã nghiên cứu.

3.2. Đối tƣợng TNSP

Đối tượng TNSP là HS lớp 10 (học chương trình cơ bản) trường THPT Lý Thái Tổ (Bắc Ninh).

3.3. Tiến hành TNSP

TNSP được tiến hành trong thời gian thực tập sư phạm tại trường THPT Lý Thái Tổ, từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2015.

Do đó, trước khi tiến hành chúng tôi đã gặp tổ trưởng bộ môn vật lí và nhờ chọn hai GV thực nghiệm thỏa mãn tương đương nhau một số tiêu chuẩn: 1. Có trình độ chuyên môn – nghiệp vụ vững vàng.

47

3. Dạy ít nhất hai lớp 10 học chương trình cơ bản.

Tiếp theo, chúng tôi sẽ gặp gỡ GV đã chọn, xem xét và chọn cặp lớp ĐC và lớp TN trong số các lớp 10 mà các GV đó dạy tương đương về mọi mặt (kết quả học tập ở THCS và lớp 10; kết quả học tập các môn có liên quan khác như toán, hóa, sinh…; ảnh hưởng của địa phương; trang thiết bị học tập trong lớp và các yếu tố khách quan khác). Nhóm TN chúng tôi chọn được hai lớp (10A2 và 10A5) có 91 HS, nhóm ĐC cũng chọn được hai lớp (10A3 và 10A4) có 85 HS.

Do điều kiện thời gian tiến hành ngắn, chúng tôi chỉ tiến hành TNSP bài “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng”.

Ở lớp TN, GV dạy theo giáo án trong đó có sử dụng hệ thống bài tập và cách tổ chức sử dụng trong việc hình thành KTM.

Ở lớp ĐC, GV dạy bình thường (theo cách thức của GV thường dùng).

3.4. Kết quả TNSP

Để đánh giá kết quả TNSP, chúng tôi tiến hành như sau:

- Dự giờ các lớp TN và các lớp ĐC, quan sát, ghi chép hoạt động của GV và HS.

- Sau mỗi giờ học, tổ chức rút kinh nghiệm với GV thực nghiệm nhằm hoàn thiện nội dung bài tập (đề bài), cách thức tổ chức hướng dẫn HS giải bài tập. Đồng thời, yêu cầu HS thuộc các đối tượng trên làm bài kiểm tra 15 phút (trắc nghiệm khách quan) sau tiết học. Các câu hỏi trong đề kiểm tra đều có bốn phương án để lựa chọn, không có câu nào giống hệt câu hỏi trong SGK và sách bài tập. Đề bài được in sẵn và phát cho mỗi HS một đề, các em ngồi gần nhau làm bài với đề khác nhau bằng cách chuyển đề gốc (đảo thứ tự các câu hỏi và các phương án trả lời trong mỗi câu hỏi).

Nội dung bài kiểm tra 15 phút như sau: Câu 1: Động lượng là đại lượng véctơ:

48

A. Cùng phương, cùng chiều với vectơ vận tốc. B. Cùng phương, ngược chiều với vectơ vận tốc. C. Có phương vuông góc với vectơ vận tốc.

D. Có phương hợp với vectơ vận tốc một góc  bất kỳ.

Câu 2: Một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v . Động lượng của vật có thể được xác định bằng biểu thức:

A. pmv B. pmv C. pmv D. pmv2

Câu 3: Đơn vị của động lượng là: A. kg.m/s

B. kg.m.s C. kg.m2/s D. kg.m/s2

Câu 4: Một vật có khối lượng 2kg thả rơi tự do từ độ cao 20m xuống mặt đất. Độ biến thiên động lượng của vật trước khi chạm đất là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.

A. p = 40 kgm/s

B. p = - 40 kgm/s

C. p = 20 kgm/s D. p = - 20 kgm/s (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 5: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Động lượng là một đại lượng véctơ.

B. Xung lượng của lực là một đại lượng véctơ. C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.

49

D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

Câu 6: Vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc v. Sau thời gian bằng một chu kì, độ biến thiên động lượng của vật là:

A. – mv B. – 2mv C. mv D. 0

Câu 7: Toa xe thứ nhất có khối lượng 3 tấn chạy với vận tốc 4m/s đến va chạm đàn hồi với toa xe thứ hai đứng yên có khối lượng 5 tấn làm toa này chạy với vận tốc 3m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động ban đầu của toa xe thứ nhất. Sau va chạm toa thứ nhất chuyển động với vận tốc:

A. – 1 m/s B. 9 m/s C. – 9 m/s D. 1 m/s

Câu 8: Một quả bóng nặng 0,5kg bay ngang tới chân người cầu thủ với vận tốc 2m/s. Cầu thủ này đá bóng làm cho nó bay ngược trở lại với vận tốc 3m/s. Chọn chiều dương là chiều chuyển động lúc sau của quả bóng. Tính xung lượng của lực mà người cầu thủ đó đá bóng.

A. 0,5 N B. 1,5 N C. - 2,5 N D. 2,5 N

Câu 9: Một vật có khối lượng 0,7kg đang chuyển động nằm ngang với tốc độ 5m/s thì va vào bức tường thẳng đứng. Nó nảy trở lại với tốc độ 2m/s. Độ thay đổi động lượng của nó là?

50 B. 1,1 kg.m/s

C. 3,5 kg.m/s D. 2,45 kg.m/s

Câu 10: Hai vật có cùng động lượng nhưng có khối lượng khác nhau, cùng bắt đầu chuyển động trên một mặt phẳng và bị dừng lại do ma sát. Hệ số ma sát là như nhau. Hãy so sánh thời gian chuyển động của mỗi vật cho tới khi bị dừng?

A. Thời gian chuyển động của vật có khối lượng lớn dài hơn. B. Thời gian chuyển động của vật có khối lượng nhỏ dài hơn. C. Thời gian chuyển động của hai vật bằng nhau.

D. Thiếu dữ kiện không kết luận được.

Kết quả TNSP được thống kê trong bảng dưới đây: Điểm Nhóm HS thực nghiệm (91 HS) Nhóm HS đối chứng (85 HS) 0 0 0 1 0 0 2 0 1 3 0 7 4 5 15 5 17 23 6 19 11 7 33 22 8 14 5 9 3 1 10 0 0 Trung bình 6,47 5,49 3.5. Phân tích kết quả TNSP

51

3.5.1. Phân tích định tính

Dựa vào các tiêu chí ở mục 1.8 (chương 1), chúng tôi xem xét chất lượng , mức độ nắm vững kiến thức và năng lực giải quyết vấn đề của HS các lớp TN và lớp ĐC nói trên. Qua dự giờ tiết học NCTLM (bài 23: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng) và tiết bài tập liên quan, chúng tôi nhận thấy chất lượng nắm vững kiến thức của HS các lớp TN cao hơn hẳn so với lớp ĐC.

Cụ thể, chúng tôi nhận thấy chất lượng nắm vững kiến thức của các lớp được thể hiện như sau:

- Kết thúc mỗi phần học, bài học, phần lớn HS ở lớp TN có thể nhắc lại đúng nội hàm kiến thức mà không cần nhìn sách, vở hay GV nhắc (như nhắc khái niệm động lượng, độ biến thiên động lượng cảu vật trong khoảng thời gian nào đó). Đặc biệt, các em nhớ và hiểu sâu các kiến thức sau khi học bài mới như: động lượng là đại lượng đặc trưng cho chuyển động của vật về mặt động lực học. Trong khi đó, ở lớp ĐC còn nhiều em chưa nắm được bài trên lớp (không nhắc lại được các kiến thức vừa học).

- HS các lớp TN có định hướng nhanh phương án và vận dụng chính xác kiến thức đã học vào giải bài tập, đa số các em đều viết đúng được định luật bảo toàn động lượng. Với HS các lớp đối chứng, việc giải bài tập vận dụng cuối giờ mất nhiều thời gian hơn.

Xét tới năng lực giải quyết vấn đề của HS ở các lớp TN và các lớp ĐC, nhận thấy:

- Trong tiết học NCTLM, HS ở lớp TN tỏ ra tích cực, chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh KTM so với HS lớp ĐC. Các em tiếp nhận và giải quyết vấn đề nhanh hơn, số lượng HS xung phong trả lời các câu hỏi GV đặt ra nhiều hơn. Cụ thể, khi đưa vào bài tập 7, HS dễ dàng xác định được đầu bài cho vật m dưới tác dụng của lực F không đổi, sau thời gian t vận tốc của vật thay đổi từ v1 đến v2; xác định được cái phải tìm là mối liên hệ giữa F,

52

1

v , v2 và m. HS biết để giải quyết vấn đề trên cần phải xác định mối quan hệ giữa lực tác dụng với gia tốc mà vật nhận được và mối quan hệ giữa gia tốc này với độ biến thiên vận tốc trong khoảng thời gian lực tác dụng lên vật.

3.5.2. Phân tích định lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả bài kiểm tra 15 phút của hai nhóm HS cũng phản ánh phần nào chất lượng nắm vững kiến thức của các em. Không chỉ điểm trung bình của nhóm HS thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của nhóm HS đối chứng mà tỉ lệ các em đạt điểm cao cũng nhiều hơn so với lớp đối chứng.

Tóm lại, các kết quả thu được trong TNSP về căn bản bước đầu nhận định được hệ thống bài tập đã biên soạn cũng như tiến trình tổ chức HS giải bài tập nhằm hình thành KTM để nâng cao chất lượng dạy học và góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

53

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Sau khi tổ chức các lớp TNSP, qua quá trình theo dõi, phân tích và đánh giá các kết quả thu được, kết hợp với trao đổi với GV, HS đã cho thấy giả thuyết khoa học của đề tài là đúng đắn.

Hệ thống bài tập và tiến trình hướng dẫn HS giải nó mà chúng tôi đã soạn thảo có tác dụng rõ rệt trong việc giúp HS nắm vững kiến thức cơ bản.

Các kết quả thực nghiệm đã khẳng định rằng, hệ thống bài tập cùng với tiến trình dạy học đã soạn thảo là rất khả thi. Nếu xây dựng được hệ thống bài tập và sử dụng nó trong dạy học hình thành KTM vật lí lớp 10 THPT theo cách chúng tôi soạn thảo sẽ góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS cũng như giúp HS vượt qua những khó khăn, khắc phục những quan niệm sai lầm vốn có của HS.

Tuy nhiên, vì thời gian thực nghiệm có giới hạn nên đề tài chỉ chứng minh trong một phạm vi hẹp. Để đề tài đạt được thành công trong phạm vi rộng hơn cần phải có những yêu cầu cao hơn, cụ thể: Cần phải tiến hành thực nghiệm trên nhiều đối tượng HS hơn, đồng thời tiến hành cho HS hai nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng cùng làm một số bài kiểm tra nữa, từ các kết quả ấy cần tính các tham số đặc trưng: Trung bình cộng X (đặc trưng cho sự tập trung của số liệu), phương sai 2

S , độ lệch chuẩn S (đo mức độ phân tán xung quanh X , S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán), lập bảng phân phối tần số lũy tích, thu được kết quả kiểm định thống kê toán học. Từ đó, phân tích, nhận xét khẳng định một lần nữa hiệu quả của đề tài.

54

KẾT LUẬN

Trong quá trình thực hiện khóa luận này, đối chiếu với mục đích nghiên cứu, đề tài cơ bản đã hoàn thành được những nhiệm vụ đã đặt ra:

1. Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về BTVL; quan niệm về BTVL, tác dụng của BTVL, phân loại BTVL, sử dụng BTVL trong các loại bài học, hướng dẫn HS tìm kiếm lời giải BTVL nhằm hình thành KTM.

2. Điều tra thực trạng dạy học BTVL của GV và HS lớp 10 THPT Lý Thái Tổ (Ban Cơ bản) trong một số tiết học NCTLM.

3. Lựa chọn và xác định mục tiêu 5 tiết học có thể dùng BTVL để hình thành KTM cho HS: Lực đàn hồi của lò xo. Định luật Húc; Lực hướng tâm; Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng; Công suất; Cơ năng.

4. Xây dựng và đề ra cách sử dụng hệ thống BTVL nhằm hình thành KTM trong các tiết học kể trên góp phần nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức, phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

5. Tiến hành TNSP tại lớp 10A2, 10A3, 10A4, 10A5 ở trường THPT Lý Thái Tổ (Bắc Ninh) nhằm nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập và cách thức hướng dẫn HS giải chúng trong một số tiết học NCTLM nhằm nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Kết quả bước đầu đã xác nhận được hiệu quả của việc sử dụng hệ thống bài tập trong hình thành KTM cho HS so với phương pháp dạy học cũ (GV diễn giải theo cách thông thường).

Quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi rút ra nhận định: Với việc xây dựng và đề ra cách sử dụng hệ thống bài tập nhằm hình thành KTM một cách hợp lí, coi trọng việc hướng dẫn HS tích cực, tự lực hoạt động tư duy trong quá trình giải bài tập thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn. Đặc biệt, việc làm đó sẽ phát huy được khả năng tích cực tìm tòi, sáng tạo và làm việc tự lực của HS.

55

Do thời gian và điều kiện hạn chế nên chúng tôi chỉ tiến hành TNSP được một bài học “Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng; và chỉ ở một trường THPT. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành TNSP với những bài học còn lại ở các trường THPT khác nhau với cương vị mới là GV trường THPT. Thông qua đó, sẽ đánh giá khái quát tính khả thi và hiệu quả của hệ thống bài tập hình thành KTM đã soạn thảo cũng như cách thức hướng dẫn HS giải chúng trong một số tiết học NCTLM nhằm nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Qua đó, nghiên cứu để xây dựng hệ thống bài tập và đề ra cách hướng dẫn HS giải hệ thống bài tập hợp lí, phù hợp với điều kiện thực tế dạy học hiện nay. Đồng thời, đề tài sẽ được tiếp tục mở rộng cho các tiết học NCTLM khác của sách giáo khoa vật lí phổ thông.

Quá trình hoàn thành đề tài, chúng tô cũng đưa ra một vài kiến nghị: - Trong quá trình dạy học bộ môn vật lí, GV cần chú trọng hơn nữa vai trò của BTVL trong việc hình thành KTM ở các tiết học NCTLM ở trường THPT. Đồng thời, quan tâm tới vấn đề xây dựng hệ thống bài tập nhằm hình thành KTM cho HS trong các tiết học NCTLM và đề ra cách sử dụng chúng trong các tiết học đó, tạo hiệu quả nâng cao chất lượng nắm vững kiến thức và góp phần phát triển năng lực giải quyết đề bộ môn vật lí của HS.

- Cần xác định được mục tiêu và trọng tâm của các tiết học NCTLM, kết hợp với cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành KTM về vật lí bằng giải bài tập, từ đó lựa chọn được hệ thống bài tập thích hợp đối với việc hình thành mỗi KTM, phù hợp với yêu cầu của công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].Lương Duyên Bình – Nguyễn Xuân Chi – Tô Giang – Trần Chí Minh – Vũ Quang – Bùi Gia Thịnh. Vật lí 10, NXB Giáo Dục, 2008.

[2]. Đanilôv M.A – Xcatkin M.N. Lí luận dạy học của trường phổ thông, NXB Giáo dục, 1980.

[3]. Nguyễn Văn Đồng – An Văn Chiêu – Nguyễn Trọng Di. Phương pháp giảng dạy vật lý ở trường phổ thông, tập 1, NXB Giáo Dục, 1979.

[4]. Gônôbôlin Ph.N. Những phẩm chất tâm lí của người giáo viên, tập 1, NXB Giáo dục, 1977.

[5]. Nguyễn Thị Thu Hương. Sử dụng bài tập hình thành kiến thức mới trong dạy học chương “Các định luật bảo toàn” Vật lý 10 THPT. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, 2012.

[6]. Nguyễn Thế Khôi. Một phương án xây dựng bài tập phần động lực học lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề. Luận án Phó TS, Trường Đại học Sư (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hình thành một số kiến thức mới bằng giải bài tập vật lí 10 THPT (Trang 55)