- Đề nghị tỉnh và huyện quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là kinh phí tuyên truyền (ngành dân số công tác tuyên truyền, vận động là chủ đạo). Chỉ đạo các ngành, đoàn thể khác vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của mình, phối hợp chặt chẽ đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục và vận động xã hội nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của từng cán bộ, đảng viên, của mỗi người dân để thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.
- Đề nghị các cấp có thẩm quyền sớm ban hành Luật dân số và có chế tài xử lý các trường hợp vi phạm chính sách Dân số một cách có hiệu quả, đặc biệt chú trọng đến việc xử lý các trường hợp sinh con thứ ba trở lên và lựa chọn giới tính khi sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động Dân số - KHHGĐ tại cơ sở góp phần nâng cao nhận thức và vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong việc chỉ đạo và thực hiện công tác DS- KHHGĐ.
- Đề nghị tỉnh giao các chỉ tiêu về DS- KHHGĐ theo hướng phù hợpp với đặc thù của từng địa phương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sổ tay Tuyên truyền viên dân số - y tế cơ sở, Tổng cục dân số KHHGĐ, năm 2009
2. Tài liệu đào tạo nhân viên – SKGĐ cấp cơ sở, Ủy ban quốc gia DS-KHHGĐ, 1999
3. Dân số - Sức khỏe sinh sản và KHHGĐ Việt Nam, 2001
4. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ cơ sở về công tác Dân số, gia đình và trẻ em. Ủy ban dân số, gia đình và Trẻ em, 2005
5. Giáo trình dân số, Đại học quốc gia Hà Nội, 2009
6. Giáo trình thực hiện tiếp thị xã hội các Phương tiện tránh thai, Tổng cục dân số năm 2012
7. Sổ tay truyền thông, giáo dục và tư vấn sức khỏe, Bộ Y tế, 2005
8. Sổ tay SKSS gia đình Dự án bình đẳng giới trong CSSKSS, NXB Y học, 2001
9. Tài liệu hỏi đáp dành cho cán bộ chuyên trách cơ sở, Tổng cục dân số năm 2012
10. Tài liệu Dự thảo lần 5 Chuẩn quốc gia về các dịch vụ CSSKSS, Bộ Y tế, 2008.
11. Báo cáo tổng kết năm 2015, 1016 của Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đình huyện Thường Xuân.