Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:

Một phần của tài liệu Cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND xã quảng trường, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 29)

- Việc chỉ đạo nắm bắt tình hình, phát hiện các loại đối tượng của các tổ

b)Nguyên nhân tồn tại, hạn chế:

+ Về chủ quan : Tư tưởng bảo thủ của một số cán bộ đảng viên chậm

được khắc phục, công tác chỉ đạo điều hành của UBND có thời điểm chưa kiên quyết, quyết liệt

Năng lực chỉ đạo điều hành của một số cán bộ công chức cấp xã, cán bộ thôn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Một số cán bộ cấp xã chưa sát cơ sở để làm tốt công tác dân vận và công tác tuyên truyền.

+ Về khách quan : Thời tiết thiên nhiên diễn biến phức tạp, dịch bệnh liên tục xảy ra. Tác động của mặt trái cơ chế thị trường, kinh tế thế giới và trong nước trong thời kỳ suy thoái, giá cả các mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống không ổn định.

2.5. Bài học kinh nghiệm.

Phải có sự đoàn kết thông nhất cao trong đội ngũ cán bộ, mỗi cán bộ công chức phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình chủ động sáng tạo dám làm dám chịu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trong quản lý điều hành phải đồng bộ quyết liệt, đồng thời khai thác nội lực, ngoại lực để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

Chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ từ xã đến thôn. Phân công và giao nhiệm vụ cho cán bộ, công chức, lấy hiệu quả công tác để đánh giá phân loại cán bộ, công chức hàng năm.

CHƯƠNG 3

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ỦY BANNHÂN DÂN XÃ QUẢNG TRƯỜNG NHÂN DÂN XÃ QUẢNG TRƯỜNG

3.1. Mục Tiêu chung.

Tập trung phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh. Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu cây trồng có giá trị cao, khuyến khích dồn đất sản xuất cho người có khả năng đầu tư, áp dụng cơ giới triệt để trong gieo cấy, thu hoạch lúa. Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý, hiệu quả điều hành của chính quyền, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nâng cao chất lượng các tiêu chí NTM.

K1B1

3.2. Các chỉ tiêu chủ yếu và giải pháp thực hiện.3.2.1. Về phát triển kinh tế: 3.2.1. Về phát triển kinh tế:

Tăng cường đầu tư, đưa công nghiệp về nông thôn, xây dựng nông thôn mới, gắn liền phát triển kinh tế với đào tạo con người mới ở nông thôn. Mở rộng các mô hình kinh tế theo hướng đầu tư về khoa học công nghệ, áp dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hình thành các vùng chuyên canh, các khu sản xuất tập trung,… nhân rộng các mô hình kinh tế trang trại, nông trại, khai thác tốt các chính sách của nhà nước về hỗ trợ vốn sản xuất cho nông dân.

Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với nhân dân. Thực hiện lồng ghép các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, khuyến nông, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, phòng rủi ro trong sản xuất cho nhân dân. Thông qua đó, tạo điều kiện cho nhân dân được tiếp cận với các giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; kiến thức, kinh nghiệm, cách thức tổ chức, sản xuất kinh doanh có hiệu quả…

Ổn định sản xuất đi đôi với cải tiến mẫu mã. Du nhập máy móc vào địa bàn, tạo ra sản phẩm mới có thương hiệu, có sức cạnh tranh trên thị trường.

3.2.2. Về Văn hóa – xã hội:

a. Công tác văn hóa- Thông tin tuyên truyền:

Tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương đến người dân trong xã. Phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về pháp luật.

Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ- TDTT, từ đó nâng cao chất lượng đời sống nhân dân trên địa bàn xã.

Phát huy và xây dựng làng văn hóa đi đôi với việc nâng cao chất lượng làng văn hóa, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa.

b. Công tác giáo dục- đào tạo:

Tăng cường đổi mới hoạt động dạy và học, nâng cao chất lượng đại trà, chú trọng vào chất lượng mũi nhọn, phấn đấu đạt tốp đầu của Huyện. Khuyến khích nhân dân tự học tập để nâng cao trình độ lao động, cung cấp cho xã hội nguồn lực có tay nghề và vững nghề của địa phương, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

c. Công tác y tế- KHHGĐ:

Chủ động trong công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo công tác vệ sinh môi trường tăng tỷ lệ nhà tiêu hợp vệ sinh, tăng cường công tác quản lý

K1B1

kiểm tra đảm bảo an toàn thực phẩm không để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tiêm chủng mở rộng an toàn, chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em, giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dương, hạn chế số người sinh con thứ 3.

d. Công tác chính sách- xã hội:

Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân. Tạo cơ hội bình đẳng tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội. Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ, đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để đảm bảo giảm nghèo bền vững.

3.2.3. Về tài nguyên môi trường: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cải thiện chất lượng môi trường, đề ra các biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm tại các khu buôn bán hàng hóa và nơi dân cư sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp…

Các hộ gia đình chủ động trong việc xử lý rác thải sinh hoạt (UBND xã thảo luận để ký hợp đồng với đơn vị thu gom xử lý rác thải trên địa bàn xã).

Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống lụt bão.

3.2.4. Tài chính - ngân sách:

- Tài chính tiếp tục rà soát khai thác nguồn thu, xây dựng kế hoạch thu chính xác, hợp lý.

- Ngân sách quản lý thu chi đúng luật, chú trọng đầu tư cho XDCB, kích cầu tái sản xuất, coi trọng việc kiểm tra giám sát thu chi tại các đơn vị thôn và hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.

3.2.5. Về quốc phòng – an ninh:

a.Quốc phòng.

Xây dựng và triển khai kế hoạch tuyển quân theo quy định , phấn đấu hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân theo từng đợt tuyển quân. Rà soát, củng cố, kiện toàn lực lượng dân quân nòng cốt, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh điều động. Duy trì trực chỉ huy, trực sẵn sàng chiến đấu, phối hợp tuần tra bảo đảm ANCT- TTATXH trên địa bàn. Làm tốt công tác chuẩn bị, xây dựng kế hoạch, thực hiện nhiệm vụ quốc phòng- an ninh.

b. An ninh.

Tiếp tục thực hiện tốt chỉ thị số 10 và quyết định 375 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về xây dựng khu dân cư an toàn về ANTT. Tăng cường công tác

K1B1

trực, tuần tra đảm bảo tình hình ANCT- TTATXH trên địa bàn, không để xảy ra các vụ việc đột xuất, bất ngờ, có kế hoạch, phương án, báo cáo xin ý kiến công an huyện kiên quyết xử lý các tụ điểm đánh bạc, chứa chấp đánh bạc, ghi và chơi lô đề. Thực hiện các kế hoạch, mệnh lệnh tấn công, trấn áp các loại tội phạm của công an cấp trên. Xây dựng hình ảnh người công an xã gương mẫu trách nhiệm, đẹp trong lòng nhân dân.

3.2.6. Công tác xây dựng chính quyền.

Chú trọng công tác cải cách hành chính, coi đây là khâu đột phá làm thay đổi căn bản mối quan hệ giữa nhà nước và công dân. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao nhận thức của người dân trong việc sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. Đội ngũ cán bộ, công chức tự rèn luyện trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức đi đôi với đổi mới lề lối làm việc, từ đó sẽ góp phần tạo ra một bộ máy chính quyền hoạt động có hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT1. Kết luận 1. Kết luận

Trước những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, nhà nước ta đang ngày càng chú trọng đến cải cách hành chính. Trong đó việc xây dựng, hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân là một phần không thể thiếu của công cuộc cải cách với mục đích tạo nên bộ máy chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước ở địa phương trên các lĩnh vực phát triển kinh tế- xã hội, an ninh- quốc phòng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân, giúp việc quản lý nhà nước được tốt hơn, xây dựng một nhà nước thật sự “của dân, do dân và vì dân”.

Đảng và nhà nước ta cần có những chính sách cụ thể nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa với nguyên tắc dân chủ Đảng lảnh đạo, nhà nước làm chủ, nhân dân kiểm tra.

Một phần của tài liệu Cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND xã quảng trường, huyện quảng xương, tỉnh thanh hóa (Trang 26 - 29)