Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu khởi tố vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật tại viện kiểm sát huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 47 - 52)

6. Cơ cấu đề tài

3.2.4.Các giải pháp khác

 Vấn đề đầu tiên là đổi mới công tác của cơ quan tiến hành tố tụng:

Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ và kinh nghiệm trong quá trình làm việc.

Có sự điều chỉnh dung hòa về khối lượng làm việc giữa các cơ quan THTT, có sự thống nhất cho nhau. Có sự rành mạch và cập nhật đầy đủ các vấn đề liên quan của từng vụ việc mà mỗi cơ quan THTT tiếp nhận.

Sự nhạy bén và linh hoạt trong công việc cần có đội ngũ có kinh nghiệm và có trình độ; do đó cần nâng cao hơn nữa về chất lượng của đội ngũ này.

 Vấn đề thứ hai là về xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ:

Muốn có hiệu quả cao nhất trong công việc thi phải đảm bảo đầy đủ về điều kiện để thực hiện nhiệm vụ.

Điển hình là nơi địa phương huyện Lệ Thủy thì vấn đề này đang là mấu chốt để cho công tác diệt trừ tội phạm đang gặp khó khăn. Để đảm bảo rằng truy tìm đến từng gốc rễ thì cần có những phương tiện đi lại, phương tiện kỹ thuật sẵn sàng và ngay tại chỗ thì rất khó. Nó ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của công tác phòng chống và phát hiện tội phạm – đặc biệt là những tội phạm tinh vi và phức tạp.

Hơn thế, là những điểm có địa thế hiểm trở, khó khăn như biên giới, hải đảo – nơi mang tính nhạy cảm cao cần phải có cơ sở vật chất đầy đủ hơn nữa để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

KẾT LUẬN

Sau quá trình nghiên cứu đề tài “Khởi tố vụ án hình sự và thực tiễn áp

dụng pháp luật tại Viện kiểm sát huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình từ năm 2011 đến năm 2013” với những nội dung về khởi tố vụ án hình sự trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và những văn bản pháp luật liên quan, tác giả rút ra kết luận sau:

Một là, tác giả đã đưa ra khái niệm khoa học về " khởi tố vụ án hình sự"; cho thấy chỉ khi có dấu hiệu phạm tội mới có thể đưa qua quyết định KTVAHS. Hơn nữa, trong quá trình phân biệt giữa KTVAHS với khởi tố bị can đã cho thấy sự khác biệt lớn giữa hai vấn đề này. Làm rõ hơn về KTVA có đủ cấu thành tội phạm theo quy định của pháp luật hình sự. Từ đó, thấy được tầm quan trọng của giai đoạn khởi tố này.

Hai là, càng cho thấy rằng nguyên tắc trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng có vai trò to lớn trong việc áp dụng khởi tố lên một đối tượng cụ thể, và nguyên tắc pháp chế xã hội cho thấy Đảng và Nhà nước quan tâm đến vấn đề này. Đối với nguyên tắc trách nhiệm của CQTHTT là chủ đạo cho quá trình khởi tố, nó đề cao trách nhiệm của cơ quan này nhằm giám sát cũng như nền tảng cho công tác của cơ quan có thẩm quyền trong khởi tố.

Ba là, đã kế thừa và phát huy pháp luật tố tụng của những thời đại trước và gần nhất là Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 nhưng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã có những đổi mới đáng kể, đã bổ sung những vấn đề mới để phù hợp với cuộc sống hiện nay như thêm lực lượng cảnh sát biển, phân rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan tiến hành tố tụng…Thế nhưng trong quá trình thực hiện lại bộc lộ những hạn chế, bất cập như đã phân tích ở trên.

Để phù hợp với cuộc sống hiện đại và thống nhất với quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về pháp luật, không những thống nhất về mặt lập pháp mà còn thống nhất về cách thực hiện nó.

Bốn là, pháp luật thực định đã được sử dụng như là phương tiện chủ yếu để giải quyết tội phạm, tuy nhiên thực tiễn về tình hình tội phạm gia tăng và những quyết định về KTVA và quyết định không KTVA cũng gia tang và một số vụ án phức tạp cũng diễn ra. Một trong những nguyên nhân của tình hình và những vụ án gia tăng là do còn một số bất cập của QPPL làm giảm hiệu quả của công tác đó. Đó là, quy phạm về "căn cứ khởi tố vụ án" tại Điều 100, quy phạm về "căn cứ không khởi tố vụ án" tại Điều 107, quy phạm về "thẩm quyền khởi

tố, thủ tục khởi tố" trong BLTTHS năm 2003. Cần có những thay đổi nhất định về những vấn đề này như đã đề cập ở trên.

Năm là, tình hình an ninh chính trị xã hội, cũng như thực tiễn áp dụng ở Viện kiểm sát nhân dân huyện Lệ Thủy còn gặp những hạn chế. Có nhiều vụ án liên quan đến những vấn đề nổi trội như: giao thông đường bộ, đường thủy, pháo hoa, …có những biến đổi và có nhiều vụ án phức tạp nên cần áp dụng pháp luật kỹ càng và có tính chuyên môn hơn. Việc ra quyết định KTVAHS của Kiểm sát viên còn mang hình thức, muốn chuyên sâu cần đòi hỏi thêm về kỹ năng nghiệp vụ. Qua tình hình cho thấy tỉ trọng các vụ án khởi tố cũng như không khởi tố đều tăng theo từng năm và có những tồn tại cơ bản như: về tiếp nhận đơn và tin tố giác còn hạn chế.

Sáu là, thực tiễn đã diễn ra đòi hỏi cần thiết phải cải cách và hoàn thiện pháp luật. Sự thống nhất về pháp luật và thực thi tránh làm phát sinh mâu thuẫn ngay trong Bộ luật là điều pháp luật tố tụng cần sửa đổi.

Bảy là, trong hệ thống giải pháp gồm: giải pháp lập pháp, giải pháp áp dụng pháp luật, giải pháp tuyên truyền giáo dục pháp luật, các giải pháp khác. Thì những quy định pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật về khởi tố nói riêng được áp dụng một cách triệt để, khách quan công bằng đòi hỏi mội một thành viên trong cơ quan tiến hành tố tụng, những nhà lập pháp nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trong công tác điều tra khởi tố và sự phối hợp chặt chẽ để đề cao vai trò trách nhiệm của mình trong khởi tố đúng với nguyên tắc là trách nhiệm khởi tố của mình.

Hơn thế, để cùng thực hiện tốt những quy định của pháp luật nhằm tạo ra một hệ thống pháp luật tiến bộ, hoàn chỉnh kết hợp với đội ngũ làm việc có trình độ sẽ giúp cho xã hội được công bằng, văn minh hơn, để tiến lên một xã hội tốt đẹp hơn. Đặc biệt là luôn hướng lòng tin của nhân dân vào pháp luật vào Đảng, Nhà nước như nguyên tắc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, để giữ gìn xã hội được trật tự và phát triển thịnh vượng hơn.

Đề tài đã nghiên cứu được về khái niệm, những hạn chế bất cập trong quy phạm pháp luật, đưa ra các giải pháp để hoàn thiện pháp luật đã phần nào giải quyết được nhiệm vụ đề ra. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu nhiều bất cập về thời gian, khó khăn trong điều kiện thu nhập tài liệu, cũng như học thức chưa được sâu sắc nên vẫn còn nhiều thiếu sót về vấn đề khởi tố vụ án hình sự. Do đó, tác giả rất tôn trọng và chân thành tiếp thu những đóng góp, ý kiến của các bạn, thầy giáo, cô giáo để công trình này được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC THAM KHẢO

[1]. Lê Cảm (2004), Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 02.

http://www.facebook.com/l.php?u=http%3A%2F%2Ftoaan.gov.vn%2Fportal%2Fpage %2Fportal%2Ftandtc%2FBaiviet%3Fp_page_id%3D%26p_cateid

%3D1751909%26article_details%3D1%26item_id %3D7888006&h=TAQFxvLxc

[2]. Lê Lan Chi (2010), Nguyên tắc trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam.

http://www.dlib.vnu.edu.vn/iii/cpro/app?id=9545746278871542. [3]. Mai Thanh Hiếu, Yêu cầu khởi tố vụ án hình sự.

http://www.hocvientuphap.edu.vn%2Fdesktops%2Fnews%2Fdownload.aspx%3Fid %3D280&h=TAQFxvLxc

[4]. Đinh Thế Hưng, Bảo vệ quyền con người bị buộc tội trong tố tụng hình sự. http://www.hocvientuphap.edu.vn%2Fdesktops%2Fnews%2Fdownload.aspx%3Fid

%3D345&h=TAQFxvLxc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[5]. Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội – 2011.

[6]. Hội đồng Nhà Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1989), Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 1989.

[7]. Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác Tư pháp trong thời gian tới.

[8]. Nghị quyết 49- NQ/TW ngày 02/06/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.

[9]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1988), Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988, Sở tư pháp thành phố Hồ Chí Minh, 1988.

[10]. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội - 2012.

[11]. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (1999), Nxb Công an nhân dân, 8/1999. [12]. Từ điển luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, 1999.

[13]. Từ điển Tiếng Việt (2008), Nxb Thanh niên,2008. [14]. Website: www.baothuathienhue.com

[15]. Website: www.phapluatp.vn [16]. Website: www.lethuy.gov.vn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự

CQCA: Cơ quan công an

CQĐT: Cơ quan điều tra

CQTHTT: Cơ quan tiến hành tố tụng

HĐXX: Hội đồng xét xử

KSĐT: Kiểm sát điều tra

KTVAHS: Khởi tố vụ án hình sự

NTHTT: Người tiến hành tố tụng

NTGTT: Người tham gia tố tụng

QĐND: Quân đội nhân dân

THQCT: Thực hành quyền công tố

TNHS: Trách nhiệm hình sự

TTHS: Tố tụng hính sự

TTLT: Thông tư liên tịch

VAHS: Vụ án hình sự

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

1. Tính cấp thiết của đề tài...1

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu...2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...3

4. Phương pháp nghiên cứu...3

5. Những điểm mới của đề tài...3

6. Cơ cấu đề tài...3

PHẦN NỘI DUNG...5

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ...5

1.1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự và phân biệt khởi tố vụ án và khởi tố bị can...5

1.1.1. Khái niệm...5

1.1.2. Phân biệt khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can...7

1.2. Nguyên tắc khởi tố vụ án hình sự...9

1.2.1. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự của chủ thể có trách nhiệm khởi tố...9

1.2.2. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quá trình khởi tố...10

1.2.3. Bảo đảm quyền tự do, tôn trọng và bảo vệ quyền con người trong hoạt động khởi tố...11

1.3. Lịch sử phát triển của khởi tố vụ án hình sự trong tố tụng hình sự Việt Nam...13

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI VIỆN KIỂM SÁT HUYỆN LỆ THỦY, TỈNH QUẢNG BÌNH TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2013...18

2.1. Khởi tố vụ án hình sự theo pháp luật hiện hành...18

2.1.1. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự tại điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003...18

2.1.2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003...23

2.1.3. Thủ tục khởi tố vụ án hình sự...29

2.2. Thực tiễn áp dụng khởi tố vụ án hình sự tại VKSND Huyện Lệ Thủy từ năm 2011- 2013...32

2.2.1. Đặc điểm tình hình chính trị, an ninh xã hội của huyện Lệ Thủy...32

2.2.2. Tỉ trọng các vụ án được khởi tố và các vụ án không khởi tố từ năm 2011 đến năm 2013..34

CHƯƠNG 3 SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT...41

3.1. Sự cần thiết để hoàn thiện pháp luật...41

3.2. Các giải pháp hoàn thiện khởi tố vụ án hình sự...44

3.2.1. Giải pháp lập pháp...44

3.2.2. Giải pháp áp dụng pháp luật...45

3.2.3. Giải pháp tuyên truyền, giáo dục...46

3.2.4. Các giải pháp khác...47

KẾT LUẬN...48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu khởi tố vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật tại viện kiểm sát huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình từ năm 2011 đến năm 2013 (Trang 47 - 52)