- Nhập số liệu bằng phần mềm Epi Data 3.1.
- Số liệu được xử lý và phân tích bằng chương trình SPSS 20.0.
- Các giá trị của các chỉ số Doppler ĐMTC, Doppler ĐMR, Doppler ĐMNG xử lý theo phương pháp thống kê, tính giá trị trung bình, tính tỷ lệ phần trăm.
- Xác định giá trị điểm cắt tối ưu theo chỉ số Youden bằng phần mềm Medcalc.
- Sử dụng phương pháp vẽ đường cong ROC, tính diện tích dưới đường cong AUC
- Diện tích dưới đường cong ROC – AUC ( Area Under the Cuver), là đại diện cho độ chính xác của phương pháp đánh giá. Phương pháp đánh giá có ý nghĩa khi AUC > 0,6 ; cụ thể đánh giá như sau:
•0,90 - 1,00 = Rất tốt
•0,80 – 0,90 = Tốt
•0,70 – 0,80 = Trung bình
•0,60 – 0,70 = Ít có giá trị
•< 0,60 = Không có giá trị
Đánh giá giá trị phương pháp chẩn đoán bằng các thông số:
-Độ nhạy
-Độ đặc hiệu
-Giá trị tiên đoán dương tính
- Giá trị tiên đoán âm tính.
Cách tính độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đoán âm tính và giá trị tiên đoán dương tính của phương pháp chẩn đoán.
+ Độ nhạy: Số trường hợp dương tính trong nhóm bị bệnh: Se = a / a + c
+ Độ đặc hiệu: Số trường hợp âm tính trong nhóm không bị bệnh: Sp = d/b + d
+ Giá trị tiên đoán dương tính: Số bị bệnh trong số những người được chẩn đoán dương tính:
PV (+) = a / a + b.
+ Giá trị tiên đoán âm tính: Số không bị bệnh trong số những người được chẩn đoán âm tính:
PV (-) = d / c + d
+ Tỷ lệ dương tính giả = 1 - giá trị tiên đoán dương tính + Tỷ lệ âm tính giả = 1 - giá trị tiên đoán âm tính.
- Sử dụng phần mềm NCSS11: sử dụng test so sánh Mc Nemar để so sánh hiệu quả của các phương pháp khảo sát bằng Doppler
- Các so sánh có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05.