Tần suất tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến ngoài vỉa hè

Một phần của tài liệu tần suất tiêu thụ thực phẩm ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện đa khoa hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 82)

Bảng 3.16: Tần suất tiêu thụ các loại thực phẩm chế biến ngoài vỉa hè

Thực phẩm chế biến ngoài vỉa hè

Trung bình ± độ lệch chuẩn Trung vị (Khoảng tứ phân vị) GTNN GTLN Chè, sâm bổ lƣợng, nhãn nhục, kem 1,46 ± 1,90 1 (0 – 2) 0 7 Cá, bò, đậu hũ viên chiên 0,54 ± 1,04 0 (0 – 0,75) 0 4 Bánh chiên các loại 1,37 ± 1,90 1 (0 – 2) 0 7 Bánh tráng trộn, nƣớng 0,54 ± 1,38 0 (0 – 0,25) 0 7 Các loại bánh kẹo, snack 1,25 ± 2,89 0 (0 – 0,75) 0 7

Bánh plan, rau câu 0,91 ± 1,66 0 (0 – 1) 0 1 Các loại bánh chiên và chè, sâm bổ lƣợng, nhãn nhục là 2 loại thức phẩm chế biến ngoài vỉa hè đƣợc PNMT tiêu thụ nhiều hơn những loại khác.

Ít đƣợc PNMT tiêu thụ là bánh tráng trộn, nƣớng và đậu hũ, cá, bò viên chiên với tần suất tiêu thụ gần ngang nhau, có ít nhất 50% PNMT không tiêu thụ.

CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

4.1.1. Đặc điểm dân số - xã hội ( Bảng 3.1 )

Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên 207 phụ nữ mang thai từ 8 tuần trở lên tính đến thời điểm nghiên cứu, đến khám tại bệnh viện đa khoa khu vực Hóc Môn, TP.HCM trong thời gian tháng 7 năm 2015.

- Tuổi, dân tộc, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu nhập:

Tuổi trung bình ( TB ) của PNMT là 27,04 ± 5,09, kết quả này tƣơng tự với kết quả nghiên cứu về PNMT tại Bình Dƣơng năm 2012 có độ tuổi trung bình của PNMT là 28,3 tuổi [27]. Độ tuổi lớn nhất là 41 tuổi và nhỏ nhất là 14 tuổi, đƣợc chi thành 3 nhóm tuổi. Trong nghiên cứu, có tới 88.89% PNMT từ 18 - 35 tuổi, là trong độ tuổi sinh đẻ đƣợc các bác sĩ khuyến cáo, cao gấp 1,7 lần so với nghiên cứu của Lê Văn Nguyên và Ngô Văn Thời tại tỉnh Thừa Thiên Huế [17]. Có 4 PNMT còn là vị thành niên, đây là đối tƣợng cần đƣợc quan tâm và chăm sóc nhiều hơn về dinh dƣỡng.

Có 42,51% PNMT có trình độ học vấn là THCS cao gấp 1,6 lần trình độ THPT, kết quả này tƣơng tự với tỷ lệ 49,6 % trình độ học vấn THCS của PNMT dân tộc Mƣờng tại Hòa Bình. Trong nghiên cứu này cũng cho thấy việc có 3 PNMT không đƣợc đi học là gần nhƣ nhau 1,3 % [23] .

Nghề nghiệp chủ yếu là công nhân 61,35 % nên thu nhập bình quân hang tháng của PNMT cũng chủ yếu là từ 3 - 5 triệu/tháng nhƣng cũng có một số PNMT làm nghề bảo vệ, giáo viên, làm mỹ nghệ và đ c biệt có 1 PNMT ở độ tuổi vị thành niên và còn là học sinh.

- Lần mang thai, tuổi thai, cách thức sinh bé trƣớc, sống chung:

Mang thai lần thứ 2 là phổ biến ở PNMT 45,89% nhƣng tỷ lệ này cũng xấp xỉ tỷ lệ mang thai lần đầu 42,51% đối với PNMT khác. Nghiên cứu của Huỳnh Nam Phƣơng tại Hòa Bình thì tỷ lệ mang thai lần đầu cao hơn tỷ lệ lần mang thai thứ 2, lần lƣợt là 52% và 47,1% [23].

Tuổi thai trung bình là 26,96 ± 7,18 tuần, nhỏ nhất là 8 tuần và lớn nhất là 40 tuần chia thành 3 nhóm, chiếm hơn 1/2 PNMT là nhóm tuổi thai trên 27 tuần và cao

hơn 1,5 lần so với PNMT nhóm này trong nghiên cứu của Huỳnh Nam Phƣơng [23].

Theo ghi nhận đƣợc, sinh thƣờng là cách thức sinh bé trƣớc của PNMT là nhiều nhất 73,95% và cao gần gấp 3 lần sinh mổ.

Nghiên cứu định tính của Huỳnh Nam Phƣơng đã cho thấy ngƣời trực tiếp ảnh hƣởng đến PNMT chính là chồng của họ vì mối quan hệ với chồng ảnh hƣởng đến tâm trạng của ngƣời phụ nữ và chồng cũng ảnh hƣởng trực tiếp đến việc ăn uống (mua, khuyên ho c cho phép vợ mua những thức ăn có chất dinh dƣỡng) và lao động (làm hộ vợ những việc n ng)[23].

Hơn 50% gia đình trẻ sống riêng để có thể thoải mái hơn, thƣờng đƣợc độc lập về m t kinh tế nên việc chi tiêu trong gia đình là do hai vợ chồng quyết định nên sẽ ảnh hƣởng đến việc ăn uống, dinh dƣỡng của PNMT. Nhƣng việc sống chung với bố mẹ nhà chồng và bố mẹ ruột cũng sẽ có ảnh hƣởng rất nhiều đến việc ăn, uống tiêu thụ thực phẩm ở PNMT.

4.1.2. Đặc điểm tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai

- BMI, có bệnh trƣớc khi mang thai, có bệnh sau khi mang thai, nôn nghén

BMI trung bình là 27,04 ± 5,09 cao nhất là 29 và thấp nhất là 15,1 chia thành 3 nhóm theo khuyến nghị của WHO, BMI trung bình cao hơn rất nhiều so với BMI trung bình của PNMT dân tộc Mƣờng tại Hòa Bình 19,2±1,6 [23]. Nghiên cứu tại Bệnh viện Magee-Womens ở Pittsburgh của Mỹ có chỉ số BMI bình thƣờng nằm trong khoảng 18,5 – 24,9 với tỷ lệ gần bằng nhau là 64% [35]. Một nghiên cứu tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ở PNMT 3 tháng cuối, có 26,3% là thiếu cân có chỉ số BMI <18,5, chỉ có 5,1% bị thừa cân có chỉ số BMI ≥30 [22].Tuy là BMI thuộc khoảng 18,5 – 24,9 cao nhất 60,87% nhƣng BMI <18,5 và BMI > 25 cũng phải quan tâm và theo dõi sát sao chế độ ăn uống và bổ sung dƣỡng chất. BMI <18,5 có 37,68% PNMT còn cao hơn cả một nghiên cứu đánh giá tình trạng dinh dƣỡng PNMT tại Hƣng Yên chỉ có 22,6% thiếu năng lƣợng trƣờng diễn có BMI <18 [19]. Ngƣợc lại so với nghiên cứu này, thì nghiên cứu tại Mỹ cho thấy 22% PNMT có BMI >25 cao gấp 5 lần so với BMI < 18,5 còn trong nghiên cứu này PNMT có BMI<18,5 cao gấp 26 lần so với BMI >25 (1,45%) [35].

Hầu hết PNMT đều không có bệnh gì trong và sau khi mang thai. Nhƣng vẫn có một số PNMT sau khi đi khám thai và đƣợc xét nghiệm máu mới biết mình bị một số bệnh nhƣ viêm gan B, đái tháo đƣờng thai kỳ, tăng huyết áp, ra huyết trắng v.v…còn có một số bệnh thƣờng ngày nhƣ ho, cảm cúm, viêm họng, thủy đậu. Bên cạnh đó cũng có một số PNMT mang bệnh trƣớc khi mang thai nhƣ bệnh viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, viêm phế quản, viêm gan B,v.v.

44,93% PNMT khai báo không có bị nôn nghén từ khi mang thai. Đó là một may mắn đối với những PNMT đó, còn 31,88% PNMT bị nôn nghén dƣới 3 tháng cao gấp 1,6 lần so với PNMT bị nghén từ 3- 5 tháng. Tỷ lệ nôn nghén này thấp hơn so với tỷ lệ nôn nghén của một nghiên cứu khác do Trung tâm dinh dƣỡng TP. HCM thực hiện tại TP. HCM là nghén xuất hiện chủ yếu vào 3 tháng đầu (63,0%), tháng thứ nhất là 38,1%, tháng thứ hai là 21,0%, tháng thứ 3 là 3,4% [20] .

- Các yếu tố khác

Bây giờ là thời đại của công nghệ số, internet phát triển PNCT chủ yếu đƣợc nghe ho c đi tìm hiểu thông tin về dinh dƣỡng danh cho PNMT từ báo, trang wed trên mạng (vì tiện lợi và phong phú về mọi m t) nhƣng đồng thời 66% PNMT cũng nhận và chịu ảnh hƣởng nhất từ lời khuyên của mẹ chồng, mẹ đẻ (vì có nhiều kinh nghiệm), sự ảnh hƣởng này cao gấp 4,7 lần so với nghiên cứu của Huỳnh Nam Phƣơng khi đề cập tới ảnh hƣởng chế độ ăn khi mang thai [23].

Những lời khuyên mà PNMT nhận đƣợc nhiều nhất là không nên ăn, uống thực phẩm cay, nóng 62,32%. Cứ ăn, uống nhƣ trƣớc khi mang thai cũng là lời khuyên PNMT nhận đƣợc nhiều, ngoài ra họ cũng còn nhận đƣợc một số lời khuyên khác nhƣ 3 tháng đầu khi mang thai không ăn thực phẩm có tính hàn, hay ăn nhiều hơn ( ăn cho 1 bổ cho 2), ăn rau nhiều hơn, ăn đầy đủ chất,v.v.

4.1.3. Tăng cân trong thai kỳ của PNMT

Mức tăng cân của PNMT ở nghiên cứu cho thấy họ đạt đến mức khuyến nghị cho nhóm 14 – 27 tuần (6,35kg so với mức khuyến nghị tăng thêm 4-6,5 kg) và nhóm trên 27 tuần khi mang thai đạt đến mức khuyến nghị (10,47 kg so với mức khuyến nghị tăng thêm 11,3 – 16 kg) nhƣng chƣa đạt đƣợc mức khuyến nghị ở nhóm dƣới 14 tuần khi mang thai (0,69 kg so với mức khuyến nghị tăng thêm từ 0,9-1,8kg) [8]. Nghiên cứu của Phạm Thị Thuý Hoà ở đồng bằng Bắc bộ từ năm

1998 cho thấy PNMT ở nhóm dƣới 14 tuần hầu nhƣ không tăng cân, nhóm từ 14-27 tuần tăng 3kg và nhóm trên 27 tuần tăng 3,6kg [12] và cũng giống với nghiên cứu tại huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam năm 2014 là tăng cân trung bình của các PNMT ba tháng giữa và ba tháng cuối lần lƣợt là 3,9 ± 2,8kg và 8,7 ± 4,5kg chƣa đạt mức tăng cân khuyến nghị [21]. Nghiên cứu ở Hoà Bình, mức độ tăng cân của PNMT còn thấp, đ c biệt là vào nhóm trên 27 tuần chƣa đạt đƣợc mức khuyến nghị (3,24kg so với mức khuyến nghị tăng thêm 5-6kg so với nhóm từ 14 – 27 tuần) khi sự tăng cân đó tập trung vào tăng cân n ng cho thai nhi [23].

Nếu coi cân n ng của nhóm dƣới 14 tuần khi có thai gần nhƣ không thay đổi, thì tỷ lệ thiếu năng lƣợng trƣờng diễn BMI < 18,5 của phụ nữ vào thời kỳ đầu mang thai hay trƣớc khi có thai cao tới 37,68%, cao hơn nhiều so với tỷ lệ này ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ 20-49 tuổi vùng Tây Bắc (19,76%) và ở nông thôn (28,31%) theo kết quả của Tổng điều tra 2000 [5]. Với những đối tƣợng có BMI thấp trƣớc khi mang thai thì mức tăng cân khuyến nghị còn cao hơn nữa và chắc chắn là nhóm đối tƣợng nghiên cứu không đáp ứng đƣợc. Nhƣ vậy, đối tƣợng nghiên cứu có tình trạng dinh dƣỡng kém trƣớc khi mang thai và không tăng đủ số cân tối thiểu trong quá trình mang thai, tình trạng này đƣợc coi là ở mức độ rất nghiêm trọng [28].

4.2. Đặc điểm th i quen ăn uống chung của phụ nữ mang thai

4.2.1. Th i quen ăn uống chung

Từ khi mang thai, PNMT không ăn kiêng là chủ yếu chiếm 66,18%, nhƣng vẫn có 13,53% PNMT ăn ít béo vì họ cho rằng ăn nhiều chất béo sẽ không tốt cho thai nhi. Ăn chay và ăn kiêng khác có tỷ lệ tƣơng đối bằng nhau. Ghi nhận từ những PNMT ăn kiêng khác nhƣ ăn ít cay, ăn ít đƣờng, ăn ít ngọt, kiêng đƣờng, kiêng tinh bột, v.v.

Có 73,91% PNMT thay đổi thói quen ăn uống kể từ khi biết mình mang thai. PNMT thay đổi thói quen ăn uống rất nhiều kiểu ví dụ nhƣ: 3 tháng đầu họ kiêng không ăn đồ có tính hàn nhƣ thực phẩm thủy, hải sản nhƣng sau đó sẽ vẫn ăn lại nhƣ bình thƣờng; hay nhƣ trƣớc khi mang thai họ sẽ không ăn sáng nhƣng sau khi mang thai họ sẽ vì sự phát triển của thai nhi mà ăn đều đ n 3 bữa mỗi ngày; Cũng có một số PNMT từ ăn chay trƣớc khi mang thai sau đó đã chuyển sang ăn bình thƣờng từ khi biết mình mang thai để bổ sung dƣỡng chất cho thai nhi.

75,12% lý do để cho PNMT tiêu thụ những thực phẩm đó là họ cảm thấy thèm những món đó lý do đó cao gấp 1,6 lần lý do vì ăn ở nhà ăn công ty. PNMT chủ yếu là công nhân với mức thu nhập thấp, nên để lo cho cuộc sống gia đình, dù họ đang mang thai nhƣng vẫn sẽ đi làm và tăng ca, ngày ăn 2 bữa ở nhà ăn công ty.

Hầu hết PNMT ăn ngày 3 bữa đều đ n, có 4,83% thƣờng xuyên không đều. PNMT ăn sáng hàng ngày là chủ yếu và hơn 1/2PNMT hàng ngày ăn thức ăn sẵn ngoài đƣờng ho c ăn ngoài (nhà hàng, quán cơm/ hủ tiếu vỉa hè, căn tin). Một số PNMT ở trọ và chủ yếu ăn ngày 2 bữa tại công ty nên rất hiếm khi nấu ăn tại nhà, sáng hầu hết ai cũng có thói quen ăn sáng ở ngoài đƣờng.

Ăn đồ ăn nhẹ (bánh quy, bánh ngọt) và ăn thức ăn ngọt (bánh kẹo, kem, chè,...) nhiều nhất là 1- 3 tuần/ lần; tỷ lệ ăn hàng ngày và không bao giờ ăn tƣơng đối bằng nhau. Khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ, hàm lƣợng Estrogen bắt đầu tăng. Chất này tác động nhƣ một chất kích thích sự thèm ăn tạo cho PNMT có cảm giác thèm ăn khác nhau có ngƣời sẽ thèm ngọt, có ngƣời sẽ thèm ăn m n, thèm ăn cay v.v … không giống nhau.

4.2.2. Tần suất tiêu thụ thực phẩm nói chung

PNMT chủ yếu sử dụng dầu thực vật trong bữa ăn, tuy mới chỉ có ít nhất 75% PNMT sử dụng 1/ngày nhƣng cũng đã đáp ứng đƣợc phần nào khuyến nghị của WHO nên sử dụng dầu ăn thực vật thay thế cho mỡ động vật.

Mỡ heo, tóp mỡ hầu nhƣ PNMT không tiêu thụ, theo khai báo, họ sẽ bị nôn ói và cảm thấy khó chịu trong cổ họng nếu ăn mỡ heo hay tóp mỡ.

Hai loại thực phẩm hun khói và thực phẩm muối không phổ biến nên cũng không tiêu thụ nhiều.

Khuyến nghị đƣa ra cho PNMT là nên ăn nhạt, nhƣng hầu hết PNMT đều tiêu thụ muối, nƣớc mắm thêm bên ngoài rất nhiều có ít nhất 50% PNMT sử dụng muối, nƣớc mắm chấm thêm ở ngoài khi ăn.

4.3. Tần suất tiêu thụ các nhóm thực phẩm

4.3.1. Nhóm các loại đồ uống

Tiêu thụ đồ uống có cồn, bia tuy có ít nhất 50% PNMT không tiêu thụ nhƣng có 22,22% PNMT tin tƣởng uống bia sữa sẽ tạo đƣợc nhiều sữa hơn trong khi mang thai.

Có ít nhất 25% PNMT tiêu thụ nƣớc 1,5 lít/ngày và lƣợng tiêu thụ trung bình cũng không đạt mức khuyến nghị lƣợng nƣớc uống trong ngày (1,89 lít/ngày so với khuyến nghị 2-3 lít/ngày), nhiều nhất là 5 lít/ngày là từ những PNMT đƣợc chẩn đoán là thiếu nƣớc ối.

PNMT tiêu thụ nƣớc mía, rau má, nƣớc sâm thƣờng xuyên nhất trong các loại đồ uống , có một số uống nhiều nhất là 14 lần/tuần (tức là 2 lần/ngày), hầu hết những PNMT đƣợc phỏng vấn đều nói rằng tuần nào cũng uống nƣớc mía thì sau này sinh con sẽ sạch, không bị dơ bẩn.

Tiêu thụ đồ uống có caffeine, tuy có ít nhất 50% PNMT không tiêu thụ nhƣng trừ cà phê sữa. Cà phê sữa là đồ uống đƣợc PNMT nhiều nhất trong các loại đồ uongs chứa caffeine trung bình 1,36 ± 2,50 lần/tuần. Có một số PNMT uống cà phê sữa nhiều nhất là 14 lần/tuần. Đây là thói quen của một số PNMT vẫn giữ nguyên từ trƣớc khi chƣa mang thai tới giờ. Cũng có một số PNMT khai báo là thèm nên uống. Cà phê và nƣớc có ga, nƣớc giải khát đóng chai là 3 loại đồ uống đƣợc khuyến cáo PNMT nên tránh nhƣng tại đây vẫn có ít nhất PNMT vẫn tiêu thụ 1 lần/tuần. Lý do để PNMT tiêu thụ nƣớc uống có ga là khi bụng đầy hơi hay táo bón uống vào sẽ thoải mái bao tử và “dễ tiêu” hơn.

Uống nƣớc ép và trái cây xay thì PNMT tiêu thụ nhiều là bơ, nƣớc dừa và cam. Đây là mùa vụ của bơ, giá cả phù hợp nên tiêu thụ nhiều. Hầu hết PNMT đều biết sử dụng nƣớc uống hoa quả tự nhiên rất tốt cho PNMT và thai nhi.

Trà đá/ trà đƣờng dƣợc PNMT tiêu thụ hàng ngày, theo ghi nhận từ PNMT khi đi làm, họ thƣờng xuyên uống nƣớc trà đá/ trà đƣờng từ những bình nƣớc đƣợc chế sẵn của công ty. Trà đƣờng uống tốt cho sức khỏe, giải khát nhanh trong môi trƣờng làm việc nóng bức của nhà xƣởng, công ty là theo lời của một số PNMT khi hỏi vì sao uống trà đƣờng.

4.3.2. Nhóm các sản phẩm từ đậu nành

PNMT rất ít tiêu thụ các sản phẩm đậu nành. Từ xƣa đến nay, đậu nành (hay đậu tƣơng) vẫn đƣợc các nhà dinh dƣỡng học đánh giá rất cao vì giàu protein và

lipid. Rõ ràng đậu nành là một thực phẩm quý, ít thức ăn sánh đƣợc. Từ đậu nành nhân dân ta đã chế biến nhiều thức ăn ngon, nhƣ bột đậu nành, sữa đậu nành, đậu phụ, tào phớ, tƣơng...Tại nhiều nƣớc, đậu nành còn đƣợc dùng để chế biến bánh ngọt, kẹo sôcôla có pha bột đậu nành, patê, xúc xích và cả những miếng thịt bò, thịt gà...bằng đậu nành có màu sắc, hƣơng vị và thớ giống hệt thịt động vật. Những món ăn và những miếng “thịt” đậu nành rất giàu protein, lipid có giá trị dinh dƣỡng cao, ngon miệng [10]. Nhƣng hầu hết PNMT không biết, họ chỉ biết đậu nành ăn có tính mát ăn vào lạnh bụng sẽ gây tiêu chảy và đang rộ lên tin trong đậu nành nhiều thạch cao càng tạo nên PNMT rất ít tiêu thụ.

Nhƣng đối với sữa đậu nành đƣợc tiêu thụ nhiều nhất là 14 lần/tuần, tiêu thụ

Một phần của tài liệu tần suất tiêu thụ thực phẩm ở phụ nữ mang thai tại bệnh viện đa khoa hóc môn thành phố hồ chí minh (Trang 50 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)