- Khẳng định quyền bình đẳng, tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của con
2. Phần truyện * Vợ chồng A Phủ
a. Tác giả:
- Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền khác trên đất nước.
- Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có- nhiều khi rất bình dân và thong tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.
b. Tác phẩm
- Vợ chồng A Phủ được trích từ tập truyện Tây Bắc. Đó là kết quả chuyến đi thực tế của nhà văn cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc 1952. Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó với đồng bào các dân tộc miền núi. Chính con người và cuộc sống nơi đây đã khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để nhà văn hoàn thành ba truyện ngắn của tập truyện: Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ.
Truyện nhận được giải Nhất giải thưởng Hội Văn nghệ Việt Nam 1954- 1955. c. Giá trị của tác phẩm
- Giá trị hiện thực:
+ Miêu tả chân thực số phận cực khổ của người dân nghèo; + Phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống trị ở miền núi. - Giá trị nhân đạo:
+ Thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm sâu sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi trước cách mạng.
+ Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc,…
* Vợ nhặt
a. Tác giả
- Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ.
- Dù viết về phong tục hay con người, trong tác phẩm của Kim Lân ta vẫn thấy thấp thoáng cuộc sống và con người của làng quê Việt Nam nghèo khổ, thiếu thốn mà vẫn yêu đời; thật thà, chất phác mà thong minh, hóm hỉnh, tài hoa.
b. Tác phẩm
- Vợ nhặt thực ra là một chương trong tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau Cách mạng Tháng tám thành công nhưng còn dang dở và thất lạc bản thảo trong kháng chiến. Sau khi hòa bình lập lại, Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ viết lại thành truyện ngắn này. Truyện được in trong tập Con chó xấu xí, 1962.
c. Giá trị của tác phẩm - Giá trị hiện thực.
Ghi lại chân thực nạn đói 1945 và cuộc sống bị đe dọa nghiêm trọng của nhân dân lao động.
Cái đói khiến con người bị trở nên bị rẻ rúng. - Giá trị nhân đạo.
Lên án, tố cáo đanh thép tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật.
Cảm thông, thấu hiểu và xót xa trước những đau khổ, cực nhọc của cuộc sống người dân.
Trân trọng phát hiện và ngợi ca phẩm chất đẹp đẽ của người lao động: giàu tình yêu thương, giữa khốn khó họ không ngừng khát khao đổi đời, hạnh phúc và tổ ấm gia đình.
Niềm tin vào khả năng đổi đời của người lao động.
* Rừng xà nu
a. Tác giả
- Nguyễn Trung Thành là một trong những nhà văn trưởng thành trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ. Trước năm 1954, ông là nhà văn của cảm hứng lãng mạn. Nhưng sau năm 1954, ông lại là nhà văn của hiện thực cuộc sống.
- Ông cũng là một trong những nhà văn gắn bó mật thiết với vùng đất Tây Nguyên.
b. Tác phẩm
- Sau khi tập kết ra Bắc, 1962 Nguyễn Trung Thành trở lại chiến trường miền Nam, vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hè 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ào ạt vào miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức qui mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, Nguyễn Trung Thành viết Rừng xà nu như là một biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và đồng bào nói chung.
- Rừng xà nu đăng lần đầu tiên trên Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung trung bộ (số 02, 1965). Sau đó được tuyển in trong tập truyện và kí Trên quê hương
những anh nhùng Điện Ngọc(1969).
c. Đặc sắc nghệ thuật.
Rừng xà nu giàu âm hưởng sử thi: Được thể hiện ngay ở chủ đề của tác phẩm, ở
chuyện vào khung cảnh thiên nhiên hoành tráng, kết hợp với giọng kể trang nghiêm như lời phán truyền của cụ Mết.
Ngôn ngữ truyện giàu âm hưởng, vừa trang nghiêm, vừa hào hùng khiến cho câu chuyện kể hiện tại của cuộc kháng chiến chống Mĩ bỗng có một “ độ lùi sử thi” trong sự chiêm nghiệm của người đọc.
* Những đứa con trong gia đình
a. Tác giả
Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Ông là nhà văn gắn bó sâu nặng với nhân dân miền Nam và thực sự xứng đáng với danh hiệu Nhà văn của người nông dân Nam bộ trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Các tác phẩm của Nguyễn Thi thường bắt nguồn trực tiếp từ hiện thực nóng bỏng, ác liệt ở mặt trận miền Đông- Nam bộ. Nhân vật tiêu biểu trong sáng tác của ông là những người nông dân vùng đất này, những con người bản chất vừa hồn nhiên, bộc trực, trung hậu vừa có lòng căm thù giặc sâu sắc; vô cùng gan góc, sẵn sàng hi sinh vì quê hương, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Nguyễn Thi là cây bút có năng lực phân tích tâm lí sắc sảo. Văn Nguyễn Thi vừa giàu chất hiện thực, đầy những chi tiết dữ dội, ác liệt của chiến tranh, vừa đằm thắm trữ tình với một ngôn ngữ phong phú, góc cạnh, đậm chất Nam bộ, có khả năng tạo nên những nhân vật có cá tính mạnh mẽ.
b. Tác phẩm
Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Thi. Câu chuyện ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Truyện được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng và được in trong tập truyện và kí xuất bản năm 1978.
c. Đặc sắc nghệ thuật
Văn Nguyễn Thi giàu chi tiết, cụ thể, đầy giá trị tạo hình và đậm chất Nam bộ. Lời mỗi nhân vật đều được cá thể hóa rất rõ nhưng không hề lạm dụng từ ngữ địa phương, không làm mất đi tính trong sáng và chuẩn mực của ngôn ngữ văn học.
Ngòi bút xây dựng và miêu tả cá tính hóa nhân vật. Tạo bối cảnh đặc biệt.
Đưa vào tác phẩm những chi tiết giàu tính biểu cảm: Chi tiết khiêng bàn thờ má sang nhà chú Năm, dùng cuốn sổ gia đình để nhập chuyện gia đình vào chuyện quê hương đất nước.
* Chiếc thuyền ngoài xa
a. Tác giả
Nguyễn Minh Châu được coi là một trong những cây bút tiên phong của văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Trước 1975 ông là ngòi bút sử thi có thiên hướng trữ tình lãng mạn.
Từ đầu thập kỉ 80 của thế kỉ XX ông chuyển hẳn sang cảm hứng thế sự với những vấn đề đạo đức và triết lí nhân sinh, thuộc trong sô những “ người mở đường
tinh anh và tài năng” (Nguyên Ngọc) nhất của văn học Việt Nam thời kì đổi mới.
b. Tác phẩm
Sau 1975, khi văn chương chuyển hướng khám phá trở về với đời thường, Nguyễn Minh Châu là một trong số những nhà văn đầu tiên của thời kì đỏi mới đã đi sâu khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự. Tâm điểm những khám phá
nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiềm hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách.
Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một trong những truyện ngắn in đậm phong cách tự sự- triết lí của ông. Rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự trong giai đoạn sáng tác thứ hai(những năm 80 trở về sau).
Truyện lúc đầu được in trong tập Bến quê(1985), sau được nhà văn lấy làm tên chung cho một tuyển tập truyện ngắn(in năm 1987).
c. Đặc sắc nghệ thuật
Có thể thấy nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa ở một số điểm cơ bản sau:
Tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Cách khắc họa nhân vật hết sức tinh tế.
Giọng điệu trần thuật của tác phẩm đa dạng: có khách quan, ngạc nhiên khi thuật tả cảnh đời, cảnh biển; có lo âu khi tái hiện lời thoại của người đàn bà; có sót thương, căm phẫn khi chứng kiến cảnh người đàn ông ngược đãi vợ con; có day dứt, khắc khoải khi thấy người phụ nữ chưa tìm được lối thoát nào sáng sủa, có sự trầm tĩnh dung hòa và tĩnh táo…