Các Sở, ngành, địa phương và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 37 - 39)

1. Sở Thông tin và Truyền thông

- Là cơ quan thường trực, giúp UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tổ chức triển khai và theo dõi việc thực hiện Đề án.

- Chủ trì xây dựng và thực hiện kế hoạch thông tin tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, các cơ quan, đơn vị về kế hoạch số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất. Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài Phát thanh- Truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở tổ chức triển khai các hoạt động thông tin tuyên truyền về số hóa truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.

- Thẩm định các dự án đầu tư trang thiết bị của Đài PT-TH tỉnh, Đài TT- TH cấp huyện.

- Thẩm định, góp ý kế hoạch thực hiện Đề án của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình.

- Chủ trì, phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập danh sách các hộ nghèo, cận nghèo được nhận thiết bị đầu thu truyền hình số.

- Chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thị xã, thành phố, Quỹ Viễn thông công ích triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình số đến các hộ nghèo, cận nghèo. - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện thanh kiểm tra việc lưu hành các máy phát, thu truyền hình kỹ thuật số, đầu thu truyền hình số theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn do Nhà nước quy định.

Hàng năm xây dựng dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình UBND tỉnh phê duyệt, và tổ chức triển khai thực hiện.

36 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tham mưu bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, các nguồn kinh phí khác để triển khai thực hiện Đề án.

3. Sở Tài chính

Tham mưu trình UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Đề án. 4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các địa phương tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đầu thu, để thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình số, đảm bảo đúng đối tượng, trình tự, thủ tục quy định.

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện công tác thông tin tuyên truyền đến các xã, phường, thôn, khối phố để người dân hiểu rõ về mục đích và lợi ích, cũng như quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với việc số hóa truyền hình mặt đất.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn rà soát, lập danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được nhận thiết bị đầu thu truyền hình số theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông; tổng hợp, danh sách gởi Sở Thông tin và Truyền thông để làm căn cứ thực hiện hỗ trợ đầu thu truyền hình.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Quỹ Viễn thông công ích, chỉ đạo phòng Văn hóa Thông tin, UBND xã, phường, thị trấn triển khai hỗ trợ đầu thu truyền hình cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn.

- Chỉ đạo các Đài Truyền thanh – Truyền huyện phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh thực hiện các nội dung của Đề án.

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền tại địa phương.

- Đầu tư thiết bị sản xuất chương trình theo hướng số hóa, để đáp ứng yêu cầu cộng tác với Đài tỉnh và phát trên các máy phát số của doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền dẫn, phát sóng.

6. Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam

- Tổ chức thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của người dân về Đề án “Triển khai thực hiện Đề án Số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”.

- Xây dựng kế hoạch tổ chức, sắp xếp lại bộ phận truyền dẫn, phát sóng của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh theo lộ trình số hóa trước ngày 31/12/2018.

- Đảm bảo điều kiện hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự đến khi chuyển sang phát sóng truyền hình số.

37 - Hàng năm, lập dự án đầu tư mới thiết bị, công nghệ sản xuất chương trình, truyền dẫn tín hiệu theo hướng số hóa, trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Lập kế hoạch sản xuất chương trình của Đài tỉnh và hướng dẫn các Đài huyện, thị xã, thành phố sản xuất chương trình theo tiêu chuẩn số hóa, nhằm đáp ứng yêu cầu khi chuyển sang phát sóng số.

- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn việc chuyển đổi công nghệ, thiết bị truyền dẫn, phát sóng và sản xuất chương trình đáp ứng yêu cầu số hóa cho đội ngũ kỹ thuật Đài tỉnh và các Đài huyện, thị xã, thành phố.

- Phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để truyền dẫn các kênh chương trình Đài tỉnh trên các hạ tầng truyền dẫn, phát sóng số và thực hiện các dịch vụ liên quan.

- Phối hợp với doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền dẫn, phát sóng và các đơn vị liên quan xây dựng quy chế quản lý, sử dụng chung cơ sở hạ tầng, đảm bảo hiệu quả, không để gián đoạn việc phát tín hiệu truyền hình trong giai đoạn chuyển đổi.

7. Doanh nghiệp cung cấp hạ tầng truyền dẫn, phát sóng số, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền trên địa bàn Quảng Nam

Triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng với công nghệ hiện đại, phù hợp với Đề án Số hóa của Trung ương và của tỉnh Quảng Nam, vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, vừa đáp ứng nhu cầu thuê hạ tầng truyền dẫn, phát sóng của các Đài truyền hình, các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh Quảng Nam./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

Một phần của tài liệu TRIỂN KHAI THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN SỐ HÓA TRUYỀN DẪN, PHÁT SÓNG TRUYỀN HÌNH MẶT ĐẤT ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)