ty và xu hướng biến động của các sản phẩm phần mềm quản lý nên giá cả của các dòng sản phẩm luôn biến động để phù hợ với từng khách hàng.
Các sản phẩm của công ty rất đa dạng nhưng được chia ra làm 3 mảng lớn phục vụ các đối tượng khách hàng khác nhau, khi có nhưu cầu thì khách hàng sẽ được phục vụ trọn gói với các phần mềm có thể tích hợp với nhau.
II.1. Gía của các phần mềm quản lý khách sạn (FOLIO Front Office)
Với các sản phẩm là phần mmeemf quả lý khách sạn có nhiều phân hệ trong đó tùy thuộc và từng nhưu cầu của khách hàng mà công ty sẽ cung cấp toàn bộ hoặc một số các phân hệ trong đó.
Bảng 6: Giá của các sản phẩm phần mềm quản lý khách sạn
Tên các phân hệ sản phẩm Giá ( triêu đồng)
Phân hệ Lễ tân: 1.4
Phân hệ Kiểm toán cuối ngày 1.0
Phân hệ đặt phòng 1.5
Phân hệ Buồng phòng: 1.4
Phân hệ Quản lý các Đại lý du lịch, Công ty Lữ hành:
1.4
Phân hệ quản trị hệ thống 1.2
(Nguồn phòng kinh doanh)
II.2. Gía của các phần mềm quản lý nhà hàng (FOLIO Point of Sales)
nghiên cứu công ty đã đưa ra rất nhiều loại sản phẩm trong hệ thống phần mềm này có thể đáp ứng được tất cả các nhưu cầu của khách hàng.
Bảng 7: Giá của các phần mềm quản lý nhà hàng:
Tên các sản phẩm Giá ( triêu đồng)
Hoá đơn, ca làm viêc 1.4
Tạo hoáđơn 1.6
Liên kết lễ tân 1.5
Báo cáo 1.5
Trợ giúp 1.4
II.3. Gía của các phần mềm kế toán (FOLIO Back Offices)
Là một phần mềm tương thích và hỗ trợ cho hai phần mềm ở trên các sản phẩm của phần mềm này có thể được lấy một phần để phục vụ công tác quản lý hai phần mềm trên một cách tốt hơn.
Bảng 8: Giá của các phần mềm kế toán
Tên các phân hệ sản phẩm Giá ( triêu đồng)
Kế toán tổng hợp 1.5
Kế toán hàng hoá, thành phẩm 1.6
Kế toán thanh toán 1.4
Kế toán tài sản cố định 1.5
Giá thành, giá vốn 1.4
Báo cáo 1.2
(Nguồn phòng kinh doanh)
Do thị trường của công ty có nhiều biến động mạnh lên giá cả của các sản phẩm mà công ty cung cấp cũng có nhiều thay đổi theo, như các phần mềm được nâng cấp lên khi mới đưa ra thị trường thì có giá cả cao hơn các sản phẩm trước đó, các sản phẩm có thới gian xuất hiện trên thị trường khá lâu thì có xu hướng giản giá vì là các sản phẩm công nghệ rất dễ bị lỗi thời.
3.Chính sách phân phối:
- Một số căn cứ để tổ chức hệ thống kênh phân phối của công ty:
+ Căn cứ vào chiến lược đặt ra của doanh nghiệp các sản phẩm là các sản phẩm có công nghệ cao và có giá trị lớn là thành quả trong quá trình nghiên cứu lâu dài và nhiều tri thức của đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.
khá lớn lên công ty chưa phát triển được hệ thống kênh phân phối lớn.
- Công ty sử dụng loại kênh phân phối ngắn công ty một phần bán trực tiếp sản phẩm của mình
Qua cách cung ứng này thì các sản phẩm của công ty có thể trược tiếp đến tận tay khách hàng và những vấn đền phát sinh sẽ được giải quyết ngay, qua cách cung ứng này khách hàng và công ty có sự liên hệ mật thiết với nhau.
Ngoài cách cung ứng như trên là phổ biến công ty có các đối tác trung gian nhằm thu hút một số lượng khách hàng cho công ty và tăng khả năng bao phủ thị trường.
- Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:
Lập kế hoạch về chính sách tiêu thụ sản phẩm là đoán trước số lượng khách hàng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ để có thể chủ động trong việc sắp xếp các loại sản phẩm. Việc lập kế hoạch một cách chính xác hay không là hết sức quan trọng, nó giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được nhịp nhàng, mạng lại hiệu quả cao, thể hiện khả năng đáp ứng các sản phẩm của công ty. Đồng thời nó ảnh hưởng tới kế hoạch tài chính khác của công ty, nếu nắm bắt được nhưu cầu đó thì sẽ mang lại lược nhuận cao cho doanh nghiệp.
+ Các hợp đồng, đơn đặt hàng đã kết thúc trước thời điểm kế hoạch. + Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các năm trước.
+ Kế quả dự đoán thị trường năm kế hoạch.
4.Chích sách xúc tiến hỗ hợp:
- Chính sách quảng cáo:
Công ty sử dụng công cụ cạnh tranh ngắn hạn, ngân sách cho công việc quảng cáo còn rất hạn ché, nên nhìn chung chính sách quảng cáo khếch trương của công ty chưa đem lại hiệu quả cao trong việc tiêu thụ. Tuy nhiên công ty vẫn thường xuyên tham gia một số hoạt động như: Hội trợ, triển lãm, giớ thiệu sản phẩm...cụ thể là:
+ Công ty thường xuyên tham gia vào hoạt động hội chợ. Hội chợ là cánh thức mà công ty có thể tiếp cận trực tiếp và đông đảo các đối tượng khách hàng và cũng là cơ hội để công ty hiểu biết về khách hàng. Các hoạt động khác như tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu ý kiến của khách hàng...Do đó sau mỗi đợt hội chợ công ty chưa ghi lại được nhiều dấu ấn cũng như ấn tượng đối với khách hàng.
+ Quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng: Công ty đã tích cực tăng khả năng quảng cáo của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên, việc quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng còn hạn chế, chủ yếu là trong quá trình đưa ra các sản phẩm mới. Công cuộc quảng cáo chưa thu hút được một luwongj khách hàng lớn.
+ Quảng cáo các sản phẩm của công ty thông qua các liên hệ trực tiếp với các khách hàng, nhân viên của công ty lien hệ trược tiếp với khách hàng cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng để tạo ra những cơ hội mới bán các sản phẩm của công ty. Công việc này tỏ ra rất có hiệu quả vì khách hàng được trực tiếp nắm bắt được câc thông tin và những thắc mắc được đội ngũ nhân viên có thể trực tiếp những thông tin mà khách hàng mong muốn.
Bảng 9: Chi phí cho các chính sách khuyến mại ( đơn vị: triệu đồng)
Năm 2009 2010 2011 2012 2013
Chi phí 120 214 190 210 180
( Nguồn phòng kinh doanh)
Công ty chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động khuyến mại, chiến lực công ty dề ra là giảm giá một số sản phẩm để phù hợp hơn với từng phân khúc khách hàng, các dịch vụ sau bán hàng của công ty cũng được cung cấp rất chu đáo với đội ngũ kỹ thuật có tay nghề cao.
Biểu đồ 4: Chi phí khuyến mại của công ty ( Đơn vị: triệu đồng)
( Nguồn phòng kinh doanh)
- Dịch vụ hướng tới khách hàng:
Hiện nay công ty dã có hệ thống thu thập xử lý thông tin phản hồi của các khách hàng để có cơ sở cho công việc cải tiến chất lượng của các sản phẩm của công ty để đáp ứng tốt nhất các nhưu cầu của khách hàng.
Công ty đã thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng và đã thực hiện một cuộc điều tra nhằm thu thập ý kiến phản hồi thông tin từ ý kiến của khách hàng, do vậy doanh nghiệp có thể xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn khắt khe và tìm những gì mà khách hàng mong muốn công ty đáp ứng.
sản phẩm của doanh nghiệp, nghiên cứu cấc đối thủ cạnh tranh do đó đưa ra được cải tiến với các sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Sau mỗi lần bản bưỡng các sản phẩm phần mềm công ty đã đúc rút ra nhiều kinh nhiệm mới về các thiếu sót của sản phẩm.
Công ty đã xây dựng được các chính sách nhằm khuyến kích khách hàng đến với các sản phẩm của công ty. Các chính sách đó là đưa thêm các dịch vụ gia tăng như các phần mềm hỗ trợ khác mà khách hàng mong muốn, công việc tư vấn cho khách hàng cũng được công ty chú trọng. Đối với các khách hàng truyền thống hoặc các khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn thì công ty có các chính sách riêng như giả giá một số sản phẩm phần mềm hoặc thường xuyên cung cấp thông tin về các sản phẩm phần mềm mới mà công ty mới đưa ra thị trường.
Công ty đã tổ chức thu thập thông tin về khách hàng qua đó những ý kiến của khách hàng về chất lượng các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp. Từ đó công ty đã phát huy được những ưu điểm và hạn chế những nhược điểm. Dịch vụ sau khi lắp đặt và bán các sản phẩm:
-Có các cuộc bảo trì các phần mềm cung cấp cho khách hàng, giải quyết các khúc mắc của khách hàng.
- Nâng cấp các ơhaanf mềm khi khách hàng có nhưu cầu, với đội ngũ nhân viên kỹ thuật có tay nghề cao và các sản phẩm phần mềm tích ứng được với nhiều đối tượng khách hàng sẽ làm cho họ tin tưởng khi sử dụng các sản phẩm của công ty.
- Hổ trợ về mặt kỹ thuật cho khách hàng, khách hàng được dùng thử các sản phẩm phần mềm của công ty miễn phí, khi có gì thắc mắc thì đội ngũ nhân viên kỹ thuật sẽ giải thích cho khách hàng, khách hàng sẽ được cung cấp các dịch vụ mà họ sẽ thực sự ưng ý khi mua.
5. Chính sách kiểm soát tiêu thụ sản phẩm
Dựa trên cơ sở các chỉ tiêu đề ra về tiêu thụ sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh, công ty tiến hành kiểm
soát hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong tất cả quá trình từ sản xuất ra các sản phẩm tới quá trình lắp đặt cho khách hàng, nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm, bao gồm cả việc đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực và trang thiết bị, sau đósẽ kiểm soát sao cho việc tiêu thụ sản phẩm đúng với quy trình của công ty. Trong sổ tay chất lượng của công ty, trong tất cả các khâu từ khâu nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm, rồi đến khâu tiêu thụ sản phẩm đều được kiểm tra giám sát chặt chẽ. Như thế một khi có vướng mắc ở khâu nào sẽ nhanh chóng tìm ra và khắc phục. Công tác phân phối của công ty có hoặc không thông qua đại lý phân phối, vì thế việc đảm bảo chất lượng hay giá bán qua kênh phân phối không gặp quá nhiều khó khăn.
Kiểm soát tiêu thụ sản phẩm đã đảm bảo cho việc giao hàng đúng số lượng, đúng chất lượng, giá bán và địa điểm mà khách hàng yêu cầu.Quá trình kiểm soát tiêu thụ sản phẩm được thực hiện liên tục tạo điều kiện cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm của công ty đạt được hiệu quả cao.
III. Đánh giá về hoạt động marketing- mix của công ty công nghệ ezcloud toàn cầu.
1.Ưu điểm:
- Là một công ty chuyên phát triển những sản phẩm phần mềm quản lý nhà hàng và khách sạn, công ty được thành lập cách đây một thời gian dài dã tích lũy nhiều kinh nhiệm trong các lĩnh vực kinh doanh của mình, khách hàng hiện có cũng tương đối lớn đồng thời số lượng khách hàng này cũng là những khách hàng tiềm năng trong tương lai
-Có cơ sổ vật chất tốt đảm bảo cho các chính sách chung của công ty đề ra cũa như chính sách marketing để phục vụ cho sự phát triển và duy trì các công việc của công ty.
- Sản phẩm đă được cải tiến giúp cho các sản phẩm nay có thê đáp ứng được những biến động của thị trường và những nhưu cầu mới của khách hàng và việc quảng bá các sản phẩm của công ty diễn ra dễ dàng hơn.
- Đội ngũ nhân viên được đào tao một cách bài bản có chuyên môn sâu, tạo dựng sự tin tưởng của khách hàng và là một lợi thế cạnh tranh cho công ty. - Để tạo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn công ty đã nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ của công ty cung cấp và các dịch vụ sau bán hàng cũng đựa tổ chức tốt.
- Với đặc điểm là các sản phẩm đều do công ty tạo ra công việc cải tiến và giá thàn cũng được thany đổi với từng lại đối tượng khách hàng đã tạo lên một lợi thế cạnh tranh rất lớn trong công việc thu hút khách hnagf về phía công ty.
- Công ty đã chú trọng đến yếu tố con người, luôn quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ nhân viên, đảm bảo thu nhập ổn định. Công ty coi trọng công tác bồi dưỡng phát triển đội ngũ nhân viên kỹ thuật đều có trình độ cao, có năng lực và tinh thần trách nghiêm đối với các công viêc của công ty. - Công ty có chính sách giá linh hoạt đối với những khách hàng ở những khu vực khác nhau do đó tạo được niềm tin và sự thoải mái khi tiêu thụ sản phẩm của khách hàng.
2.Nhược điểm:
Khách hàng của công ty rộng khắp nhưng mạng lưới tiêu thụ của công ty còn mỏng, tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn và các tỉnh lân cận dẫn đến việc khách hàng có nhu cầu nhưng do khó khăn trong việc tiếp cận các sản phẩm của công ty.
Công tác nghiên cứu và dự báo thị trường còn mang nặng tính lý thuyết, nhân viên nghiên cứu và dự báo thị trường chủ yếu xem xét nhu cầu và dự báo nhu cầu thị trường dựa vào các số liệu có sẵn mà khách hàng cung cấp mà thiếu đi sự quan sát, tìm hiểu thực tếđể nắm bắt vấn đề một cách sâu rộng, từđó dẫn
đến việc không đi đến được tận gốc.
Phương thức bán hàng của công ty hiện nay còn thiếu sự năng động, nhạy bén trong việc tìm kiếm các đối tác.
- Về các kênh phân phối chủ yếu là trực tiếp đội ngũ nhân viên của công ty trực tiếp liên hệ với các đối tượng khách hàng, điều đó cũng tạo cho không ít khó khăn như, công ty phải tiêu tốn nhiều nguồn lực hơn để tìm kiếm các khách hàng mới, thực hiện nhiều công việc, khó khăn trong việc tìm các đối tác trung gian, vì vậy việc tiêu thụ các sản phẩm của công ty cũng gặp nhiều khó khăn.
- Các sản phẩm có giá trị cao, tiêu dùng một sản phẩm trong thời gian dài, số lượng khách hàng mới của công ty có dáu hiệu giảm qua các năm.
- Tài chính cho việc quảng cáo và khuyến mại còn hạn hẹp, vì quá trình tìm hiểu và thu hút khách hàng cần có thời gian và tốn kém.
CHƯƠNG III:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING- MIX TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
EZCLOUD TOÀN CẦU .
I. Phương hướng chung trong hoàn thiện hoạt động marketing- mix tại công ty cổ phần công nghệ ezcloud toàn cầu.
1. Phương hướng chung trong quá trình phát triển của công ty.
Tăng cường đầu tư chiều sâu với mục đích không ngừng nâng cao chiều sâu của chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm nhằm mởi rộng thị trường vàđáp ứng những nhu cầu của từng vùng thị trường.
Xây dựng phát triển chiến lược công nghệ, cung cấp và chuyển giao công nghệ.
Tăng cường công tác cải tiến, đối với công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Đi sâu nghiên cứu thị trường ổn định và nâng cao hiệu quả thị trường cũ, mở rộng thị trường mới tại những khu vực tập trung phát triển du lịch.
Nghiên cứu sắp xếp lại bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất. Không ngừng nâng cao công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ và nhân viên thông qua hội thảo và công tác đào tạo lại.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, thực hiện các nghĩa vụ với