Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 77 - 79)

- Đối tượng khác 41 23 69 73 54 92 4.33

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường pháp lý về hoạt động ngân hàng chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế

Các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng chủ yếu được xây dựng trên cơ sở các giao dịch thủ công với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp. Trong khi đó, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đòi hỏi phải áp dụng công nghệ mới và quy trình nghiệp vụ hiện đại, nhanh chóng. Với tốc độ phát triển dịch vụ như hiện nay, nhiều quy định pháp lý đã tỏ ra

24

bất cập và không bao hàm hết các mặt nghiệp vụ, gây khó khăn cho VPBank khi muốn triển khai dịch vụ mới.

- Hiệu lực pháp chế thấp

Ý thức chấp hành luật pháp của người dân (các cá nhân, tổ chức) còn chưa cao. Các quy định về pháp lệnh thống kê kế toán cũng chưa đủ sức buộc doanh nghiệp thực hiện đúng chế độ kế toán. Số liệu kế toán của doanh nghiệp là cơ sở để ngân hàng tiến hành thẩm định, cấp tín dụng và các dịch vụ chưa thực sự là cơ sở đáng tin cậy. Điều này gây trở ngại lớn cho VPBank nói riêng và NHTM nói chung trong việc mở rộng các dịch vụ của mình.

- Hiệu quả sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính và quản trị của các doanh nghiệp nhìn chung còn thấp

Các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước – thành phần kinh tế giữ vị trí then chốt, chủ đạo, là xương sống của nền kinh tế – nhưng kết quả hoạt động kinh doanh còn thấp. Các loại hình kinh tế khác như công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, cá thể, vốn tự có rất ít, trình độ, năng lực kinh doanh , năng lực quản trị thấp, khả năng tăng trưởng, phát triển sản xuất kinh doanh vô cùng khó khăn, là một trở ngại lớn cho ngân hàng trong đầu tư tín dụng và phát triển dịch vụ ngân hàng. Mặt khác, do năng lực quản trị yếu, sự hiểu biết còn hạn chế về kinh tế thị trường, kinh tế thế giới và luật pháp, kinh nghiệm hoạt động ít, các doanh nghiệp loại này thường có những vụ làm ăn liều lĩnh, đổ bể, thất thoát vốn… dẫn đến nợ quá hạn và không trả được nợ cho ngân hàng.

- Điểm xuất phát thấp, nền kinh tế thị trường nước ta còn đang ở mức sơ khai

Cơ sở hạ tầng yếu kém, công nghệ kỹ thuật lạc hậu, trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật chưa cao. Cơ sở vật chất, thu nhập bình quân của người dân còn rất thấp, chưa đủ điều kiện để thực hiện các dịch vụ ngân hàng hiện đại.

- Chỉ số giá cả tăng liên tục:

25

vốn vào các hình thức khác sinh lợi hơn, an toàn hơn cho khoản tiền nhàn rỗi của mình.

- Sự gia tăng số lượng các ngân hàng

Sự gia tăng nhanh chóng số lượng ngân hàng dẫn đến sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được huy động vốn VND với một tỷ lệ cởi mở hơn theo cam kết thương mại Việt Mỹ, với mô hình gọn nhẹ, phong cách phục vụ chuyên nghịêp, lãi suất huy động hấp dẫn đã ngày càng thu hút được nhiều khách hàng.

- Ngân hàng nhà nước chưa tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho dịch vụ ngân hàng phát triển

Cơ chế quản lý và cấp phép cho các dịch vụ ngân hàng chưa phù hợp với thực tiễn. Hiện tại cơ chế quản lý và cấp phép đối với việc cung cấp dịch vụ ngân hàng của các tổ chức tín dụng (TCTD) được NHNN thực hiện theo hai kênh:

Thứ nhất, quy định về loại hình dịch vụ được phép cung cấp trong giấy phép thành lập và hoạt động của các TCTD.

Thứ hai, cho phép cung cấp dịch vụ ngân hàng cụ thể theo quy định tại các quy chế về từng nghiệp vụ ngân hàng vụ thể (như quy chế về bao thanh toán, môi giới tiền tệ…). Trên thực tế, cơ chế này đã tỏ ra không phù hợp với tính năng động trong hoạt động của các TCTD và yêu cầu quản lý của NHNN, như giấy phép không thể cập nhật các loại hình dịch vụ TCTD được phép thực hiện theo quy chế nghiệp vụ cụ thể được ban hành sau khi giấy phép được cấp. Điều này dẫn đến thực trạng là các TCTD vẫn được thực hiện cả các nghiệp vụ không được quy định trong giấy phép, do vậy, làm giảm hiệu lực pháp lý của giấy phép.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ bán lẻ tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)