Mục tiêu và phạm vi áp dụng của mô hình:

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 62)

Chương 1 đã trình bày các mô hình lý thuyết về tăng trưởng. Trong phần đề tài này chỉ trình bày một số kết quả áp dụng các mô hình cho thành phố Hà Nội và được sử dụng cho phân tích và đề ra các giải pháp cho tăng trưởng cho thành phố Hà Nội.

I.1.Mục tiêu của mô hình:

- Mô hình hóa quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và các yếu tố đầu vào liên quan (thể hiện bằng các yếu tố biểu hiện cho tăng trưởng).

- Từ các mô hình được thiết lập, phân tích tác động của các yếu tố tới tăng trưởng, và sự biến động của các yếu tố này theo thời gian.

- Đánh giá vai trò của một số nhân tố tới tăng trưởng, đề xuất một số kiến nghị cho tăng trưởng kinh tế thủ đô Hà Nội.

I.2.Yêu cầu:

- Lựa chọn mô hình có cấu trúc phù hợp, nhằm đảm bảo khả năng có thể kiểm nghiệm được với hệ thống số liệu của thành phố Hà Nội.

- Lựa chọn mô hình phù hợp để có thể ước lượng và phân tích kết quả cho tăng trưởng thành phố Hà Nội.

Trang 62

I.3.Phạm vi áp dụng:

Các mô hình mục tiêu được xây dựng nhằm tìm ra các tham số phục vụ cho phân tích tăng trưởng và đưa ra giải pháp cho tăng trưởng kinh tế cho Hà Nội. Do điều kiện cụ thể của số liệu kinh tế Hà Nội, mô hình được áp dụng thử nghiệm cho kinh tế thủ đô thời kỳ 1955-2008. Tuy nhiên một số mô hình sẽ được áp dụng cho kinh tế Hà Nội thời gian 1961-2008, do đó khi xem xét các tác động dài hạn, mô hình có những hạn chế nhất định.

I.4.Dữ liệu và phương pháp ước lượng:

+ Nguồn dữ liệu

Số liệu dùng tính toán ước lượng trong đề tài này nhận được từ các nguồn sau đây:

- Số liệu từ các Niên giám thống kê thành phố Hà Nội giai đoạn 1955-2008.

- Các chỉ tiêu kinh tế xã hội (www.gso.gov.vn). - Số liệu của Tổng cục Thống kê.

- Số liệu của các sở trong thành phố Hà Nội.

- Trong các số liệu trên có một số số liệu không thống nhất ( ví dụ số liệu về dân số, tăng trưởng các sản phẩm công nghiệp…). Đề tài đã lựa chọn theo nguyên tắc chọn các số liệu mới nhất trên cơ sở so sánh các nguồn khác nhau.

Trang 63 - Hà Nội qua số liệu thống kê 1945 - 2008 ( TỦ SÁCH THĂNG LONG 1000 NĂM), Nguyễn Thị Ngọc Vân ( chủ biên), Nhà Xuất Bản Hà Nội 2010.

+ Phương pháp ước lượng:

Hầu hết các phương trình của mô hình đều được ước lượng theo phương pháp OLS bằng phần mềm EVIEWS. Vì chuỗi số liệu nhiều thời điểm còn thiếu nên trong quá trình ước lượng gặp rất nhiều khó khăn.

II. Các kết quả ƣớc lƣợng:

II.1. Kết quả ước lượng hàm sản xuất Hà Nội:

II.1.1. Ƣớc lƣợng hàm sản xuất chung của Hà Nội giai đoạn 1955- 2008:

LOG(GDP/L)= 0.71088*LOG(K/L) + 0.14119 Prob=(0.001241 ) (0.004167)

= 0.924358 D-W= 0.983224

Qua các kiểm định về khuyết tật, mô hình phù hợp với mức ý nghĩa = 1%. Trong đó là hệ số xác định, D-W là giá trị thống kê Durbin Watson. Từ phương trình trên ta tính được độ co dãn của sản lượng theo vốn là 0.71 , theo lao động là 0.29.

Trang 64

II.1.2. Ƣớc lƣợng hàm sản xuất cho khu vực công nghiệp giai đoạn 1955-2007:

LOG(GDPC/LC)= 0.780246*LOG(KC/LC) Prob=(0.037245)

= 0.950016 D-W= 0.870164

Qua các kiểm định về khuyết tật, mô hình phù hợp với mức ý nghĩa = 5%. Trong đó là hệ số xác định, D-W là giá trị thống kê Durbin Watson. Từ phương trình trên ta tính được độ co dãn của sản lượng theo vốn là 0.78 , theo lao động là 0.22.

II.1.3. Ƣớc lƣợng hàm sản xuất cho khu vực nông nghiệp giai đoạn 1955-2007:

LOG(GDPN/LN)= 0.40825*LOG(KN/LN) + 0.72537 Prob=( 0.027394) (0.000162)

= 0.881207 D-W= 1.341281

Qua các kiểm định về khuyết tật, mô hình phù hợp với mức ý nghĩa = 5% . Trong đó là hệ số xác định, D-W là giá trị thống kê Durbin Watson. Từ phương trình trên ta tính được độ co dãn của sản lượng theo vốn là 0.41, theo lao động là 0.59.

Trang 65

II.1.4. Ƣớc lƣợng hàm sản xuất cho khu vực dịch vụ giai đoạn 1955- 2007:

LOG(GDPDV/LDV)= 0.620132*LOG(KDV/LDV)+ 0.042417 Prob=( 0.000381) (0.004932)

= 0.786367 D-W= 1.812097

Qua các kiểm định về khuyết tật, mô hình phù hợp với mức ý nghĩa =1%. Trong đó là hệ số xác định, D-W là giá trị thống kê Durbin Watson. Từ phương trình trên ta tính được độ co dãn của sản lượng theo vốn là 0.62, theo lao động là 0.38.

II.2. Đánh giá các kết quả ước lượng hàm sản xuất thủ đô Hà Nội:

- Ƣớc lƣợng hàm sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế Hà Nội

LOG(GDP/L)= 0.71088*LOG(K/L)+ 0.14119

Qua kết quả ước lượng trên ta thấy trong thời kỳ đang xét khi vốn tăng 1% thì GDP tăng 0.71% lao động tăng 1% thì GDP tăng 0.28% . Như vậy vốn đóng góp vào tăng trưởng rất cao, trong khi lao động và tiến bộ công nghệ lại có vai trò khá khiêm tốn. Kết quả tính toán này chứng tỏ trong giai đoạn 1955-2008 tăng trưởng của thủ đô Hà Nội chủ yếu theo chiều rộng ( mở rộng quy mô sản xuất), và tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao thì Hà Nội cần rất nhiều vốn, đây cũng là một thách thức lớn cho tăng trưởng kinh tế thủ đô trong những năm tới.

Trang 66

- Đối với khu vực công nghiệp

Từ hàm ước lượng

LOG(GDPC/LC)= 0.780246*LOG(KC/LC) + 1.356428

Kết quả tính toán cho thấy đóng góp vào tăng trưởng chủ yếu là vai trò của vốn, lao động có vai trò khá nhỏ. Trong khu vực công nghiệp, khi vốn tăng 1% thì GDPC tăng khoảng 0.78%, lao động tăng 1% thì GDPC tăng 0.22%. Như vậy trong ngành công nghiệp, vai trò của vốn rất lớn, yếu tố lao động đóng vai trò nhỏ bé. Đặc biệt, tiến bộ công nghệ đã phát huy tác dụng.

- Đối với khu vực nông nghiệp

Từ hàm ước lượng

LOG(GDPN/LN)= 0.40825*LOG(KN/LN) + 0.72537

Kết quả tính toán cho thấy đóng góp của vốn vào tăng trưởng khu vực nông nghiệp bé hơn đóng góp của lao động . Đóng góp của tiến bộ công nghệ là có nhưng còn chưa lớn. Theo kết quả ước lượng trên khi vốn tăng 1% thì GDPN tăng 0.41%, trong khi đó lao động tăng 1% thì GDPN tăng 0.59% .Tuy nhiên cũng phải thấy rằng vốn trong nông nghiệp chưa kể đến đất đai.

- Đối với khu vực dịch vụ:

Từ hàm ước lượng:

LOG(GDPDV/LDV)= 0.620132*LOG(KDV/LDV)+ 0.042417

Kết quả tính toán cho thấy đóng góp của vốn vào tăng trưởng lĩnh vực dịch vụ lớn hơn đóng góp của lao động . Đóng góp của tiến bộ công nghệ là có nhưng rất nhỏ bé. Theo kết quả ước lượng trên khi vốn tăng 1% thì GDPDV tăng 0.62%, trong khi đó lao động tăng 1% thì GDPN tăng 0.38%.

Trang 67

Tóm lại: từ kết quả ước lượng GDP theo vốn và lao động cho toàn bộ

nền kinh tế thủ đô cho thấy nguồn gốc tăng trưởng Hà Nội trong giai đoạn 1955-2008 chủ yếu là do vốn và có một phần đóng góp đáng kể của khoa học công nghệ trong sản xuất công nghiệp. Nói cách khác nền kinh tế Hà Nội phát triển chủ yếu về chiều rộng, bằng cách sử dụng các nguồn lực vật chất nhưng cũng đã có xu hướng phát triển về chiều sâu trong sản xuất công nghiệp. Trong tăng trưởng theo chiều rộng thì kinh tế thủ đô vẫn nghiêng về sử dụng nhiều vốn hơn là nhiều lao động.

Trang 68

Kết luận và kiến nghị

Tăng trưởng nhanh và bền vững là mục tiêu trước mắt và lâu dài cho Việt Nam nói chung và kinh tế thủ đô Hà Nội nói riêng. Để đạt được điều đó, cần phải nghiên cứu quá trình tăng trưởng, tìm ra con đường đi hợplý nhất cho nền kinh tế. Nghiên cứu này mong muốn đóng góp một phần cho sự phát triển chung của kinh tế thủ đô Hà Nội. Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra và có những đóng góp sau đây:

- Đề tài đã làm rõ những quan điểm về tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là quan điểm ở Việt Nam hiện nay: tăng trưởng kinh tế có hai mặt thống nhất là lượng và chất.

- Đề tài đã phân tích định lượng thực trạng tăng trưởng kinh tế Hà Nội giai đoạn 1955-2008. Trong phân tích này, đề tài sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để làm rõ thực trạng của tăng trưởng kinh tế chung và tăng trưởng trong các ngành của Hà Nội. Các phân tích ở phần này cho thấy: tăng trưởng kinh tế của Hà Nội chủ yếu là tăng trưởng phụ thuộc vào vốn, yếu tố lao động và tiến bộ công nghệ có vai trò nhỏ, dẫn đến kinh tế tăng trưởng thiếu bền vững ( chất lượng tăng trưởng chưa cao).

Bằng công cụ kinh tế lượng và phần mềm EVIEWS, đề tài đã ước lượng được các phương trình về hàm sản xuất thích hợp. Từ đó xây dựng được các mô hình tăng trưởng nhằm đánh giá tăng trưởng thành phố Hà Nội giai đoạn 1955-2008.

Để có thể đề ra các biện pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hiệu quả thì vấn đề xây dựng các mô hình định lượng tác động của các yếu tố tới tăng trưởng chung của nền kinh tế cũng như của từng ngành là hết sức cần thiết. Tuy nhiên để các dự báo có độ tin cậy cao thì nhất thiết phải xây dựng được

Trang 69 hệ thống số liệu hoàn chỉnh, chính xác. Từ kết quả tính toán, đề tài xin được đề xuất một số ý kiến và giải pháp sau:

1.Về số liệu:

Có được tập hợp số liệu đầy đủ cho việc nghiên cứu hiện nay là hết sức khó khăn. Thực tế cho thấy số liệu nếu có cũng thường không đầy đủ, các số liệu từ nhiều nguồn thường không thống nhất, gây khó khăn trong việc xử lý số liệu. Vì vậy nhóm tác giả xin đề nghị nhà nước sớm ban hành cơ chế bắt buộc các cơ quan chuyên ngành cũng như các địa phương làm công tác thống kê một cách chính xác và đầy đủ. Lãnh đạo các cơ quan ban ngành, các địa phương phải coi công tác thống kê là một nhiệm vụ quan trọng, từ đó yêu cầu các tổ chức, các nhân hoàn thành tốt các nhiệm vụ của công tác thống kê, để góp phần định hướng phát triển kinh tế tốt hơn.

2.Về tăng trưởng kinh tế Thủ đô Hà Nội:

Giai đoạn 1955-2008, Hà Nội đã cố gắng phát huy các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao. Cụ thể tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt trung bình 3.327%/năm trong giai đoạn 1961-2007, tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.2829%/năm trong giai đoạn 1957-2007 ( xem thêm phần tính toán trong phụ lục). Như đã phân tích ở chương 2 và các tính toán trong chương 3 đều cho thấy để đạt được mục tiêu như Quyết định 1081/QĐ-TTg do thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Trang 70 đề ra là tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2011-2015 đạt 12- 13%/năm, thời kỳ 2016-2020 đạt khoảng 11-12%/năm và khoảng 9,5- 10%/năm thời kỳ 2021-2030 thì thành phố Hà Nội phải thực hiện một số giải pháp sau:

a.Giải pháp về vốn:

Như đã phân tích ở trên, vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế Hà Nội là quan trọng bậc nhất. Để đáp ứng được nguồn vốn cho tăng trưởng trong thời gian tới, Hà Nội cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Cần phải có chiến lược huy động mọi nguồn vốn hợp lý cho phát triển kinh tế của Hà Nội.

- Hoàn thiện môi trường đầu tư, nhằm thu hút nhiều hơn nữa vốn đầu tư từ nhiều nguồn để có đủ vốn phát triển khoa học công nghệ và nền sản xuất công nghiệp của thủ đô.

- Tạo điều kiên cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển như: hỗ trợ khởi nghiệp, tạo điều kiện về thủ tục vay vốn, các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp. Đây là một kênh huy động vốn khá quan trọng đề phát triển kinh tế, huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân thủ đô vì vốn ban đầu của các doanh nghiệp này chủ yếu là tự có hoặc vay của người nhà, bạn bè.

- Tăng cường thu hút vốn cho đầu tư nước ngoài, mặt khác tăng cường thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ.

- Giảm tỷ trọng vốn nhà nước trong các doanh nghiệp nhà nước ( chỉ giữ lại các doanh nghiệp liên quan đến an ninh quốc phòng và các doanh nghiệp phục vụ lợi ích công cộng) để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Trang 71 b.Giải pháp về công nghệ

Một trong nhân tố chính tác động tới tăng trưởng của Hà Nội là yêu tố công nghệ. Để có thể tăng trưởng bền vững, theo chiều sâu thì Hà Nội cần thực hiện tốt một số các biện pháp sau đây:

- Chú trọng thúc đẩy, triển khai các công nghệ hiện đại trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng vốn.

-Hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Hỗ trợ các tổ chức tuyên truyền, thông tin, quảng bá về đổi mới công nghệ và phát triển công nghệ mới.

- Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, đồng thời nhanh chóng hội nhập khu vực và quốc tế.

c. Giải pháp về nguồn nhân lực

Trong thời gian qua, sự đóng góp của nguồn nhân lực vào tăng trưởng kinh tế là chưa nhiều. Để nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng, Hà Nội cần có một số giải pháp về nguồn nhân lực như sau:

- Tăng cường chất lượng trong đào tạo nguồn nhân lực và dự báo đúng lượng cầu nhân lực trong các ngành nghề. Đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng được với yêu cầu của các doanh nghiệp, tránh hiện

Trang 72 tượng phải đào tạo lại hoặc nguồn lao động làm việc không đúng với chuyên môn được đào tạo gây lãng phí nguồn lực.

-Tăng cường hợp tác với nước ngoài và thu hút nhiều hơn nữa đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tạo bước đột phá lớn trong đào tạo nguồn nhân lực của thủ đô.

d. Một số biện pháp khác

- Tăng cường vốn, nhân lực, công nghệ để phát triển các ngành thế mạnh của thủ đô như: dệt may; chế biến nông sản, thực phẩm; hóa chất; cơ khí chế tạo; điện tử viễn thông và công nghệ thông tin.

- Thân thiện với các doanh nghiệp lớn nhằm thu hút các doanh nghiệp này đầu tư vào Hà Nội.

- Liên kết kinh tế với các tỉnh lân cận, một mặt giúp các tỉnh này phát triển kinh tế phục vụ mục tiêu phát triển chung của cả nước, mặt khác cũng tạo được thị trường cũng như đầu vào cho nền sản xuất thủ đô. - Có chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ, nhân lực, có hiệu quả cạnh tranh cao, tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp này phát triển. Vì các doanh nghiệp này đang hoặc sẽ là những đầu tàu kinh tế cho thủ đô.

Trang 73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Giáo trình kinh tế phát triển,trường đh kinh tế quốc dân

- Giáo trình kinh tế vĩ mô,trường đại học kinh tế quốc dân.

- Economics, 17th Edition - Samuelson & Nordhaus.

- Giáo trình lịch sử các học thuyết kinh tế,nxb trường đại học kinh tế quốc dân.

- Slide môn học kinh tế vĩ mô,Ths.Nguyễn Thị Hồng,trường đại học Ngoại thương.

- Niên giám thống kê thành phố Hà Nội giai đoạn 1955-2008. - Các chỉ tiêu kinh tế xã hội (www.gso.gov.vn)

- Số liệu của Tổng cục Thống kê.

- Số liệu của các sở trong thành phố Hà Nội.

- Hà Nội qua số liệu thống kê 1945 - 2008 ( TỦ SÁCH THĂNG LONG 1000 NĂM), Nguyễn Thị Ngọc Vân ( chủ biên), Nhà Xuất Bản Hà Nội

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ ÁP DỤNG CHO THÀNH PHỐ HÀ NỘI (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)