Nguyên nhân thất bạ

Một phần của tài liệu kinh doanh đa cấp lịch sử hình thành và phát triển (Trang 47 - 48)

Tháng 3-2011, Cty Agel Việt Nam đã chủ động đóng cửa trước, lý do chính là do Cty làm ăn thua lỗ, cộng với việc Agel toàn cầu có thay đổi về nhân sự và chủ sở hữu, nên họ tái cấu trúc lại thị trường. Agel tại Mỹ có thông báo chính thức đóng cửa thị trường tại Việt Nam. Lý do đóng cửa cũng không được thông báo rõ ràng.

Ngoài ra, khi Agel toàn cầu muốn thay Cty Agel Việt Nam bằng pháp nhân khác 100% vốn nước ngoài, thì bà Yến đòi họ phải trả 180.000 USD, gọi là công chi phí xây dựng thị trường tại Việt Nam, nhưng họ không đồng ý. Từ đó, mối quan hệ giữa lãnh đạo Cty Agel Việt Nam và Agel toàn cầu không tốt. Vì thế, khiến Agel toàn cầu có cái nhìn không thiện chí với thị trường Việt Nam.

Đoán biết Agel toàn cầu sẽ rút lui, nên lãnh đạo Cty đã chủ động bán tháo hàng còn lại trong kho, cho đóng cửa Cty, bán tài sản rồi lặn mất tăm luôn. Họ cũng không hề làm thủ tục thông báo tới các thành viên, cũng không trình báo cơ quan chức năng, theo quy định

Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa là do công tác quản lý yếu, hiện tượng đầu cơ. Một Senior Director cho biết, có người đầu tư tiền tỷ mở hàng loạt mã số để nhanh chóng được lên vị trí, mong kiếm được nhiều hoa hồng. Sau đó, ôm hàng về bán phá giá thị trường...

Những người tham gia mạng lưới bán hàng cho Agel vì hám lợi nên đã bị lừa, để rồi sau đó chính họ lại trờ thành tòng phạm để đi dụ dỗ, lừa người khác. Tuy nhiên, để xác định ai là người cầm đầu việc lừa đảo thì không dễ tý nào...Vào Việt Nam vào tháng 7/2008, nhưng đến năm 2009 đã có tháng doanh thu của Agel Việt Nam lên đến 2 triệu USD. Chắc chắn phần lớn trong số này là tiền xúi giục đầu cơ mà có. Chính những người đứng đầu cao nhất của Agel Việt Nam đã phá nó, nhà hỏng từ nóc nên nhà sập càng nhanh. Đáng tiếc cho Agel, có cơ hội trở thành công ty hàng đầu với một sản phẩm rất tốt nhưng đã tự hủy hoại sự nghiệp của mình.

Ngoài đầu cơ, một trong những nguyên nhân khá quan trọng khiến Agel sụp đổ, đó là năng lực quản lý của công ty. Khi đi tư vấn, các NPP chỉ nêu những nhà lãnh đạo lừng danh của tập đoàn… ở bên Mỹ, nhưng quên rằng đang làm việc với Agel Việt Nam, với đội ngũ lãnh đạo xộc xệch và nội bộ như mớ bòng bong. Công ty luôn luôn có giám đốc ủy quyền là người Việt Nam do người Mỹ tự ý chỉ định, không ngoài việc đưa người quen của mình vào. Chỉ trong 3 năm đã thay đổi 3 đời giám đốc ủy quyền, cho thấy sự bất ổn quá lớn. Điều này đã gây ra những

Hình thức kinh doanh đa cấp

chồng chéo về công việc, va chạm quyền lợi và cạnh tranh quyền lực khiến nội bộ liên tục lục đục.

Hậu quả:

Gây thiệt hại cho khoảng 3 vạn người, có người mất tiền hàng tỉ đồng, nhiều người trắng tay sau vụ việc, chưa có 1 thống kê chính xác cho sự mất mát sau khi Agel đột ngột đóng cửa.

Đây là hồi chuông cảnh báo cho những doanh nghiệp làm ăn bất chính, không tuân thủ pháp luật nước sở tại, muốn trục lợi cho bản thân.

KDĐC là 1 hình thức kinh doang hay và sáng tạo, nhưng Agel đã giáng 1 đòn chí mạng vào lòng tin của người Việt, làm họ chỉ thấy nó là 1 hình thức kinh doanh lừa đảo, không nên đầu tư.

Một phần của tài liệu kinh doanh đa cấp lịch sử hình thành và phát triển (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w