1. Nâng cao chất lượng chương trình truyền hình và chất lượng chương trình quảng cáo trình quảng cáo
Nâng cao chất lượng chương trình có ý nghĩa sống còn không những đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước giao phó mà còn đối với quảng cáo trên truyền hình. Chỉ có chương trình hay, hấp dẫn mới có thể thu hút được sự quan tâm theo dõi của khán giả màn ảnh nhỏ. Chương trình càng hay càng hấp dẫn (ở bất kỳ thể loại nào) thì càng có đông đảo người xem, điều đó đồng nghĩa với việc những thông tin quảng cáo sản phẩm dịch vụ của minh trên truyền hình. Một chương trình hay hấp dẫn cũng có thể phát lại vào những thời gian thích hợp, cũng vẫn thu hút khán giả xem chương trình và tất nhiên xem cả quảng cáo. Trong tương lai, mặc dù có nhiều đài truyền hình trên đất nước, bất luận trường hợp nào thì chẳng những người xem truyền hình, mà cả những nhà đầu tư, nhà sản xuất, kinh doanh - dịch vụ đều muốn xem, muốn quảng cáo ở những đài có nhiều chương trình chất lượng cao (cả về nội dung lẫn kỹ thuật).
Để thực hiện được các chương trình ( kể cả chương trình quảng cáo) hay chúng ta cần:
- Đầu tư các thiết bị còn thiếu, thay thế các thiết bị chắp vá trong hệ thống cho nó thành hệ thống đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng chương trình sản xuất ra.
- Cần đào tạo, bồi dưỡng kinh nghiệm cho đội ngũ biên tập viên làm chương trình.
- Mua các chương trình của nước ngoài.
Bên cạnh việc nâng cao chất lương chương trình có ý nghĩa sống còn đối với việc thu hút quảng cáo trên truyền hình của các tổ chức cá nhân
2. Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho sản xuất chương trình
Để có nhiều chương trình có chất lượng cao, ngoài yếu tố con người có ý nghĩa quyết định, bên cạnh đó cần phải tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật như trường quay, đầu tư máy móc thiết bị cho sản xuất chương trình truyền hình. Đó là những máy móc thiết bị, vật tư phải nhập khẩu từ các nước phát triển ta hiện nay chưa sản xuất được. Việc đầu tư phải có trọng tâm trọng điểm, tránh dàn trải, manh mún không hiệu quả. Vật tư thiết bị nhập khẩu phải có hiệu quả về mặt công nghệ và về mặt kinh tế phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước, của ngành truyền hình Việt Nam.
3. Bố trí hợp lý các cơ sở sản xuất chương trình
Theo đường lối, phương hướng phát triển ngành truyền hình, yêu cầu phải nâng cao chất lượng chương trình, và phải mang tính toàn quốc nhằm phục vụ sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Một mặt, trung tâm sản xuất chương trình ở Đài truyền hình Việt Nam chưa đủ khả năng để sản xuất, khai thác số lượng, chất lượng chương trình truyền hình ngày càng tăng, mặt khác địa hình của đất nước hình chữ S, dài hàng ngàn Km gây khó khăn cho việc phản ánh tình hình kinh tế xã hội chính xác, kịp thời. Chính vì vậy cần phải xây dựng và bố trí hợp lý các trung tâm sản xuất chương trình truyền hình ở các miền Bắc, Trung, Nam là cần thiết, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành truyền hình. Tuy nhiên, các trung tâm này phải xác định, tính toán qui mô, hiệu quả một cách kỹ lưỡng tránh những sai sót, không hiệu quả ...
4. Hoàn thiện tổ chức, quản lý trung tâm QC-DV truyền hình
4.1. Đối với bộ máy quản lý Trung tâm Quảng cáo & dịch vụ truyền hình
Trung tâm Quảng cáo & Dịch vụ truyền hình cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy quản lý của trung tâm. Để bộ máy hoạt động ngày càng mang lại hiệu quả cao, trung tâm cần hoàn thiện ngay những khiếm khuyết trong bộ máy quản lý của mình.
Nên sớm đề bạt hai Phó giám đốc cho trung tâm để giúp việc cho Giám đốc. Trong đó mỗi Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý một phần công việc trong trung tâm như sau:
- Phó giám đốc quản lý:
+ Phòng sản xuất chương trình quảng cáo + Phòng Marketing
- Phó giám đốc quản lý:
+ Phòng kế toán tài chính + Phòng hành chính tổng hợp + Phòng kinh doanh dịch vụ
4.2. Đối với phòng sản xuất các chương trình quảng cáo
Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng để có được đội ngũ và hệ thống trang thiết bị sản xuất các chương trình quảng cáo như nước ngoài chúng ta phải mất khoảng 10 đến 20 năm nữa.
Vậy phải làm như thế nào để có đội ngũ cán bộ sản xuất chương trình quảng cáo có đủ trình độ?
Trước mắt cần phải có đội ngũ nòng cốt đó là các nhà viết kịch bản, nhà tâm lý, và nhà đạo diễn nghệ thuật. Đội ngũ này chúng ta có thể có được, đó là các nhà sản xuất phim truyện, dù họ không thuộc ngạch làm chương trình quảng cáo, nhưng sau một thời gian họ có thể sẽ quen dần và có thể làm được các chương trình quảng cáo cho sản phẩm trong nước. Nhưng đó mới chỉ là giải pháp tạm thời trước mắt, về lâu dài ngành truyền hình cần phải có sự đầu tư thích đáng thông qua các chương trình đào tạo như: gửi đi học ở các nước , phát triển ngành công nghiệp quảng cáo.
5- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên truyền hình
Nhiệm vụ của các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó có truyền hình là phải phản ánh mọi mặt và góp phần thúc đẩy tích cực đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước, đồng thời ngày nay trình độ dân trí đã được nâng cao. Do vậy không dễ gì lèo bịp công chúng bằng những tác phẩm thiếu phẩm chất cần thiết. Do vậy các nhà báo, phóng viên, biên tập phải có đủ năng lực phẩm chất cần thiết, xứng đáng là những "chiến sĩ" trong mặt trận văn hóa tư tưởng.
Cùng với sự phát triển của cả nước, sự phát triển của ngành truyền hình trước hết là việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, sắp xếp lại cơ cấu tổ chức ... nhưng suy cho cùng yếu tố con người có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của nó. Xây dựng một độ ngũ cán bộ có trình độ ngành nghề là việc làm mang tính cấp bách đối với Đài truyền hình Việt Nam. Do tính chất đặc thù của ngành truyền hình, đội ngũ cán bộ nhân viên cũng có những tiêu chuẩn đặc thù so với các ngành khác.
Tóm lại, Đài truyền hình Việt Nam nói chung và Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền hình nói riêng phải bồi dưỡng và đào tạo một đội ngũ cán bộ đồng bộ, có trí tuệ, có tâm huyết với nghề, trung thực và có lương tâm mới đáp ứng được sự nghiệp của truyền hình hiện tại và tương lai.
Để có thể tăng doanh thu từ nguồn quảng cáo truyền hình khi chưa tăng được thời lượng quảng cáo, chỉ có một cách duy nhất là tăng được đơn gía quảng cáo thông qua phương thức đấu giá quảng cáo truyền hình.
Đấu giá hàng hoá là một hình thức bán hàng đặc biệt được tổ chức công khai ở một nơi nhất định, tại đó sau khi được xem trước hàng hoá, nững người mua sẽ cùng trả giá theo một thủ tục nhất định và cuối cùng hàng hoá sẽ được bán cho người nào trả giá cao nhất. Quan hệ:Một người bán – nhiều người mua. Mục đích: Chỉ áp dụng trong trường hợp chỉ có một người bán nhưng lại có nhiều người mua, cung ít hơn cầu, thị trường thuộc về người bán. Lợi thế của bán đấu giá là tạo cơ hội canh tranh công bằng, bình đẳng giữa những người mua hàng, qua đó trên cơ sở giá trị thực tế của hàng hoá sẽ xác định được một mức giá cạnh tranh có lợi nhất cho người bán hàng.; Giúp cho quá trình mua bán hàng hoá diễn ra nhanh chóng, nó tập trung được quan hệ cung cầu về một loại hàng hoá nào đó vào một thời gian và một địa điểm nhất định
Đối với sản phẩm quảng cáo truyền hình là loại sản phẩm tương đối đặc biệt và đặc thù (thời gian quảng cáo. Mục đích của việc đấu giá quảng cáo nhằm có được đơn giá quảng cáo cao nhất. Đơn giá quảng cáo chuẩn trên cơ sở phù hợp với quy luật cung cầu : giá cả xoay quanh giá trị của sản phẩm. Thông qua đấu giá, chúng ta sẽ có biên độ giá ở điểm cực đại và người bán là Trung tâm quảng cáo truyền hình sẽ có lợi nhất, doanh thu sẽ tăng. Cần áp dụng thử nghiệm, sau này khi có đầy đủ kinh nghiệm , điều kiện sẽ áp dụng chính thức cho quảng cáo trên VTV.
7. Tăng cường hoạt động Marketing quảng cáo truyền hình
Đầu năm 1999 phòng Marketing bắt đầu thực hiện công tác Marketing đúng theo nghĩa của nó, vì trong giai đoạn này sự cạnh tranh trong lĩnh vực quảng cáo truyền hình của các đài diễn ra rất sôi động. Nhưng trong hoạt động Marketing không đạt hiệu quả do không có sự nghiên cứu kỹ đối với khách hàng cũng như sản phẩm của khách đang kinh doanh.
Phòng Marketing cần có sự phân công trong công tác hoạt động này như: - Cử một nhóm chuyên nghiên cứu về các công ty trên thị trường hiện nay và họ đang kinh doanh những mặt hàng, sản phẩm đó thường phục vụ những đối tượng tiêu dùng nào ... Tìm hiểu thời gian theo dõi truyền hình của khán giả gồm những đối tượng nào.
- Từ những thông tin nghiên cứu tìm hiểu của nhóm nghiên cứu khách hàng, hình thành nên nhóm lập kế hoạch tiếp thị đối với khách hàng. Nhóm này là nhóm tiếp xúc với khách hàng, giới thiệu với khách hàng về hoạt động quảng cáo truyền hình và cố vấn cho khách với sản phẩm này quảng cáo vào lúc nào thì mang lại hiệu quả cao nhất cho sản phẩm của họ. Trong quá trình Marketing tìm hiểu thêm nhu cầu và ý tưởng của các nhà sản xuất, kinh doanh muốn quảng cáo sản phẩm của mình như thế nào? Xem phòng sản xuất chương trình quảng cáo có thể sản xuất được chương trình quảng cáo loại sản phẩm đó không? Nếu phù hợp thì lập phương án để sản xuất chương trình quảng cáo về loại sản phẩm và đem chào hàng cho các công ty có loại sản phẩm đó.
8. Tăng thời lượng quảng cáo
Trong hoạt động quảng cáo, thời lượng quảng cáo là một trong các yếu tố quyết định cho việc tăng doanh thu trong hoạt động quảng cáo truyền hình. Hiện nay, thời lượng thực hiện quảng cáo còn hạn chế như vậy vẫn chưa khai thác hết thời lượng được phát sóng quảng cáo.
Làm sao để tăng được thời lượng quảng cáo mà không bị người xem kêu? Để việc nâng thời lượng phát chương trình quảng cáo không bị người xem kêu cần thực hiện việc tăng việc phát từng chương trình quảng cáo lên. Sau khoảng một tháng lại tăng thêm một chương trình quảng cáo, mỗi chương trình quảng cáo chỉ được phép kéo dài trong 30 giây. Mỗi lần quảng cáo chỉ được phép phát 3 đến 4 chương trình quảng cáo (không kể việc quảng cáo giưã phim như thường lệ).
Lâu dần tạo cảm giác thành thói quen cho người xem và người xem không còn thấy khó chịu, đặc biệt phải phân bổ các chương trình quảng cáo hay (vào từng lúc cắt chương trình để quảng cáo) tạo cảm giác không bị nhàm chán cho người xem.