Trong thời gian chữa bệnh giúp đời, ông Edgar Cayce đã nhận được nhiều thư tín từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. Đọc những bức thưđó, người ta không khỏi lấy làm buồn tủi, nghẹn ngào và động lòng trắc ẩn trước bao nỗi đoạn trường, đau khổ, lầm than của nhân loại. Ông Edgar Cayce đã không quản công lao khó nhọc, làm việc không tiếc thân, bất kể ngày đêm, để giúp đỡ tất cả mọi người bằng những cuộc soi kiếp, giúp đỡ và bày vẽ phương pháp điều trị bệnh tật, cùng phương pháp giải quyết những nỗi khó khăn đau khổ trong cuộc đời của họ.
Có những bức thư trình bày những nỗi thắc mắc, băn khoăn của đương sự, chẳng hạn như của một thiếu phụ viết như sau: "Tôi tự hỏi không biết ông có thể dành cho tôi một cuộc soi kiếp để giúp ý kiến về đời sống tình cảm của tôi chăng? Tôi thật không còn biết tính sao? Tôi muốn tái giá và hy vọng có một gia đình ấm cúng, hạnh phúc, nhưng tôi e ngại không biết có lấy được người chồng vừa ý hay không, hay là có lẽ tôi không nên nghĩ đến việc tái giá nữa? Và chắc có lẽ cũng không có ai thương yêu tôi?".
Một người đàn bà khác viết: "Làm sao cho chồng tôi thay đổi tính tình, để cho gia
đình tôi được sống trong bầu không khí yên vui và hạnh phúc?”.
Những người viết thư bày tỏ tâm sự, dẫu là thông minh hay dốt nát, giàu hay nghèo, sang hay hèn, tất cảđều tiết lộ cho ta thấy sự thắc mắc băn khoăn của nhân loại. Dẫu họ là những người nhút nhát, tính tình khép chặt, cô đơn, bệnh tật, thất bại trên đường đời hoặc gia đình rối rắm, họđều có một nguyện vọng chung, là cải tiến tình trạng hiện tại để làm cho số phận của họ trở nên tốt đẹp hơn. Trong hầu hết mọi trường hợp, họ đều được cho biết rằng nguyên nhân tình trạng đau khổ
của họ là do chính họ tự gây ra. Đó là điểm đầu tiên mà đương sự phải nhìn nhận. Xét cho cùng, mỗi người tự tạo lấy những khó khăn đau khổ cho mình, và bởi đó chính họ phải tự giải quyết những nỗi khó khăn đau khổđó.
Bất luận sự khó khăn trắc trở đó như thế nào, như khổ về sự cô đơn hoặc vì người chồng tính tình xung khắc, không thể cùng nhau hòa hợp hay vì một đứa con hư
hỏng, một hoàn cảnh chật hẹp tù tùng chẳng hạn. Chúng ta chỉ có thể vượt qua
được sự khó khăn bằng cách tự sửa đổi lấy tâm tính của mình. Điều cần phải sửa
đổi, chính là cái thái độ tinh thần và cách xử thế hằng ngày của chúng ta vậy. Hãy dẹp bỏ tính hay chỉ trích, chê bai, sẵn sàng lên án những người xung quanh, tính thù vặt, kiêu căng, ngã mạn, dửng dưng, lạnh lùng. Hãy trừ bỏ thói ích kỷ, khinh mạn, đố kỵ. Những khó khăn chướng ngại của ta chỉ có thể giải quyết được bằng cách tu sửa tính tình, tập lấy những đức tính tốt lành, nhân đức, thuộc về địa hạt tâm linh.
Sự giáo dục tâm linh và thay đổi thái độ trong cách xử thế hằng ngày phải được
đặt trong khuôn khổ một sự hiểu biết sâu xa về Vũ Trụ, cùng những mối liên quan về Vũ Trụ và Con Người. Quan niệm mà được biểu lộ rõ rệt trong các tập hồ sơ
Edgar Cayce và những cuộc soi kiếp mà ông đã thực hiện cho hằng trăm người. Quan niệm ấy gồm có những đường lối đại cương như sau:
Có một Quyền Năng Sáng Tạo vô biên mà người ta gọi là Thượng Đế.
Mỗi linh hồn là một phần tử của Thượng Đế.
Đời người có một mục đích, và diễn ra một cách liên tục. Đời sống con người vẫn tiếp tục luôn luôn sau khi chết.
Đời người được cai quản bởi những định luật Luân Hồi và Nhân Quả:
"Thực hiện lòng bác ái tức là thuận theo Cơ Trời”.
"Ý chí con người tạo nên định mệnh".
"Tư tưởng có một quyền năng sáng tạo”.
"Sự giải đáp cho mọi vấn đề khó khăn là ở tự nơi linh hồn mỗi người ... ".
Căn cứ trên những điều ấy, là những điều răn dạy sau đây:
"Ta hãy bắt đầu tìm hiểu những mối tương quan giữa mình và những Sức Mạnh Sáng Tạo của Vũ Trụ, hay Thượng Đế”.
"Ta hãy đặt mục đích và lý tưởng trong đời mình, và hãy cố gắng thực hiện những lý tưởng đó”.
"Hãy hoạt động, kiên nhẫn, và vui vẻ luôn luôn”.
"Đừng nghĩđến kết quả của việc làm, hãy dâng mọi kết quả lên Thượng Đế”.
"Đừng trốn tránh những khó khăn xảy đến cho ta”.
"Hãy làm mọi việc lành để giúp đỡ kẻ khác”.
Nhiều người phương Tây không chấp nhận quan niệm của những tôn giáo phương
Đông về Vũ Trụ và nhân sinh, nhưng quan niệm này đã được những cuộc soi kiếp của ông Edgar Cayce xác nhận. Tuy nhiên, mặc dầu họ không thể chấp nhận quan
niệm đó vì thiếu bằng chứng khoa học xác đáng, chặt chẽ hơn là những bằng chứng trong hồ sơ Edgar Cayce, họ cũng không thể phủ nhận một cách dễ dàng tính cách đúng đắn, hợp lý và làm thỏa mãn lý trí của thuyết Luân Hồi, cùng lập luận vững chắc và thỏa đáng của thuyết ấy trên các phương diện tâm lý, luân lý và khoa học. Đối với người nào có thể chấp nhận thuyết Luân Hồi, thì nó đem lại cho họ một lẽ sống mới, một kim chỉ nam để soi hướng và dìu dắt họ trên đường đời Và … một sự quả quyết chắc chắn rằng họ sẽ không bị lạc bước trong chốn mê đồ