II.1. Đề xuất các phương án thi công:
Dựa vào các đặc điểm của công trình xây dựng và điều kiện của đơn vị thi công ta đề xuất các phương án xây dựng cầu sau đây:
* Thi công kết cấu nhịp bằng phương pháp đổ tại chổ toàn khối trên giàn giáo cố định: - Lắp đặt hệ giàn giáo
- Lắp dựng ván khuôn - Lắp dựng cốt thép
- Đổ, dầm bê tông và căng kéo cốt thép.
- Tháo dỡ ván khuôn và tiến hành công tác hoàn thiện * Thi công kết cấu nhịp bằng phương pháp lắp hẫng:
Dầm được đúc từng đốt tại xí nghiệp sau đó vận chuyển đến công trình, và tiến hành lắp hẫng đối xứng tại công trình, lắp xong đốt nào thì tiến hành căng kéo cốt thép đốt đó.
* Thi công kết cấu nhịp bằng phương pháp đúc hẫng trên ván khuôn di động:
Dầm được đúc hẫng đối xứng qua trụ, đúc xong đốt nào thì tiến hành căng kéo cốt thép cường độ cao đến đó .
Từ đó ta nhận thấy hai phương pháp thi công đúc hẫng và lắp hẫng có cùng một số điểm chung như sau:
- Kết cấu nhịp được đúc hay lắp từ một trụ đối xứng ra hai bên. Lắp hay đúc đốt nào thì căng kéo cốt thép chịu mômen âm đốt đó.
- Đến giữa nhịp, các mút thừa được nối lại với nhau bằng cách đổ bêtông tại chỗ gọi là đoạn hợp long. Ta hợp long nhịp biên trước sau đó hợp long nhịp giữa tạo thành sơ đồ cầu liên tục. Hợp long xong cần căng kéo cốt thép chịu mô dương.
- Tiến hành công tác hoàn thiện.
II.2. So sánh chọn phương pháp thi công:
II.2.1. Phương pháp đổ tại chỗ trên giàn giáo cố định:
* Ưu điểm:
- Kỹ thuật thi công đơn giản.
- Không đòi hỏi đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao, có thể tận dụng nguồn nhân lực địa phương.
- Dễ căng kéo cốt thép cường độ cao, an toàn lao động. * Nhược điểm:
- Đòi hỏi một khối lượng công tác rất lớn để xây dựng các công trình tạm phục vụ cho thi công: chế tạo, lắp dựng giàn giáo và ván khuôn ..
- Cản trở việc thông thương đi lại dưới cầu... - Sử dụng nhiều sức lao động
- Thời gian thi công kéo dài
⇒Chi phi xây dựng cầu tăng lên. Do đó trong thực tế đã cho thấy đôi khi việc xây
dựng hệ thống giàn giáo, các công trình phụ tạm cũng đồ sộ không kém các công tác xây dựng các nhịp cầu bê tông.
Hiện nay trong công tác xây dựng cầu bê tông cốt thép đúc tại chỗ đã áp dụng nhiều công nghệ thi công tiên tiến để giảm bớt khối lượng thi công bằng cách sử dụng: ván khuôn trượt, hệ giàn giáo di động, hệ giàn giáo treo..(công nghệ hẫng).
Do điều kiện về giá thành mà cầu bê tông cốt thép đỗ tại chỗ trên hệ giàn giáo cố định chỉ dùng trong các trường hợp cá biệt có yêu cầu riêng hoặc xây dựng tại vị trí có nhiều vật liệu địa phương hoặc đối với các cầu nhỏ ...
Qua các phân tích sơ bộ trên rõ ràng ta thấy phương án xây dựng cầu trên hệ giàn giáo cố định không đem lại hiệu quả kinh tế cao...Do vậy ta chỉ so sánh hai phương án lắp hẫng và đúc hẫng để chọn ra phương án hợp lý hơn..
II.2.2. Phương pháp lắp hẫng:
* Ưu điểm:
- Các đốt đúc có chất lượng tốt hơn do được chế tạo sẵn trên bờ có điều kiện thi công thuận lợi và tuân thủ chặt chẽ theo các quy trình.
- Quá trình thi công ít chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết. * Nhược điểm:
- Thi công đòi hỏi phải tuyệt đối chính xác, yêu cầu trình độ kỹ thuật cao. - Tại vị trí tiếp giáp giữa các đốt nếu thi công không đảm bảo thì sẽ tạo nên các khe nứt, giúp các tác nhân xâm thực dễ dàng tiếp xúc với cốt thép cường độ cao, ăn mòn cốt thép gây phá hoại công trình... đặc biệt nước ta có khí hậu nóng và ẩm là môi trường mà các tác nhân xâm thực hoạt động rất mạnh làm cho các loại keo dán cầu rất dễ bị lão hoá.
II.2.3. Phương pháp đúc hẫng:
* Ưu điểm:
- Giải quyết tốt vấn đề mối nối giữa các đốt.
- Dễ dàng điều chỉnh độ võng trong quá trình thi công. * Nhược điểm:
- Chất lượng đốt đúc không được tốt như ở phương pháp lắp hẫng. - Quá trình thi công chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết.
⇒Qua phân tích so sánh các ưu nhược điểm của hai phương án trên ta kiến nghị chọn phương án thi công đúc hẫng là hợp lý nhất. Phương pháp này đã được đưa vào áp dụng nhiều ở nước ta trong những năm gần đây ở một số công trình cầu như: Cầu Phú Lương, Cầu Quán Hầu, Cầu Xuân Sơn, Cầu Cẩm Lệ…