Bị tha hoá, bị biến chất

Một phần của tài liệu quê hương và con người tây bắc trong một số tác phẩm của tô hoài (Trang 59 - 67)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.2 Bị tha hoá, bị biến chất

Xuất phát từ hoàn cảnh, thực trạng cuộc sống xã hội miền núi trong những năm tháng đấu tranh với những hủ tục lạc hậu, tàn ác, đấu tranh với những âm mưu đen tối, sự chống phá của kẻ thù đối với nhân dân vùng cao, một bộ phận người miền núi, từ sự nghèo khổ, bị áp bức, chèn ép đến cùng cực. Dần dần, họ trở nên tha hoá, trở thành những nạn nhân đáng thương của xã hội cũ, đi theo con đường lầm lạc, làm tay sai cho kẻ thù.

Khi viết về Miền Tây những ngày đầu trong công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở vùng cao còn lắm bộn bề, Tô Hoài đã chú trọng nhiều đến việc khai thác tâm lý nội tâm nhân vật, làm cho diễn biến của câu chuyện ngày càng trở nên căng thẳng, hấp dẫn hơn thông qua nhiều mối quan hệ phức tạp mà Thào Nhìa là một ví dụ điển hình. Thào Nhìa, sống những tháng ngày tăm tối cùng gia đình trong chốn rừng sâu heo hút, xóm làng nghi là có ma nên đối xử tệ bạc, lạnh nhạt, thờ ơ với gia đình Thào Nhìa. Trong hoàn cảnh ấy, Thào Nhìa, con trai bà Giàng Súa bị bắt đi phu tải ngựa, sống cảnh xa lìa gia đình. Cay nghiệt với hiện thực cuộc sống bày ra trước mắt mình, nhân cách Thào Nhìa đã dần dần biến đổi trong khoảng thời gian mười lăm năm trời lưu lạc. Trải qua nhiều chủ, làm đủ thứ nghề, từ đuổi ngựa, kẻ cướp đến phu đồn điền cao su, phu quay máy kem, vào học trường thần học. Rồi từ đây anh đã không còn giữ vững được tinh thần, nhân cách như các em của mình nữa, anh trở thành một tên biệt kích chống phá cách mạng.

60

Nhân vật Thào Nhìa trong Miền Tây hiện lên trong mắt người đọc mang những dòng suy nghĩ, tâm trạng phức tạp. Anh chưa thực sự là một nhân vật phản diện dù đã trở thành một tên biệt kích thứ thiệt. Bởi vì, tác giả chưa có sự dứt khoát trong việc xác định ranh giới giữa cái thiện và cái ác trong nhân cách Thào Nhìa. Mâu thuẫn được đẩy lên cao giằng co, giày vò trong con người Thào Nhìa và được ví như hai dòng nước chảy ra trước mắt với một bên là dòng suối bình yên, bên còn lại là một con lũ hung hăng: “Một ngọn suối hiền lành man mác những ngọn nguồn gốc rễ cha mẹ anh em và họ hàng từ khi còn bé dại. Không, dù chìm nổi bấy nhiêu năm, trong thẳm cùng tấm lòng, Thào Nhìa vẫn nhớ núi, vẫn nhớ người Mèo kiên nhẫn đeo cái chảo trên lưng, suốt đời đi tìm đất sống. Không bao giờ quên, Thào Nhìa không bao giờ quên những thiết tha, những âu yếm, những đau đớn mình đã trải qua thuở bé. Từ khi trở về gặp lại mẹ, lại càng nung nấu. Nhưng một con lũ khác cuồng lên, cứ mấp mé rình cuốn theo hết mọi niềm yêu thương của mình, cuốn cả Thào Nhìa ngồi đấy, nhợt nhạt lịm như cái xác chết đuối. Mỗi lúc những việc đen tối phải làm đã sắp nhạt thì cơn đói thuốc phiện lại tới. Thế là Thào Nhìa lại lần vào rừng, lấy thuốc cai. Lúc ấy, những ngày qua cứ tự nhiên trở về. Lại mắc hai cái tai điện đài vào, như một thói quen không thể quên. Những cái ấy mỗi lần lại thúc thằng biệt kích chồm dậy. Nhưng đến khi đụng vào sự thực hàng ngày trong làng, trong nhà thì nó lại phân vân, lại loạng choạng”(Tr.916).

Bên cạnh đó nhân vật trong sáng tác của Tô Hoài bị tha hoá là nạn nhân cho một tấm bi kịch của cuộc đời do những hủ tục nơi miền núi và sự áp bức của bọn thống trị vùng cao. Là con trai ông Tạo On, một tạo bản nhỏ trong làng, Bân lấy vợ rồi đi ở rể Mường Trai mười năm: “Bân ở rể vừa được xong bốn cái Tết thì thằng Tây trở lại đóng đồn Mường Trai. Người đồn Tây xuống làng, thấy vợ Bân đẹp, nó quắp ngay lên đồn. Mất vợ, Bân

trở về nhà mình tay không”(Tr.118). Rồi đến khi Bân sắp cưới Mát con gái ông Mường

Giơn làm vợ thì tên Bang Kỳ đã nhẫn tâm đến bắt cô Mát lên châu, lên đồn làm ban xoè phục vụ quan. Một lần nữa Bân lại mất vợ, ngậm đắng nuốt cay nhìn vợ của mình bị người ta bắt mất, quá bất mãn với cuộc sống Bân quyết định đi lính khố đỏ. Cuộc sống quá khắc nghiệt và đau đớn khiến cho Bân ngày càng trượt một vết dài trong vòng tội lỗi, không còn giữ được bản chất vốn có của mình: “Bân và người bạn lính đi ngất ngưỡng.

61

Cả hai đều đương say rượu. Mỗi lần về làng, anh nào đi nguỵ cũng say khướt. Bỏ ruộng bỏ làm mà đi ăn chơi, đi cướp, làm ác, nhiều người xưa kia hiền lành bây giờ cũng hoá ra dữ. Hình như về mà tỉnh thì có phần xấu hổ, nên người ta có về làng chơi thì chỉ thấy say” (Tr.123).

Tô Hoài đặt các nhân vật vào trong những hoàn cảnh nghiệt ngã, trước sự thách thức của số phận trong ranh giới giữa cái thiện và cái ác, bắt buộc họ phải có sự lựa chọn cho con đường đi của mình. Khi có quyết định sai lầm, không giữ vững được tinh thần ý chí con người sẽ trở nên sa ngã, đi vào con đường tội lỗi. Tuy nhiên việc xây dựng hình tượng nhân vật phản diện, tác giả Tô Hoài khai thác chưa thật sự rõ nét, chưa giải quyết dứt điểm trong tâm lý của nhân vật mà chỉ đề cập đến những con người lầm đường lạc lối, trở thành nạn nhân đáng thương của xã hội cũ. Ngòi bút của ông không tỏ ra dứt khoát sự căm ghét nhân vật mà hướng đến những tác nhân của kẻ thù là bọn đế quốc và phong kiến gây nên những hư hỏng trong con người nhân vật.

PHẦN KẾT LUẬN

Có thể nói, Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn, tiêu biểu cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Dù là trước hay sau Cách mạng Tô Hoài đều có những đóng góp hết sức quan trọng và đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của mình. Đặc biệt là mảng đề tài về miền

62

núi, đem đến cho nhà văn rất nhiều thành công, ông được xem là một trong những người lót gạch, đi tiên phong trong công cuộc khám phá vùng đất Tây Bắc. Viết về quê hương và con người miền núi Tây Bắc Tô Hoài rất thành công trên nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết. ký. Tất cả tạo nên những tác phẩm vô cùng đặc sắc, có giá trị cao. Những thành quả mà ông đạt được có thể khẳng định ông giữ một vị trí vô cùng đặc biệt, đóng một vai trò rất lớn cho nền văn học Việt Nam.

Mặc dù không phải là người duy nhất viết về đề tài miền núi thế nhưng không phải tác giả nào cũng gắn bó và thiết tha với mảnh đất Tây Bắc này nhiều như là Tô Hoài. Đi sâu vào vào các tác phẩm, chúng ta càng thấy rõ được tình cảm của Tô Hoài dành cho quê hương miền núi Tây Bắc với những trang viết hết sức chân thực, cảm động về cảnh và người nơi đây.

Viết về quê hương miền núi Tây Bắc, bằng tài năng miêu tả, cùng với óc quan sát tinh tế, Tô Hoài đã dựng nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động với những hình ảnh đầy màu sắc. Bằng ngòi bút miêu tả của Tô Hoài, thiên nhiên miền núi hiện lên mang một nét trữ tình đầy thơ mộng. Những hình ảnh của cánh đồng, rừng cây, con suối, những ngọn núi mây bay, những loài hoa hoang dại,… Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp luân phiên thay đổi theo bốn mùa của Tây Bắc, mùa nào cũng có một nét đẹp riêng khiến cho người đọc cảm thấy thú vị, hấp dẫn đến lạ kỳ.

Bên cạnh đó, thiên nhiên trong sáng tác của Tô Hoài cũng

Trong các sáng tác của mình, Tô Hoài cũng dành nhiều trang viết để miêu tả những phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc miền núi mang đậm bản sắc văn hoá, dân tộc. Viết về những phong tục tập quán của những con người miền núi Tô Hoài tái hiện cuộc sống, tôn trọng tính chân thực, tôn trọng bản sắc dân tộc của con người nơi đây. Những phong tục tích cực gắn liền với lễ hội ngày tết được tác giả đưa vào trong tác phẩm với những trò chơi độc đáo, cách mà người miền núi ăn tết, hay những buổi chợ Tết đầu xuân. Tất cả đem đến sự đa dạng trong văn hóa sinh hoạt cũng như lao động của những con người miền núi. Đó chính là nét đặc trưng không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Tây Bắc. từ đó những trang viết miêu tả phong tục, tập quán của Tô Hoài trở nên thú vị, mới mẽ và hấp dẫn trong lòng người đọc. Đan xen những phong tục tập quán

63

tích cực là những phong tục cổ hủ, lạc hậu với những tục lệ hết sức tàn ác và man rợ gây biết bao nhiêu là đau khổ, bất hạnh cho những con người miền núi.

Thêm vào đó, việc khai thác những giá trị đặc sắc mà những phong tục tập quán ở miền núi Tây Bắc đã đem lại, Tô Hoài còn giúp cho chúng ta có thêm một số kiến thức bổ ích, hiểu và nắm được những bản sắc văn hoá cùng với những nét độc đáo của dân tộc ở từng vùng miền khác nhau. Từ đó làm nổi bật được tính cách dân tộc của con người miền núi trong những phong tục, tập quán mang tính riêng biệt của dân tộc mình.

Viết về con người miền núi, Tô Hoài dành cho họ một tình cảm sâu sắc: “Đất nước và

con người Miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá”. Xuất phát từ quan điểm

nghệ thuật về con người, những con người miền núi trong sáng tác của Tô Hoài mang đầy đủ những nét tính cách của con người thực. Đó là những người nông dân cần cù, giỏi giang, siêng năng, chăm chỉ, chịu thương chịu khó, hết lòng với công việc. thể hiện một tình yêu quê hương đất nước một cách mãnh liệt. Không những thế, trong các tác phẩm viết về đề tài này, Tô Hoài còn đề cao tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất của những con người miền núi. Với sự trổi dậy mạnh mẽ, những khả năng tiềm tàng cùng sức sống mãnh liệt, nhân dân vùng núi Tây Bắc đã đứng lên đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược, phá bỏ những hủ tục lạc hậu, thối nát, xây dựng quê hương đất nước, đổi mới cuộc sống con người. Viết về đề tài miền núi, tác giả luôn có cái nhìn trân trọng của mình đối với những con người miền núi, họ là những con người luôn lạc quan, vui tươi, yêu đời, yêu tự do và luôn hướng về cách mạng với một niềm tin về cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tóm lại, với những cống hiến vĩ đại của mình, Tô Hoài thật sự là tấm gương sáng cho lớp trẻ mai sau học tập và noi theo, ông xứng đáng là một trong những nhà văn xuất sắc nhất trong nền văn học văn xuôi Việt Nam hiện đại.

64

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Cự Đệ (2005), Văn học Việt Nam thế kỷ XX - Quyển 2 - Tập VII, Nhà xuất bản văn học, 18-Nguyễn Trường Tộ - Ba Đình - Hà Nội.

2. Phan Cự Đệ (2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nhà xuất bản giáo dục. 3. Hà Minh Đức (1997), Lí luận văn học, Nhà xuất bản giáo dục, 1997. 4. Tô Hoài (2002), Truyện Tây Bắc, Nhà xuất bản trẻ.

5. Tô Hoài (1995), Tuyển tập truyện ngắn (sau năm 1945), Nhà xuất bản văn học.

6. Tô Hoài (2005), Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh (Quyển 1), Nhà xuất bản văn học.

7. Tô Hoài (2005), Tác phẩm văn học được giải thưởng Hồ Chí Minh (Quyển 2), Nhà xuất bản văn học.

8. Tô Hoài (2011), Truyện ngắn chọn lọc (tuyển tập), Nhà xuất bản lao động. 9. Phong Lê (1999), Vẫn chuyện văn và người, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. 10. Phong Lê (2007), Tô Hoài về tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản giáo dục, 2007. 11. Nguyễn Đăng Mạnh (2006), Nhà văn Việt Nam hiện đại Chân Dung và Phong Cách, Nhà xuất bản văn học.

12. Trần Đình Sử (2006), Giáo trình lí luận văn học (tập 2) - Tác phẩm và thể loại văn học, Nhà xuất bản Đại học sư phạm.

13. Vân Thanh (2000), Tô Hoài - Những tác phẩm tiêu biểu (trước 1945), Nhà xuất bản giáo dục.

14. Nguyễn Địch, Không gian nghệ thuật trong Vợ chồng A Phủ, http://kieumai.vnweblogs.com/post/3334/420359

15. Hạnh Ngân, Nhãn quan phong tục trong “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, http://chuyenlequydondb.edu.vn/vi/news/Blog-Trang-Viet-Hoc-Tro/Nhan-quan- phong-tuc-trong-Vo-chong-A-Phu-cua-To-Hoai-321/

16. Phạm Duy Nghĩa, Miền núi của Tô Hoài, http://vannghequandoi.com.vn/802/news- detail/1444013/phe-binh-van-nghe/mien-nui-cua-to-hoai.html

17. Chế Diễm Trâm, Kết cấu không gian- thời gian nghệ thuật trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

65

http://xunauvn.org/2014/07/13/ket-cau-khong-gian-thoi-gian-nghe-thuat-trong-tac-pham- vo-chong-a-phu/

18. Hoàng Duy Vũ, Vùng cao trong văn Tô

66 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ... 4 1. Lí do chọn đề tài ... 4 2. Lịch sử vấn đề ... 5 3. Mục đích nghiên cứu ... 9 4. Phạm vi nghiên cứu ... 9

5. Phương pháp nghiên cứu ... 9

PHẦN NỘI DUNG ... 11

CHƯƠNG 1 : TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM ... 11

1.1 Nhà văn Tô Hoài ... 11

1.1.1. Cuộc đời ... 11

1.1.2. Sự nghiệp văn chương ... 12

1.2 Phong cách nghệ thuật ... 16

1.3 Giới thiệu một số tác phẩm viết về Tây Bắc của Tô Hoài ... 19

Chương 2: QUÊ HƯƠNG TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI ... 23

2.1 Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài ... 23

2.1.1 Vẻ đẹp lãng mạn trữ tình của thiên nhiên Tây Bắc ... 23

2.1.2 Vẻ đẹp dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc ... 28

2.2 Phong tục tập quán của vùng Tây Bắc trong một số tác phẩm của Tô Hoài ... 31

2.2.1 Những lễ hội đặc trưng của mùa xuân ở Tây Bắc ... 31

2.2.2 Những phong tục tập quán tích cực trong sinh hoạt, lao động ... 34

2.2.3 Những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu ... 37

Chương 3: CON NGƯỜI TÂY BẮC TRONG MỘT SỐ TÁC PHẨM CỦA TÔ HOÀI ... 45

67

3.1.1 Con người Tây Bắc cần cù, giỏi giang, chăm chỉ ... 45

3.1.2 Con người Tây Bắc với niềm tin và khát vọng hạnh phúc ... 48

3.1.3 Con người Tây Bắc giàu lòng yêu nước ... 50

3.2 Thân phận của con người Tây Bắc dưới sự thống trị của cường quyền và thần quyền ... 55

3.2.1 Bị tước đoạt tự do, tình yêu và hạnh phúc ... 55

3.2.2 Bị tha hoá, bị biến chất ... 59

PHẦN KẾT LUẬN ... 61

Một phần của tài liệu quê hương và con người tây bắc trong một số tác phẩm của tô hoài (Trang 59 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)