HIỆN TRẠNG NGÀNH CƠNG NGHIỆP SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công ty giấy Tân Mai (Trang 29 - 31)

c. Nghiền bột hĩa học và bán hĩa học

2.2 HIỆN TRẠNG NGÀNH CƠNG NGHIỆP SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ

GIẤY VIỆT NAM (Nguồn : PTS. Đào Sỹ Thành, Viện Cơng nghiệp giấy và xenlulo)

Ở Việt Nam cơng nghiệp giấy cịn rất nhỏ bé. Năng lực sản xuất bột giấy đạt khoảng 150 – 170 ngàn tấn/năm, năng suất thiết kế của các cơ sơ sản xuất giấy vào khoảng 250 ngàn tấn/năm. Gần đây sản lượng giấy trong nước đạt khoảng 200 – 250 ngàn tấn/năm, trong đĩ bột giấy khoảng 120 – 150 ngàn tấn. Lượng bột giấy thiếu hụt được bù đắp bằng việc xử lý giấy cũ và bột nhập khẩu. Về sản phẩm, ngành đã sản xuất được các loại giấy chủ yếu là : giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh – sinh hoạt, giấy bao bì, giấy vàng mã nội địa và xuất khẩu. Chất lượng giấy nĩi chung chỉ đạt mức trung bình hoặc dưới trung bình so với khu vực và trên thế giới. Những loại giấy khác (giấy bao bì chất lượng cao, giấy kỹ thuật như : các loại giấy lọc, giấy cách điện, …) được nhập khẩu. Trung bình những năm qua, nước ta nhập khoảng trên dưới 100 ngàn tấn giấy các loại mỗi năm. Tính về số giấy sản xuất trong nước thì Việt Nam mỗi năm tiêu thụ gần 300 ngàn, tính theo đầu người đạt xấp xỉ 4 kg/năm. Đây là chỉ số rất quan trọng trong việc đánh giá mức độ phát triển văn hĩa. Theo chỉ số này Việt Nam đứng cuối cùng trong khu vực và thuộc loại thấp nhất thế giới. Các nước phát triển cĩ mức sử dụng giấy tính theo đầu người là 200 – 300 kg /năm, các nước Đơng Nam Á cũng đạt 30 – 100 kg/năm.

Đặc điểm nổi bật của ngành giấy Việt Nam là rất phân tán. Với tổng sản lượng (trên 200 ngàn tấn/năm) tương đương một xí nghiệp trung bình ở các nước phát triển, ngành giấy Việt Nam cĩ tới hơn 100 cơ sở sản xuất. Qui mơ vơ cùng đa dạng và phân bố khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngồi ba cơ sở Bãi Bằng, Tân Mai, Đồng Nai cĩ qui mơ sản xuất trên 10 ngàn tấn / năm đến 50 ngàn tấn / năm, các cơ sở cịn lại cĩ qui mơ rất nhỏ, từ vài trăm tấn đến 5000 – 7000 tấn/năm.

Về nguyên liệu, ngành sản xuất giấy Việt Nam sử dụng hai loại nguyên liệu chủ yếu là tre nứa và gỗ lá rộng mọc nhanh (bồ đề, mỡ, keo, bạch đàn, khuynh diệp,…). Một vài cơ sở sử dụng bả mía nhưng khơng đáng kể. Để sản xuất khoảng 130 – 150 ngàn tấn bột giấy một năm như hiện nay, ngành giấy sử dụng khoảng 700 ngàn tấn nguyên liệu qui chuẩn (độ ẩm 50%). Nếu tính sinh khối rừng nguyên liệu tăng trưởng mỗi năm khoảng 12 – 15 tấn và sản lượng rừng nguyên liệu giấy đến kỳ khai thác của Việt Nam dưới 100 tấn/ha, thì diện tích rừng bị khai thác cho ngành giấy khơng phải nhỏ. Lượng giấy cũ sử dụng để tái sinh trong sản xuất ở nước ta cịn thấp, tuy chưa cĩ thống kê chính xác nhưng được đánh giá khoảng 10 – 15% so với tổng lượng bột giấy sử dụng. Đĩ là con số quá khiêm tốn vì ở nhiều nước trên thế giới chỉ số này đạt trên dưới 50%. Nhiều vùng trong khu vực (Hàn Quốc, Đài Loan) nhập khẩu rất nhiều giấy cũ để chế biến và tái sử dụng rất cĩ hiệu quả vì vừa khơng phải khai thác rừng tự nhiên, lại vừa khơng phải tổ chức sản xuất bột giấy vừa tốn kém, vừa ơ nhiễm mơi trường.

Về cơng nghệ, ngành giấy Việt Nam cịn lạc hậu và ở trình độ rất thấp. Sản xuất bột giấy là khâu cĩ ảnh hưởng mạnh nhất tới mơi trường. Bột giấy ở nước ta được sản xuất chủ yếu ở Bãi Bằng bằng phương pháp nấu kiềm. Cơng ty giấy Bãi Bằng cĩ sản lượng bột giấy chiếm 20 – 30% sản lượng bột giấy tồn ngành. Bột giấy ở đây được nấu từ gỗ bồ đề, mỡ, bạch đàn, keo, … (khoảng 50%) và tre nứa (khoảng 50%), theo phương pháp sulphate (dịch nấu là hỗn hợp các dung dịch NaOH và Na2S). Dịch đen sau nấu được thu hồi, cơ đặc và đốt. Khoảng 55% sinh khối nguyên liệu hịa tan vào dịch đen biến thành CO2 khi đốt. Hĩa chất nấu được bổ sung ở dạng sulphate natri (nên gọi là phương pháp sulphate) và được thu hồi để dùng lại. Bởi vậy, ơ nhiễm sinh ra ở khu này chủ yếu là khí cĩ mùi, chất hữu cơ, hĩa chất kiềm tính rị rỉ và khĩi lị đốt thu hồi.

Tổng lượng Clo dùng cho tẩy trắng khoảng 100 kg (Cl2 hoạt tính) cho một tấn bột. Lượng xút là khoảng 30 kg/tấn bột. Nếu tính mỗi ngày ở đây người ta sản xuất khoảng 150 tấn bột giấy tẩy trắng thì riêng ở khâu tẩy người ta đã sử dụng và thải ra khoảng 15 tấn Clo và các hợp chất của nĩ, 40 – 50 tấn xút. Thêm vào đĩ là khoảng 15 tấn hợp chất hữu cơ bị hịa tan trong quá trình tẩy trắng và đi ra theo nước thải. Như vậy, cĩ thể thấy được mức độ tác động tới mơi trường ở cơng đoạn này là rất đáng kể.

Cơng đoạn sản xuất giấy bao gồm nghiền bột, pha chế với các chất phụ gia, xeo giấy và hồn thiện sản phẩm. Tải trọng mơi trường ở giai đoạn này khơng lớn vì nước sản xuất được quay vịng sử dụng theo chu trình khép kín, nước thải chỉ đem theo một lượng nhỏ hĩa chất khơng độc hại, cĩ pH thường là 5,5 – 6,0 và một tỷ lệ rất nhỏ sơ sợi vụn, ngắn thốt qua lưới xeo. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sử dụng quay vịng nước trắng (nước trong chu trình) như sử dụng chất tuyển nổi thu hồi xơ sợi và chất phụ gia, tận thu xơ sợi trên tuyến nước thải như ở cơng ty giấy Bãi Bằng đã làm giảm đáng kể tình trạng ơ nhiễm mơi trường.

Tuy nhiên, điều đáng nĩi là ngồi cơng ty giấy Bãi Bằng cĩ thiết kế cơng nghệ và trang thiết bị khá hồn chỉnh, nhiều xí nghiệp giấy khác sản xuất theo phương pháp cơng nghệ rất “khơng mơi trường”. Đĩ là cơng nghệ nấu bột giấy từ những loại nguyên liệu khác nhau bằng dung dịch xút (NaOH) ở nhiệt độ cao (130 – 1700C), khơng cĩ thu hồi hĩa chất. Tồn bộ dịch đen sau nấu (hỗn hợp của các hĩa chất và các thành phần nguyên liệu đã hịa tan) được thải ra mơi trường. Các xí nghiệp sản xuất giấy theo cơng nghệ như vậy cĩ nước thải với hàm lượng BOD và COD rất cao, vượt xa tiêu chuẩn cho phép. Cĩ thể nêu ở đây các cơ sở sản xuất cĩ qui mơ khơng nhỏ lắm như Cơng ty giấy Đồng Nai, nhà máy giấy Hồng Văn Thụ (Thái Nguyên), nhà máy giấy Việt Trì, nhà máy giấy Lửa Việt (Phú Thọ), nhà máy giấy Lam Sơn, Mục Sơn (Thanh Hĩa).

Một số nhà máy giấy gần đây tổ chức sản xuất giấy vàng mã xuất khẩu, trong đĩ đáng kể là cơng ty giấy Hải Phịng và cơng ty giấy Vĩnh Huê (thành phố Hồ Chí Minh). Các cơ sở này sử dụng tre nứa ngâm với dung dịch xút và dịch ngâm được thải ra mơi trường cĩ độ ơ nhiễm rất cao vì chứa nhiều xút cũng như các chất hữu cơ hịa tan. Nước thải cĩ nồng độ BOD, COD và màu rất cao, đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

Ở hầu hết các địa phương cĩ các cơ sở sản xuất giấy thì đĩ chính là các điểm nĩng về ơ nhiễm mơi trường cơng nghiệp. Đĩ là cơng ty giấy Bãi Bằng và nhà máy giấy Việt Trì ở Phú Thọ, cơng ty giấy Đồng Nai, cơng ty giấy Tân Mai (Đồng Nai), cơng ty giấy Vĩnh Huê, cơng ty giấy Linh Xuân ở Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), các cơng ty giấy Hải Phịng, Thanh Hĩa.

Ngồi nguyên nhân cơng nghệ sản xuất cĩ độ ơ nhiễm cao, một nguyên nhân quan trọng là khâu xử lý chất thải cịn rất hạn chế. Ngồi cơng ty giấy Bãi Bằng cĩ một vài biện pháp xử lý sơ bộ, hầu hết các cơ sở khơng cĩ hệ thống trang thiết bị xử lý chất thải. Các chất thải tạo thành trong sản xuất hồn tồn tự do đi ra mơi trường nước và khơng khí. Về phương diện này, lịch sử 35 năm phát triển của ngành giấy Việt Nam đã để lại gánh nặng đáng kể. Trong bối cảnh sản xuất kinh doanh khĩ khăn hiện nay các doanh nghiệp hầu như khơng cĩ khả năng đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải cũng như đổi mới cơng nghệ để giảm thiểu ơ nhiễm. Thậm chí cĩ cơ sở sản xuất đã được tài trợ quốc tế xây dựng hệ thống xử lý nước thải (tuy cịn xa mới đạt sự hồn chỉnh) nhưng cũng khơng đủ khả năng về mặt kinh tế để vận hành hệ thống đĩ.

Cũng may mắn là qui mơ sản xuất giấy của nước ta cịn nhỏ bé nên vấn đề ơ nhiễm mơi trường do nĩ gây ra chưa đến mức nguy hiểm. Tuy nhiên, như thế khơng cĩ nghĩa là các xí nghiệp sản xuất giấy vơ can. Điều quan trọng là cần cĩ sự đánh giá chính xác và khách quan ảnh hưởng của

sản xuất giấy tới mơi trường và ngành giấy cũng như các ngành các cấp cĩ liên quan cần tìm ra những giải pháp, bước đi thích hợp, tránh được những hậu quả cũng như sự bùng nổ nào đĩ về ơ nhiễm mơi trường khi ngành giấy phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp: Nghiên cứu và thiết kế hệ thống xử lý nước thải Công ty giấy Tân Mai (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)