Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu Bàn về chế độ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại việt nam hiện nay (Trang 27 - 32)

doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam

3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong cácdoanh nghiệp Việt Nam. doanh nghiệp Việt Nam.

Khác với nhiều chuẩn mực kế toán, doanh nghiệp có thể dễ dàng áp dụng trong thực tiễn sau khi có thông tư hướng dẫn, VAS 17 – thuế thu nhập doanh nghiệp đươc cho là rất khó ngay cả sau khi đã có thông tư hướng dẫn. Một trong những lí do chính là do các doanh nghiệp chưa được trang bị một phương pháp phù hợp để hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Chuẩn mực kế toán 17 chỉ quy định các nguyên tắc trong hạch toán thuế TNDN, thông tư số 20/2006/TT-BTC hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thuế vào từng tài khoản. Còn phần quan trọng nhất là làm thế nào đễ xác định được các số liệu để hạch toán vào từng tài khoản thì lại chưa được hướng dẫn cụ thể và có hệ thống. Vấn đề càng trở lên khó khăn hơn khi các khái niệm trong VAS17 rất khó hiểu. Cụ thể khi giải thích hai khái niệm chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn, cả Chuẩn mực và thông tư đều chỉ đề cập đến sự khác biệt giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán, tức là các khoản mục trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, khi hướng dẫn xác định chênh lệch thì lại sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả, tức là các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Sự thiếu đồng bộ này khiến các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc xác định chênh lệch tạm thời để xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại. Những lúng túng này sẽ có thể tránh được nếu như những người làm công tác kế toán phân được rõ những nguyên tắc kế toán thuế và phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Về nguyên tắc chênh lệch tạm thời là chênh lệch về thời gian giữa thu nhập tính thuế và lợi nhuận kế toán. Vì thế, có thể xác định chênh lệch này dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, chênh lệch này lũy kế qua nhiều kỳ kế toán nên việc xác định trực tiếp như vậy rất phức tạp và không hiệu quả. Thay vào đó, phương pháp bảng cân đối kế toán được sử dụng để xác định các chênh lệch tạm thời thông qua việc sử dụng khái niệm cơ sở tính thuế của tài sản và nợ phải trả

Hiện nay, khi kiểm tra quyết toán thuê thường phát sinh vấn đè là thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cảo quyết toán thuế tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số tổ chức cá nhân còn lúng túng trong hạch toán và xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau.

Theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp:

Thu nhập chịu thuế = Doanh thi – Chi phí hợp lí + Thu nhập khác

Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác không có sự khác nhau nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận kế toán. Thực tế cho thấy sự khác biệt chủ yếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí. Như vậy, Nhà nước ta cần có các biện pháp khắc phục từng bước thay đổi hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó, biện pháp cơ bản dài là để giảm bớt độ lệch trên là tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Bộ tài chính đã có nhiều chính sách biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, giám sát được chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanhnghiệp Việt Nam nghiệp Việt Nam

Về phía nhà nước:

Chế độ kế toán và pháp luật của Việt Nam cần có sự linh hoạt và ngày càng phù hợp hơn với biến động của thị trường và của nền kinh tế. Như những thời kỳ trước, Bộ tài chính đã có một sự suy xét rất kỹ càng trước khi đưa ra đề xuất giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% xuống 25%. Và trong một thời gian khá dài, chúng ta vẫn ổn định với mức thuế suất này và nó cũng được sự đồng tình ủng hộ lớn từ phía các doanh nghiệp. Tuy nhiên, trước những biến đổi và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, trong đó Việt Nam cũng phải ghánh chịu hậu quả của tình hình suy thoái này, biểu hiện của nó là trong vòng mấy năm gần đây, đã có quá nhiều doanh nghiệp của ta bị phá sản vì không thể trụ vững được. Vậy trong thời

kỳ mới, chính phủ nên cùng bắt tay với doanh nghiệp, tạo động lực hơn nữa cho doanh nghiệp có thể phát triển. Có khá nhiều chuyên gia hàng về kinh tế tại Việt Nam cho rằng, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay 25% là cao. Và em cũng đồng tình, ủng hộ với quan điểm này. Chính sách của nhà nước nên thường xuyên linh hoạt với những biến đổi mới. Chúng ta có thể vượt qua thời kỳ khó khăn này để đi lên, thì chắc chắn trong tương lai không xa, chính phủ có thể thu được nhiều thuế hơn vì sự phát triển của các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần thiết phải:

Đánh giá rà soát lại các khoản thu, trên cơ sở tăng trưởng kinh tế và các biện pháp chống thất thu thuế

Nghiên cứu, hoàn thiện, tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp thu khoa học hiệu quả đối với các khoản thu sắc thuế

Cải cách quản lí hành chính thuế, tăng cường thực hiện kỷ cương, pháp luật, từng bước hiện đại hóa công tác quản lí

Nghiên cứu, triển khai các biện pháp để quản lí thu thuế đối với thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất theo đúng số thu nhập thực tế phát sinh

Đẩy mạnh công tác thanh tra xử lí kíp thời hành vi gian lận về thuế, chống thất thu ngân sách, đảm bảo công bằng về nghĩa vụ thuế, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Nhanh chóng triển khai thực hiện chức năng nhiệm vụ cơ cấu bộ máy ngành thuế. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiến thực tin học, ý thức trách nhiệm, phong cách cho công chức thuế các cấp

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thi đua va mở rộng dịch vụ hỗ trợ đối tượng nộp thuế

Xây dựng hệ thống, phát triển hệ thống tin học nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lí thuế, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lí thuế, mở rộng đến các chi cục thuế để có thể đạt hiệu quả cao và có sự đồng bộ trong công tác quản lí

Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác khoán chi gắn với kết quả thu ngân sách nhà nước. Tăng cường trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại hóa công tác quản lí ngành thuế

Đôn đốc các doanh nghiệp, chấn chỉnh công tác kế toán, giảm sai sót trong kê khai nộp thuế, giảm thiểu số thuế nợ đọng dây ra. Rà soát tình hình doanh thu. Các địa phương tăng cường kiểm tra hạch toán kê khai đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phối hợp với các cơ quan quản lí đất đai và các cơ quan chức năng khác để có sự thực hiện đồng bộ

Rà soát kiểm tra thêm một số doanh nghiệp đã hết thời gian miễn thuế, giảm thuế để tránh tình trạng trốn thuế. Áp dụng nhiều biện pháp kiểm tra, xác đinh các khoản thu nhập tính thuế ngăn chặn các hành vì không kê khai thu nhập chịu thuế để trốn tránh nghĩa vụ thuế

Về phía doanh nghiệp

Nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật nhà nước về kinh tế. Kế toán tài chính tại doanh nghiệp cần trung thực phản ánh tình hình tài chính thực sự diễn ra tại doanh nghiệp, làm cơ sở cho các nhà đầu tư, khách hàng, người lao động, ngân hàng, cơ quan thuế và các chủ thể kinh tế khác trong việc đưa ra các quyết định của mình liên quan tới công ty. Đây chính là điều kiện và cơ sở của sự tồn tại lâu dài và bền vững của doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ và chế độ chính sách và pháp luật của nhà nước ngày càng hoàn thiện và tính kỷ luật cao. Để làm được điều này, kế toán phải là người trung thực, có tinh thần trách nhiệm cao, được đào tào nghiệp vụ và có những hiểu biết nhất định trong việc làm thuế.

KẾT LUẬN

Thuế là một nguồn thu quan trọng của nhà nước, trong đó , thuế thu nhập doanh nghiệp là quan trọng nhất. Thuế thu nhập doanh nghiệp một mặt là động lực, mặt khác lại là rào cản đổi với doanh nghiệp. Vì vậy, việc hoàn thiện chế độ kế toán về thuế thu nhập doanh nghiệp là vô cùng cần thiết để đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước được ổn định, đồng thời cũng tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, không có bất cứ một chế độ kế toán nào có thể hoàn chỉnh một cách hoàn toàn, luôn luôn là những tranh cãi và bất đồng quan điểm giữa các cá nhân thậm chí là các cố vấn hàng đầu về kinh tế. Quyết định của các vị quan chức trong ngành tài chính, kinh tế nên là đảm bảo lợi ích chung cho toàn xã hội. Và vì vậy, chế độ kế toán nói riêng cần ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Hoàn thiện ở đây có nghĩa là phù hợp hơn với hoàn cảnh kinh tế hơn, chứ không có nghĩa là hoàn thiện cho mọi thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh các chính sách của chính phủ, các doanh nghiệp – những chủ thể kinh tế, những người đang trực tiếp thực thi những quy định này cần phải tuân thủ và làm theo, nhằm đảm bảo được quyền lợi của mình cũng như của toàn xã hội. Việc nghiên cứu đề tài này đã giúp em có thêm rất nhiều hiểu biết và thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung và cách hạch toán nó theo cách nhìn nhận của một sinh viên chuyên ngành Kế toán ,Kiểm toán. Mặc dù việc đọc các chuẩn mực kế toán nói chung, hay chuẩn mực kế toán VAS 17 nói riêng rất khó khăn vì bắt gặp các thuật ngữ khó hiểu, nhưng với một chế độ kế toán rõ ràng, trình bày một cách khá cụ thể đã giúp em hiểu sâu hơn và thấy được tính hợp lí trong công tác kế toán thuế thu nhập trong các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Bàn về chế độ kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp tại việt nam hiện nay (Trang 27 - 32)

w