Hệ thống các bài tập trên đã được chúng tôi sử dụng với các mục đích khác nhau, như hình thành kiến thức mới, củng cố lí thuyết, trong các giờ bài tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Nhưng chung lại là rèn Năng lực sáng tạo cho học sinh. Ví dụ như các bài tập số 2, bài tập số 8, bài tập số 10...
Trong quá trình sử dụng không nhất thiết phải sử dụng hết lượng bài tập trên, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể, khả năng nhận thức của học sinh từng lớp mà áp dụng sao cho phù hợp. Mặt khác số bài tập trong SGK và trong sách bài tập vẫn được giải chữa. Sử dung các bài tập trên với mục đích chính là rèn Năng lực sáng tạo như đã nói ở trên.
Kết quả cho thấy khi áp dụng phù hợp từng loại giờ, với từng đối tượng học sinh đã có tác dụng trong việc rèn Năng lực sáng tạo của các em. Qua đó đã góp phần hình thành kĩ năng tư duy khoa học cho các em, có tác dụng tốt cho các cuộc thi như “sáng tạo khoa học”, phù hợp với xu thế đề thi ra như hiện nay là tăng lượng câu hỏi có liên quan đến kiến thức thực tế của đời sống xã hội.
Chương 4 . Kiểm chứng các giải pháp đã triển khai
- Thực nghiệm được tiến hành với học sinh lớp 11A8 và 11A3 ban cơ bản năm học 2014-2015 thuộc trường THPT Yên Phong 2, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh khi bắt đầu học chương “ Từ Trường”, trong đó lớp 11A8 được chọn là lớp thực nghiệm (ThN) và 11A3 là lớp đối chứng (ĐC) với sĩ số tương đương nhau. Trong đó lớp 11A8 được dạy theo hệ thống các bài tập đã chọn, còn lớp 11A1 được dạy theo hệ thống bài tập thông thường. Trước khi dạy khảo sát cho thấy mức độ học tập môn vật lí của học sinh ở hai lớp này là tương đương nhau.
- Sau khi cho HS làm 3 bài kiểm tra ( 2 bài 15 phút và 1 bài 1 tiết) ở hai lớp trên, chấm điểm, tôi thu được các kết quả sau:
Bảng 1. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Bài kiểm tra Nhóm HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm TB 1 11A3 44 0 2 3 3 5 12 8 6 5 0 0 5.2 11A8 45 0 0 1 1 4 6 12 7 8 3 3 6.5 2 11A3 44 0 1 3 3 5 8 9 7 6 2 0 5.6 11A8 45 0 0 1 1 3 5 12 9 7 4 3 6.6 3 11A3 44 0 2 3 5 6 8 8 6 5 1 0 5.1 11A8 45 0 1 1 2 3 5 7 10 8 5 3 6.6 Tổng 11A3 132 0 5 9 11 16 28 25 19 16 3 0 5.3 11A8 135 0 1 3 4 10 16 31 26 23 12 9 6.6
Kết quả của toàn bộ ba bài kiểm tra tổng hợp trong thời gian dạy chương “Từ trường” Vật lí 11 THPT được trình bày trong bảng 2.
Bảng 2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm
Lớp SS Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A 3 132 0 5 9 11 16 28 25 19 16 3 0 5.3 11A 8 135 0 1 3 4 10 16 31 26 23 12 9 6.6
- Tôi nhận thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm cao hơn điểm trung bình của lớp đối chứng là thực chất do các bài tập sáng tạo được sử dụng vào dạy học vật lí mang lại, không phải do ngẫu nhiên.
1. Những vấn để quan trọng được đề cập
Trong thời đại ngày nay, Năng lực sáng tạo là yếu tố hàng đầu và then chốt của người lao động giỏi và là nguồn lực quý giá của mỗi quốc gia tạo ra sự phát triển vượt bậc. Bồi dưỡng năng lực sáng tạo chính là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong dạy học vật lí ở trường phổ thông. Chính vì thế nhiệm vụ này phải được nghiên cứu và đầu tư đúng mức, khoa học nhằm bồi dưỡng Năng lực sáng tạo cho học sinh hiệu quả.
Trong sáng kiến này, tôi đã tiến hành nghiên cứu về sáng tạo và năng lực sáng tạo, dạy học sáng tạo,đề xuất các nguyên tắc xây dựng các bài tập đựa vào 7 trong số 40 Nguyên tắc của TRIZ. Qua đó đề tài đã giải quyết được các vấn đề như sau:
* Về mặt lí luận
- Làm sâu sắc thêm những vấn đề liên quan đến khái niệm Năng lực sáng tạo và dạy học sáng tạo, bài tập sáng tạo trong dạy học môn vật lí.
- Đề xuất các nguyên tắc xây dựng bài tập sáng tạo vào chương “Từ trường” vật lí 11 THPT.
* Về mặt thực tiễn
- Đã đưa ra được một hệ thống gồm 18 bài tập sáng tạo và khả năng sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo vào dạy học.