Cấu trúc tầng thứ, độ tàn che

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Nghiến Excentrodendron tonkinense (Gagnep) chang Miau, 1978 tại vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (Trang 42 - 43)

* Cấu trúc tầng thứ

Tầng thứ là chỉ tiêu cấu trúc hình thái theo chiều thẳng đứng của lâm phần. Cấu trúc tầng thứ phản ánh sự phân chia ánh sáng của các nhóm quần thụ cây rừng khác nhau về đặc tính sinh thái, về khả năng sinh trưởng, về mức độ thành thục, nó mô phỏng một loạt các mối quan hệ giữa các tầng rừng với nhau, giữa các cây cao và cây thấp, giữa cây ưa sáng và cây chịu bóng, giữa cây cùng loài hay khác loài, giữa cây cùng tuổi hay khác tuổi.

- Theo kết quả điều tra tầng cây cao các lâm phần điều tra thể hiện rõ cấu trúc rừng thành 4 tầng, cụ thể như sau:

- Tầng trên cùng gồm phần lớn các loài Nghiến, BồĐề, Lát Hoa vv... với chiều cao trung bình là 28 m tầng này xếp xít nhau và liên tục.

- Tầng thứ 2 gồm các loài cây gỗ nhỏ như: Dẻ, chẹo, vối… với chiều cao trung bình là 22 - 25m có chu vi thân từ 50 - 250cm, tầng này xếp xít nhau liên tục.

- Tầng 3 gồm cây tái sinh và cây bụi với chiều cao trung bình là 3 - 10m. Tầng này không liên tục rất thưa thớt.

- Tầng 4 là tầng thấp nhất, gồm các loài thân thảo và cây tái sinh nhỏ phát triển bao gồm : Guột, Dương xỉ, Riềng Dong các loài của họ Acanthaceae, Taccaceae caryota so (Arecaceae)vv ... với chiều cao trung bình từ 0,5 - 2 m

Trong các loài cây đã điều tra, cây Nghiến có mặt ở cả 4 tầng từ giai đoạn tái sinh đến giai đoạn trưởng thành. Nghiến hiện đang chiếm vị trí tầng trên cùng có đặc điểm ưa sáng mạnh ở giai đoạn trưởng thành, chiều cao

trung bình của loài cây này lên tới 27 - 32 m với đường kính trung bình dao động từ 80 - 115 cm. Đồng thời hai loài cây này cũng có khả năng chịu bóng tốt ở giai đoạn còn nhỏ nên chúng được phân bốđều ở cả 4 tầng thứ.

* Độ tàn che

Rừng khu vực nghiên cứu có độ tàn che rất cao (0,82), điều này đồng nghĩa tiểu hoàn cảnh tương đối tốt là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài cây tái sinh dưới tán rừng, đặc biệt là những loài cây ưa bóng trong giai đoạn nhỏ. Tuy nhiên độ tàn che lớn là điều kiện bất lợi cho nhiều loài cây ưa sáng.

Cây bụi thảm tươi ở khu vực bao gồm các loài: Răng cá, Mua đất, Cau núi, Xặt, Trọng đũa, Hoa đá... với chiều cao trung bình là 1,25 m, độ che phủ bình quân là 29,87%. Các loài thảm tươi như: Cỏ ba cạnh, Cỏ tre, Sa nhân, Lá dong, Dương xỷ gỗ,... với chiều cao bình quân là 0,23 m. Với chiều cao và độ che phủ của tầng cây bụi, thảm tươi như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức nảy mầm cũng như khả năng sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học của loài Nghiến Excentrodendron tonkinense (Gagnep) chang Miau, 1978 tại vườn Quốc gia Ba Bể tỉnh Bắc Kạn (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)