KIL O B
2.3.1 Công Tác Quy Hoạch Vùng Trái Cây Chuyên Canh.
Theo đánh giá thực trạng phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 1991 – 2000 của UBND tỉnh Bến Tre có các vấn đề nổi lên như sau :
- Về sử dụng đất có sự chuyển dịch cơ cấu khá rõ nét: diện tích lúa giảm mạnh và diện tích trồng cây ngắn ngày, cây ăn trái tăng. Cây ăn trái tăng từ 9.050ha (năm 1991) lên 32.379 ha (năm 2000). Tỷ trọng về giá trị cây ăn quả tăng tương ứng từ 6,9% lên 29,1%.
- Về cơ bản, tỉnh có chủ trương quy hoạch các vùng có nước ngọt thường xuyên như Chợ Lách, Châu Thành, một phần nhỏ Mỏ Cày và Giồng Trôm bằng cách ngăn mặn, cản lũ, tiếp ngọt để các vùng này tăng thâm canh, năng suất về cây ăn trái.
- Có kế hoạch bố trí mùa vụ, cơ cấu cây trồng nhất là các loại trái cây đặc sản của tỉnh như : dừa , chanh, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, xoài.
Tuy nhiên, thời gian qua tình hình sản xuất nông nghiệp còn một số hạn chế sau:
- Chuyển đổi cơ cấu chưa đi vào chiều sâu, cụ thể là năng suất chưa cao, cơ cấu chưa ổn định, chưa chú ý phát triển nông nghiệp bền vững.
- Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống ở nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ.
Qua tình hình trên (từ 1991 đến 2000), có thể đánh giá rằng công tác quy hoạch vùng trái cây chuyên canh mới khởi đầu bằng chủ trương, định hướng, chưa phân vùng quy hoạch cụ thể, vùng nào trồng cây gì, trồng bao nhiêu ha. Hiện chỉ có huyện Châu Thành xây dựng được bản đồ trái cây cho huyện. Các huyện khác thì chưa thực hiện công việc này.
KILOB OB OO KS .CO M
Trong phương hướng từ 2001-2010 của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Bến Tre đã định hướng cho ây ăn trái một số vấn đề như sau:
- Phân vùng kinh tế :
+ Vùng ngọt: toàn bộ huyện Chợ Lách và chín xã phí Tây của Châu Thành →
phù hợp với việc phát triển kinh tế vườn. + Vùng lợ.
+ Vùng mặn.
- Cải tạo và phát triển vùng chuyên cây ăn trái với cơ cấu cây, vườn đa dạng hợp lý, cho phép khai thác tổng hợp tài nguyên kinh tế vườn một cách bền vững, đồng thời đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường và xem kinh tế vườn là một trong những nguồn lực chính trong quá trình phát triển nông nghiệp và gia tăng thu nhập nông dân.
- Dự kiến tốc độ tăng trưởng của nhóm cây ăn trái là 39% trong 10 năm tới. - Cây ăn trái sẽ tập trung ở Chợ Lách, Tây Châu Thành mở rộng thêm một phần ở huyện khác.