Hoàn toàn hài lòng 

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng về đời sống hôn nhân khác biệt giữa nông thôn và thành thị trong quá trình đô thị hóa hiện nay (Trang 87)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, nghề nghiệp của cha mẹ ảnh hưởng đến mức độ hài lòng về công ăn, việc làm của con cái khá cao. Cha mẹ làm việc trong nhà nước và những công việc mang lại thu nhập cao có mức độ hài lòng trở lên về công ăn, việc làm của con chiếm tỷ lệ cao nhất như công chức 73%, y dược 72,2%. Tỷ lệ nông dân, công nhân, buôn bán thể hiện mức độ hài lòng về công ăn, việc làm của con cái chiếm rất thấp, xấp xỉ 58%. Trong đó, mức độ hoàn toàn hài lòng của công nhân chiếm tỷ lệ thấp nhất 23,3%. Điều này cũng được thể hiện rất rõ trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay. Nhìn chung, những gia đình có cha mẹ làm trong công chức hay những ngành nghề chuyên môn cao thường quan tâm được nhiều hơn cho con cái và dành được những cơ hội công việc tốt nhất cho con cái theo kiểu mối quan hệ của cha mẹ hay “cha truyền con nối”.

“Mình làm nhà nước nên có nhiều thời gian cho con cái, giúp con học tập cũng như rèn luyện nhiều kỹ năng hơn cho con. Hơn nữa, công việc của con cái sau này cũng không đáng lo ngại mấy, dù sao mình làm trong nhà nước nên vẫn có một suất cho con sau này”

(PVS, nữ, 28 tuổi, Hà Nội)

“Sau này nếu không muốn làm công việc bên ngoài thì theo công việc của bố mẹ. Bố mẹ làm ở cơ quan lâu năm nên việc xin cho con cũng không khó”

(PVS, nữ, 26 tuổi, Hải Dương)

“Bác thấy hài lòng về công việc của con cái hiện nay, chúng nó ra trường là bác xin cho hết. Chúng nó được hưởng từ cơ hội của bố mẹ nhiều lắm”

(PVS, nữ, 48 tuổi Hà Nội) Bên cạnh đó, những gia đình có cha mẹ làm bên nông nghiệp, lao động chân tay hay buôn bán thường ít có thời gian dành cho con cái cũng như cơ hội việc làm cho con.

“Gia đình bố mẹ nghèo, lại toàn công việc chân tay, lấy đâu ra cơ hội việc làm cho con. Toàn do con cái tự lực cố gắng lên mà thôi. Cũng muốn hỗ trợ công việc cho con nhưng mà không có mối quan hệ nào nên đành chịu”

“Cha mẹ làm buôn bán nên chỉ có thể hỗ trợ con về kinh tế, học hành cho tốt. Chứ để con theo nghề của bố mẹ thì vất vả lắm. Hiện tại công việc của con cái cũng chưa ổn định được”

(PVS, nam, 40 tuổi, Hà Nội)

Từ những phân tích trên đã phần nào cho thấy ảnh hưởng nghề nghiệp của cha mẹ đến cơ hội việc làm cũng như mức độ hài lòng về công ăn, việc làm của con cái.Tuy nhiên, mức độ hài lòng của cha mẹ về con cái không chỉ dừng lại ở sức khỏe, công việc mà còn được thể hiện trong đời sống hôn nhân của con. Sự hài lòng của cha mẹ về đời sống hôn nhân, gia đình của con có tỷ lệ cao nhất thuộc những ngành nghề công chức, chuyên môn kỹ thuật cao, trên 70%. Bên cạnh đó, cha mẹ làm tiểu thủ công nghiệp có mức độ cơ bản hài lòng trở lên chiếm tỷ lệ thấp nhất 46,7%. Lý giải điều này cho thấy, nghề nghiệp của cha mẹ thường có những tác động lớn đến đời sống hôn nhân, gia đình của con cái. Con cái được học những kỹ năng sống và sự ứng xử, giao tiếp từ gia đình đến thói quen trong tiêu chí lựa chọn hôn nhân. Thêm vào đó, mối quan hệ và nghề nghiệp của bố mẹ cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ và sự lựa chọn hôn nhân của con.

“Vợ chồng cô làm giáo viên nên dành được nhiều thời gian quan tâm cho gia đình, con cái. Giúp con có những hành trang tốt để có những kỹ năng, cách ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ khác nhau. Hơn nữa, theo cô việc lựa chọn vợ/chồng của con cũng phần nào bị ảnh hưởng theo gia đình”

(PVS, nữ, 46 tuổi, Hà Nội)

“Con bác ra trường là bác giới thiệu ngay cho con của một bác cùng cơ quan. Sau thời gian chúng tìm hiểu và quyết định đến hôn nhân. Bác thấy rất vui vì dù sao cũng gần nhà mà lại hiểu được bản chất gia đình của nhau”

(PVS, nam, 54 tuổi, Hải Dương) Qua đó cho thấy, nghề nghiệp của cha mẹ có tác động đến mức độ hài lòng về công việc cũng như đời sống hôn nhân, gia đình của con cái. Cha mẹ có nghề nghiệp ổn định, chuyên môn kỹ thuật cao thường có nhiều mối quan hệ và

cơ hội tốt trong công việc của con cái. Bên cạnh đó, mặc dù con cái ngày nay có sự độc lập trong quyết định hôn nhân nhưng gia đình vẫn có những tác động lớn đến sự lựa chọn của con cái. Cha me không những tạo tiền đề cho cách ứng xử của con cái mà còn ảnh hưởng đến tiêu chí lựa chọn bạn đời của con. Chính vì vậy mà mức độ hài lòng về đời sống hôn nhân, gia đình của con ngày càng tăng lên và có sự ảnh hưởng từ tác động nghề nghiệp của cha mẹ.

Mức độ hài lòng về kinh tế

Kinh tế không chỉ giúp cho đời sống vật chất của gia đình được cải thiện mà còn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự bền vững đời sống hôn nhân. Nghề nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế và là tiêu chí quan trọng thể hiện sự hài lòng về kinh tế trong đời sống hôn nhân, gia đình.

Theo kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ hài lòng trở lên về việc làm của công chức, viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất 74,9%, sau đó là đến buôn bán, giáo viên, y dược với tỷ lệ xấp xỉ 60%. Đây cũng là những công việc mang tính ổn định và có thu nhập cao, đảm bảo được đời sống vật chất của gia đình.

“Làm nghề y nên cũng mang lại thu nhập tốt, vừa giúp cho sức khỏe các thành viên trong gia đình vừa có thu nhập và chị cảm thấy hài lòng về công việc của mình”

(PVS, nam, 35 tuổi, Hà Nội)

“Làm giáo viên tuy thu nhập không cao lắm nhưng vẫn đảm bảo được cuộc sống hiện nay”

(PVS, nữ, 28 tuổi, Hải Dương)

Mặt khác, những nông dân và tiểu thủ công nghiệp có mức độ hài lòng về việc làm rất thấp, dưới 40%. Công việc này không chỉ mang lại thu nhập thấp mà còn khó đảm bảo được cuộc sống gia đình trong quá trình đô thị hóa hiện nay.

“Làm nghề thủ công nên vất vả lắm, công việc đôi khi theo mùa vụ, lại còn

gặp rủi ro cao và cả những khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nữa. Chính vì vậy

mà thu nhập không đáng kể”

Không chỉ dừng lại ở mức độ hài lòng về công việc mà nghề nghiệp còn tác động đến cả thu nhập của người dân hiện nay. Phần lớn nhóm giáo viên có mức độ hoàn toàn hài lòng về thu nhập chiếm tỷ lệ cao nhất 18,0%, tiếp đến là công chức và viên chức xấp xỉ 17%. Trong đó, mức độ hoàn toàn hài lòng về thu nhập của nông dân và tiểu thủ công nghiệp có tỷ lệ thấp nhất, dưới 10%. Điều này cho thấy khoảng cách thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau vẫn rất cao.

“Làm thủ công vất vả lắm, chẳng có thu nhập mấy, lại còn khó tiêu thụ nữa”

(PVS, nam, 38 tuổi , Hải Dương)

“Làm công việc ổn định và có chuyên môn như giáo viên, nghề y còn có thu nhập cao chứ làm nghề nông như chúng tôi vất vả lắm mà thu nhập thấp” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(PVS, nữ, 38 tuổi, Hải Dương) Tác động nghề nghiệp đến sự hài lòng về kinh tế còn được thể hiện qua đời sống vật chất, cụ thể là về những tiện nghi trong gia đình.

Bảng 3.8: Tương quan giữa nghề nghiêp với mức độ hài lòng về tiện nghi gia đình (Tỷ lệ %) Mức độ hài lòng về tiện nghi gia đình

Nông dân Công nhân

Công chức

Tiểu thủ

CN Buôn bán Giáo viên Y, dược

Lao động tự do Không việc làm SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% (1) 55 7,5 13 8,1 7 3,0 3 3,4 12 5,0 5 4,5 8 2,6 18 5,8 6 3,1 (2) 149 20,4 27 16,8 18 7,6 12 13,6 24 9,9 11 9,9 39 12,7 47 15,3 28 14,6 (3) 324 44,4 55 34,2 68 28,7 38 43,2 79 32,6 32 28,8 86 28,1 109 35,4 53 27,6 (4) 141 19,3 48 29,8 76 32,1 30 32,1 66 27,3 28 25,2 92 30,1 71 23,1 62 32,3 (5) 61 8,4 18 11,2 68 28,7 5 5,7 61 25,2 35 31,5 81 26,5 63 20,5 43 22,4

Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn công chức, y dược và giáo viên có mức độ hài lòng trở lên về tiện nghi gia đình cao với tỷ lệ phần trăm là 60,8%; 56,6%; 56,3%. Bên cạnh đó, những nhóm thuộc nghề thủ công nghiệp và nông dân có mức độ hài lòng về tiện nghi gia đình rất thấp, dưới 40%. Lý giải điều này cho thấy, những nhóm công việc chuyên môn và mang tính ổn định thường có thu nhập cao, nhiều cơ hội sắm sửa tiện nghi gia đình hơn nhóm công việc có thu nhập thấp, chính vì vậy mà mức hài lòng cũng thấp hơn.

“Mình làm nông nghiệp, đủ ăn đủ mặc đã là tốt lắm rồi, tích cóp cho con cái học hành còn khó nói gì sắm sửa đến những tiện nghi trong gia đình”

(PVS, nữ, 37 tuổi, Hải Dương)

“Cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, mình làm nghề thủ công, lại chuyên về hàng chiếu nên thu nhập không đáng bao nhiêu. Nguyên liệu đắt mà môi trường tiêu thụ cũng ít, có nhiều nơi cạnh tranh nên rất khó bán. Bởi vì thu nhập thấp nên cũng không dám nghĩ nhiều đến những tiên nghi trong gia đình”

(PVS, nam, 38 tuổi, Hải Dương)

Qua đó cho thấy, nghề nghiệp có ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong đời sống hôn nhân và gia đình hiện nay. Phần lớn những người làm trong nhà nước và công việc đòi hỏi chuyên môn kỹ thuật thường có mức thu nhập khá cũng như mức độ hài lòng về tiện nghi gia đình cao hơn so với nhóm nông dân, thủ công nghiệp, lao động tự do.

Mức độ hài lòng về đời sống tinh thần

Gia đình là một tổ chức đời sống tinh thần lành mạnh cho mỗi thành viên giúp thành viên lấy lại sự cân bằng về tâm sinh lý và làm giảm đi sự mất cân bằng do áp lực trong cuộc sống. Sự tổ chức đời sống tinh thần đã làm cho mối quan hệ của các thành viên trong gia đình trở nên khăng khít và gắn bó, giúp nuôi dưỡng và nâng cao tình cảm gia đình. Chính vì vậy mà đời sống tinh thần trong mỗi gia đình có mối tương quan với nghề nghiệp của mỗi cá nhân.

Bảng 3.9: Tương quan giữa nghề nghiệp với mức độ hài lòng đời sống tinh thần của người dân (Tỷ lệ %)

Mức độ hài lòng đời sống tinh thần

Nông dân Công

nhân Công chức Tiểu thủ CN Buôn bán Giáo viên Y, dược Lao động tự do Không việc làm SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% SL Tỷ lệ% (1) 16 2,2 5 3,1 - - 3 3,4 7 2,9 1 0,9 6 2,0 7 2,3 3 1,6 (2) 41 5,6 4 2,5 2 0,8 2 2,3 14 5,8 7 6,4 18 5,9 29 9,4 18 9,3 (3) 191 26,3 34 21,3 42 17,8 34 38,6 60 24,8 23 20,9 73 23,9 94 30,5 62 32,1 (4) 198 27,2 60 37,5 82 34,7 24 27,3 73 30,2 34 30,9 84 27,5 77 25,0 54 28,0 (5) 281 38,7 57 35,6 110 46,6 25 28,4 88 36,4 45 40,9 125 40,8 101 32,8 56 29,0

Qua bảng số liệu trên đã phần nào cho thấy được tác động mạnh mẽ của nghề nghiệp đến mức độ hài lòng về đời sống tinh thần của người dân hiện nay. Nhóm làm công chức, viên chức có mức độ hài lòng trở lên về đời sống tinh thần chiếm tỷ lệ cao nhất 81,3%, tiếp đến là giáo viên và y dược với tỷ lệ tương ứng 71,8%; 68,3%. Tỷ lệ phần trăm mức độ hài lòng trở lên của nhóm thấp nhất là tiểu thủ công nghiệp và không có việc làm, dưới 56%. Điều đó cho thấy sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm ngành nghề khác nhau về mức độ hài lòng đời sống tinh thần của người dân hiện nay. Phần lớn những nhóm nghề nghiệp mang tính chuyên môn, ổn định thường dành được nhiều sự quan tâm đến đời sống hôn nhân, tinh thần, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình hơn là những nhóm nghề lao động chân tay.

“Đời sống tinh thần luôn được quan tâm trong gia đình hiện nay. Ngoài thời gian đi làm ở nhà nước về chị thường dành hết thời gian cho gia đình, quan tâm chồng con và cùng nhau chia sẻ những vui buồn”

(PVS, nữ, 27 tuổi, Hà Nội)

“Mình đi làm ở cơ quan về còn có thời gian lo cho con cái chứ người dân làm nông ở đây vất vả lắm, thời gian quan tâm cho gia đình ít hơn mình nhiều”

(PVS, nữ, 28 tuổi, Hải Dương) Từ những phân tích, số liệu trên cho thấy tầm quan trọng của nghề nghiệp đến đời sống hôn nhân, gia đình được thể hiện trên mức độ hài lòng giữa vợ/chồng, con cái, kinh tế và cả đời sống tinh thần. Nhìn chung, những người dân thuộc nhóm nghề mang tính ổn định, đòi hỏi chuyên môn cao thường có mức độ hài lòng về đời sống hôn nhân, gia đình cao hơn nhóm có lao động chân tay và thu nhập thấp.

3.3. Ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của quá trình đô thị hóa đến mức độ hài lòng về đời sống hôn nhân trong gia đình nông thôn và đô thị hiện nay

Quá trình đô thị hóa đã tạo nhiều điều kiện và cơ hội cho sự phát triển của gia đình để đi tới mục tiêu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, đời sống hôn nhân vững bền, đồng thời cũng đặt gia đình và hôn nhân

trước nhiều khó khăn, thách thức. Những biến đổi của hôn nhân, gia đình dưới tác động của quá trình đô thị hóa làm suy giảm nhiều chức năng của gia đình truyền thống và sự đa dạng của cấu trúc gia đình, tạo nên sự phân hóa rõ rệt của các gia đình, có tác động đến cả tích cực và tiêu cực đến mức độ hài lòng trong đời sống hôn nhân hiện nay.

3.3.1 Ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa đến mức độ hài lòng về đời sống hôn nhân trong gia đình nông thôn và đô thị hiện nay sống hôn nhân trong gia đình nông thôn và đô thị hiện nay

 Đối với khu vực nông thôn

Quá trình đô thị hóa tăng nhanh đã và đang góp phần mang lại nhiều yếu tố tích cực trong khu vực nông thôn hiện nay. Không chỉ đem đến cơ hội việc làm phi nông nghiệp mà nhiều dịch vụ, cơ hội thu nhập đang làm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của người dân cũng như cải thiện đời sống hôn nhân, gia đình hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về khía cạnh hôn nhân vợ/chồng, sự mở rộng phạm vi kết hôn là kết quả của quá trình phi nông nghiệp hóa nông thôn và sự di động dân cư đến những vùng kinh tế khác nhau dưới tác động của đô thị hóa. Quá trình này phá vỡ tình trạng khép kín của hôn nhân truyền thống trong phạm vi làng xã. Đô thị hóa đã tạo ra những môi trường tiếp xúc mới trong đó cá nhân hoàn toàn chủ động trong việc tìm hiểu, lựa chọn và quyết định hôn nhân. Chính vì vậy mà cá nhân có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn bạn đời phù hợp với những tiêu chí riêng của mình, bởi vậy mà mức độ hài lòng về vợ/chộng trong gia đình nông thôn hiện nay tăng lên đáng kể. Hôn nhân dựa trên tình yêu và tự nguyện đã giúp cho các cá nhân có được những hạnh phúc bền vững và làm thỏa mãn đời sống hôn nhân của mình.

Mức độ hài lòng về con cái tăng lên trong gia đình nông thôn hiện nay và được thể hiện ở tất cả các khía cạnh về con cái như sức khỏe, học tập và đời sống hôn nhân, gia đình.

Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái luôn được củng cố. Con cái ngày càng tự tin và chủ động trong việc tâm tình, bộc bạch và bày tỏ ý kiến cũng như

suy nghĩ tình cảm của bản thân đối với bố mẹ. Đây là điều ít thấy trong xã hội truyền thống khi việc tuân thủ tuyệt đối những quyết định, quan điểm, ý kiến của

Một phần của tài liệu Mức độ hài lòng về đời sống hôn nhân khác biệt giữa nông thôn và thành thị trong quá trình đô thị hóa hiện nay (Trang 87)