KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu Ứng dụng dầm supert trong xây dựng cầu ở việt nam (Trang 26 - 28)

1.4.1. KẾT LUẬN:

Từ những thảo luận trên đây, có thể rút ra những kết luận sau đây:

- Dầm Super T là loại dầm có nhiều ưu điểm hơn các loại dầm khác về kết

cấu, kiểu dáng mỹ thuật và chỉ tiêu giá thành cùng với công nghệ lao lắp

nhanh chóng nên ngày càng được ứng dụng nhiều ở các công trình giao thông ở Việt Nam.

- Vật liệu để thi công dầm Super T đòi hỏi chất lượng và cường độ cao, cần được lựa chọn và kiểm tra thât kỹ, đảm bảo chất lượng bê tông dầm.

- Khâu thiết kế còn một số vấn đề chưa kiểm soát hết được nên có một số sự cố như gãy , nứt khu vực hai đầu dầm. Do đó cần được nghiên cứu tính toán chi tiết hơn nữa, nhất là về mất mát dự ứng lực và sự truyền lực

căng từ lực dự ứng lực vào bê tông dầm.

- Cấu tạo dầm Super-T cần bổ sung một số chi tiết nhằm hoàn thiện khả năng chịu lực và đảm bảo chống lại các lực cục bộ như cốt thép xiên Nguyễn viết Trung

Báo cáo về công nghệ dầm Super-T

+ Bệ đúc dầm cần có sự thay đổi về cấu tạo và kích thước nhằm giảm giá thành và có khả năng phù hợp với điều kiện nền đất yếu như

ở Việt Nam.

+ Công tác ván khuôn ngoài và trong đòi hỏi phải được quan tâm và kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo chịu lực và tạo mỹ quan công trình . + Công tác cốt thép thường và thép cường độ cao phải tuân thủ các qui định của qui trình và các qui định riêng cho kết cấu bản mỏng. + Bê tông phải sử dụng phụ gia để tạo vữa bê tông đạt tiêu chuẩn bê tông tự đầm, đá dăm phải là loại 0,5x1 cm.

+ Công tác đổ bê tông dầm cần phải tuân thủ theo các chỉ dẫn kỹ thuật đảm bảo chất lượng tốt đồng thời rút ngắn chu kỳ đúc dầm nhằm nâne cao năng suất và tiến độ thi công.

+ Công đoạn truyền lực nén của cáp vào bê tông phải đúng trình tự qui định của hồ sơ.

- Công nghệ lao lắp dầm Super T: Tùy từng điều kiện cụ thể của công trình và đơn vị thi công mà lựa chọn công nghệ lao lắp dầm phù hợp. Đối với những công trình có số dầm Super-T ít thì ưu tiên sử dụng công nghệ cẩu

lắp hoặc dùng dầm dẫn. Với các công trình có nhiều nhịp, nhiều dầm nên sử dụng các xe lao dầm. Nếu là dầm đơn thì độ ổn định lớn hơn dầm dạng I nhưng lao xong chưa có mặt cầu thì chưa chịu tải được xe lao mà phải đổ xong bản mặt cầu mới cho chịu tải trọng thi công được. Đổ bê tông bản mặt cầu thì dùng bê tông lưới thép dày 4cm làm ván khuôn đậy như hiện nay là hợp lý về kinh tế, kỹ thuật nhưng sau nếu chất dẻo phát triển rẻ hơn thì có thể áp dụng nhằm giảm bớt tĩnh tải cho

Một phần của tài liệu Ứng dụng dầm supert trong xây dựng cầu ở việt nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w