kiềm và axit tốt, không ăn mòn.
- Xử lý được hàm lượng hữu cơ cao - Xử lý được Nito và Photpho
- Đối với nước thải đầu vào đã cho xử lý được rất tốt
Nhược điểm:
- Tốn diện tích mặt bằng
- Tốn chi phí đầu tư: phải xây 3 bể trong xử lý sinh học
- Yêu cầu năng lực vận hành cao.
Bể lắng II
Bể khử trùng Bể lắng I
Bể lắng cát có sục khí
Bể điều hòa
Máy thổi khí
Bể Aroten Song chắn rác
Bể chứa bùn
Sân phơi bùn
Bùn thải 2. Phương án 2:
Hình 2.3. Sơ đồ phương án xử ly 2 (sử dụng bể aerotank)
Thuyết minh dây chuyền:
Nước thải sinh hoạt thu gom bằng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt riêng (có xây dựng các hố ga để thu bùn cặn và thu cát) được dẫn về trạm xử lý, vào bể tiếp nhận. Nước thải từ bể tiếp nhận chảy vào mương dẫn có song chắn rác thô cào rác trước khi tự chảy vào bể lắng cát. Tại đây các hạt cặn lớn được tách rồi nước thải đi vào bể điều hoà lưu lượng. Ở đây sử dụng bể điều hòa lưu lượng ngoài dòng với van điều chỉnh cho nước thải có lưu lượng thích hợp đi vào, phần nước thải không đạt điều kiện sẽ được bơm vào bể điều hòa để tiến hành điều hòa lưu lượng. Sau đó, nước được bơm tới bể lắng li tâm để tiếp tục loại bỏ cặn nhằm tăng hiệu quả xử lý cho bể Aeroten. Bể Aeroten có chế độ hoạt động liên tục, xử lý chất bẩn hữu cơ trong nước thải bằng vi sinh vật hiếu khí lơ lửng trong bể. Dưỡng khí oxy
được cung cấp từ máy thổi khí để duy trì hoạt động của vi sinh vật, tiến hành quá trình trao đổi chất. Các vi sinh vật hiếu khí sẽ tiêu thụ chất hữu cơ trong nước và biến chúng thành C02, H20 và tạo thành tế bào mới. Sau một thời gian hoạt động bùn dư sẽ được thải bỏ định kỳ sang ngăn chứa và phân huỷ bùn dư. Phần nước trong từ bể lắng 2 được đưa sang bể khử trùng với chất khử trùng là Clo với mục đích chính loại bỏ Coliform đạt tiêu chuẩn trước khi thải vào nguồn tiếp nhận. Phần bùn hoạt tính từ bể lắng 2, một phần bùn hoạt tính được tuần hoàn về bể thiếu khí hòa trộn cùng nước thải vào bể thiếu khí, phần còn lại được bơm sang sân phơi bùn để loại bỏ nước cùng bùn thải từ bể lắng 2 vỏ trước khi thải bùn thải.
Bảng 2.2: So sánh thông số kỹ thuật giữa bể SBR và Aerotank
TT Thông số kỹ
thuật SBR Aerotank
1 Hiệu suất xử lý 85 - 95% 85- 95%
2 Quá trình hoạtđộng Gián đoạn theo mẻ Liên tục
3 Phương pháp cấpkhí Bằng máy thối khí và hệ thống phân phối khí Bằng máy thổi khí và hệ thống phân phối khí
4
Khả năng xử lý
nitơ và phốtpho Có khả năng xử lý được nitơ và photpho (Áp dụng tốt trong xử lý nước thải có hàm lượng nitơ và photpho cao).
Chỉ có khả năng nitrat hóa không xử lý được triệt đế nitơ và photpho (Tuy nhiên trong nước thải cần xử lý hàm lượng nitơ, photpho không cao).
5 Điều khiển quá trình
Quá trình điều khiến các chu trình vận hành phức tạp, đòi hỏi phải vận hành tới mức tự động hóa cao, đòi hỏi công nhân vận hành có tay nghề cao. Khi hệ thống có sự cố sẽ gây khó khăn cho người vận hành.
Quá trình điêu khiên các chu trình vận hành đơn giản, có thế vận hành bằng tay một cách dễ dàng khi hệ thống tự động có sự cố, không đòi hỏi công nhân vận hành có tay nghề cao. Giảm chi phí nhân công.
6
Chi phí điện năng và bảo trì bảo dưỡng
Cao hơn: do sử dụng nhiều thiết bị hơn nên chi phí điện năng và chi phí bảo trì bảo dưỡng.
Thấp hơn: do áp dụng công nghệ sử dụng bơm khí nén đế vận chuyến bùn hồi lưu và bùn thải nên giảm được chi phí điện năng và bảo trì bảo dưỡng.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm được tiền đầu tư
- Tiết kiệm được diện tích
- Xử lý được nước thải theo yêu cầu đề ra
Nhược điểm
- Không xử lý được nito, photpho
- Yêu cầu năng lực vận hành cao.
Dựa vào 2 phương án đã nêu trên kết hợp với nhiệm vụ đề ra, ta chọn phương án khả thi và ít tốn kém nhất là phương án số 2.