Một số vật liệu hấp phụ có nguồn gốc tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh metylen và metyl da cam của các vật liệu đá ong biến tính (Trang 33 - 35)

Hiện nay, việc nghiên cứu khả năng hấp phụ một số chất màu trong môi trường nước cũng được nhiều nhà khoa học quan tâm. Các vật liệu hấp phụ được sử dụng có nguồn gốc tự nhiên hoặc được chế tạo từ hóa chất hay các phế thải của các ngành công nghiệp.

Tác giả Lê Hữu Thiềng đã nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh metylen và metyl da cam của các vật liệu chế tạo từ bã mía. Với vật liệu được xử lý bằng fomandehit thì dung lượng hấp phụ xanh metylen và metyl da cam cực đại theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir là 58,55mg/g và 54,64mg/g; với vật liệu

được xử lý bằng H2SO4 và NaHCO3 thì dung lượng hấp phụ cực đại là

90,91mg/g (đối với xanh metylen) và 59,88mg/g (đối với metyl da cam) [13]. Tác giả Đỗ Trà Hương và cộng sự đã nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

metylen của vật liệu nanocompozit MWCNTs/Fe2O3. Kết quả nghiên cứu cho

thấy thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 150 phút; pH hấp phụ xanh metylen tối ưu là 6. Quá trình hấp phụ xanh metylen tuân theo mô hình đẳng nhiệt

Langmuir (qmax = 118,36mg/g; hằng số Langmuir K = 0,094L/g) và tuân theo

phương trình động học bậc 2 biểu kiến của Lagergren [3].

Bên cạnh nghiên cứu trên, tác giả và cộng sự còn nghiên cứu sự hấp phụ màu phẩm đỏ hoạt tính ĐH 120 bằng vật liệu bã chè. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, sự hấp phụ phẩm đỏ hoạt tính ĐH 120 trên vật liệu đạt cân bằng ở thời gian 150 phút với giá trị pH tối ưu là 9. Quá trình hấp phụ ĐH 120 trên vật liệu tuân theo mô hình đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ cực đại đạt 47,85mg/g, hằng số Langmuir K là 0,0248L/g. Kết quả tính toán một số thông số nhiệt động lực học cho phép kết luận quá trình hấp phụ ĐH 120 trên vật liệu là quá trình tự xảy ra và tỏa nhiệt [4].

Tác giả Nguyễn Văn Hưng và cộng sự đã nghiên cứu khả năng hấp phụ

xanh metylen trên vật liệu SiO2 tinh thể nano. Sự hấp phụ xanh metylen trên

vật liệu phù hợp theo cả hai mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich với các hằng số hấp phụ cân bằng tương ứng là 0,312 và 7,27 [6].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ xanh metylen và metyl da cam của các vật liệu đá ong biến tính (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)