Một số kinh nghiệm chủ yếu

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VỚI ASEAN GIAI ĐOẠN 1995-2011 (Trang 70 - 88)

6. Bố cục của khóa luận

2.4.2.Một số kinh nghiệm chủ yếu

Quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN trong thời gian qua đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn. Điều này khẳng định chính sách đối ngoại đúng đắn của Đảng trong việc đưa Việt Nam hội nhập khu vực. Chính sách đối ngoại của Đảng với ASEAN trong 15 năm qua để lại nhiều kinh nghiệm quý báu:

Thứ nhất là, nắm bắt được xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế gắn liền với tình hình đất nước từ đó đưa ra những nhận định đúng đắn về mối quan hệ hợp tác khu vực, ưu tiên chính sách khu vực trong tổng thể chính sách đối ngoại của Đảng.

Để xác định đứng đắn và hiện thực có hiệu quả đường lối chiến lược, sách lược cách mạng nói chung và chính sách đối ngoại nói riêng. Một vấn đề có tính nguyên tắc là phải đánh giá đúng tình hình trong nước , nắm bắt được những xu thế chủ yếu trong quan hệ quốc tế , đồng thời nhận thức đúng đắn về các đối tác, mục đích là thấy rõ thuận lợi –khó khăn, cơ hội – thách thức, kết hợp với tư duy thực tiễn và biện chứng để có chính sách thích hợp. “Biết người biết ta” – điều này trở thành một vấn đề mang tính nghệ thuật trong sự nghiệp cách mạng nói chung cũng như trong hoatj động đối ngoại nối riêng.

Chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam với ASEAN trong 15 năm qua thể hiện rất rõ bài học trên. Bởi con đường và cách xây dựng chính sách đối ngoại đổi mới không phải chỉ xuất phát từ tình hình yêu cầu của đất nước mà còn liên quan cả tới những chuyển biến của tình hình thế giới, phụ thuộc vào chiều hướng, xu thế và quy luật vận động của các mối quan hệ quốc tế

66

cũng như thái độ, chính sách của các nước. Quan hệ giữa các quốc qia không chỉ là quan hệ riêng khép kín mà trực tiếp chịu sự chi phối chặt chẽ, tác động mạnh mẽ của các xu thế thời đại.

Phát triển quan hệ hợp tác hợp tác hữu nghị với các nước trong khu vực luôn giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại của mọi quốc gia dân tộc. Có quan hệ tốt với các nước trong khu vực sẽ tạo ra môi trường hòa bình, ổn định cho sự phát triển đất nước, một đảm bảo quan trọng cho an ninh quốc gia. Vì vậy, chính sách đối ngoại với khu vực luôn phải là một ưu tiên hàng đầu trong hệ thống chính sách đối ngoại . Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung ở khu vực và trên thế giới.

Sau chiến tranh lạnh kết thúc , Đảng ta đã sớm xác định mối quan hệ hợp tác cùng phát triển với các nước trong khu vực, đặt các nước trong khu vực ở vị trí ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Quyết định đưa nước ta gia nhập ASEAN của Đảng là một quyết định hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt. ASEAN là một tổ chức khu vực có uy tín và có mối quan hệ quốc tế rộng rãi, gia nhập ASEAN, hội nhập khu vực là một bước quá độ là để Việt Nam hội nhập quốc tế. Hơn thế nữa, mối quan hệ với các nước trong khu vực luôn đóng vai trò trực tiếp ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh củ bất kỳ quốc gia nào trong khu vực đó. An ninh của Việt Nam sẽ bị đe dọa nếu môi trường xung quanh không ổn định hoặc chúng không thể thiết lập mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước xung quanh. Chính vì vậy, thêm một lần nữa quan hệ với các nước trong khu vực luôn được coi là nhiệm vụ chiến lược, là mối quan tâm hàng đầu trong chính sách đối ngoại.

Thứ hai, chủ động tham gia hợp tác đa phương kết hợp thúc đẩy quan hệ song phương với từng nước ASEAN, vừa kiên quyết vừa linh hoạt mềm dẻo, vừa hợp tác, vừa đấu tranh đảm bảo lợi ích của Việt Nam.

Giữa các quốc gia luôn tồn tại những vấn đề khác biệt về lợi ích. Các nước trong cùng một khu vực địa lí cũng không ngoại lệ mà thậm chí còn khác biệt hơn về những vấn đề do lịch sử để lại . Từ đó, có thể nảy sinh nhiều vấn đề ,

67

mâu thuẫn. Giải quyết mâu thuẫn đó, đòi hỏi nỗ lực và thiện chí của các bên liên quan. Một nguyên tắc lớn trong quan hệ với các nước ASEAN là giải quyết các vấn đề lịch sử để lại, các vấn đề mới nảy sinh bằng phương pháp hòa bình, đối thoại và kiên trì đồng thời phải linh hoạt, mềm dẻo. Lịch sử rất phức tạp và mối quan hệ giữa các quốc gia luôn tiềm ẩn những vấn đề mâu thuẫn. Vì thế, trong mối quan hệ với các nước ASEAN chúng ta cần kiên trì giữ vững lập trường mục đích xong phải có sự ứng xử khéo léo để đảm bảo lợi ích cân bằng cho các bên, tránh xung đột.

Việt Nam và ASEAN hiện nay có nhiều lợi ích về cơ bản giống nhau, mục tiêu lớn nhất là duy trì hòa bình ổn định trong khu vực để có thể tập trung mọi nguồn lực và phát triển đất nước. Tuy nhiên,để có thể tham gia đầy đủ và có hiệu quả vào quá trình hợp tác trên mọi lĩnh vực nhất là các khuôn khổ hợp tác trong ASEAN, Việt Nam cần phải vượt qua rất nhiều những khó khăn thách thức.

Thực hiện chủ trương mà Đại hội IX của Đảng đưa ra: “Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN” [4, tr.121]. Ngoài việc tăng cường quan hệ Việt Nam – ASEAN, Việt Nam không ngừng thúc đẩy hợp tác song phương với từng nước thành viên ASEAN trên nhiều lĩnh vực. Hợp tác song phương được tăng cường đồng nghĩa với việc Việt Nam có điều kiện thuận lợi hơn trong quan hệ hợp tác đa phương Việt Nam. Trên thực tế,không phải bất cứ vấn đề nào cũng được giải quyết song phương, có những vấn đề phải bàn chung như vấn đề an ninh – chính trị, chống khủng bố, cảnh báo thiên tai… Vì vậy để tăng cường hợp tác toàn diện Việt Nam – ASEAN, Việt Nam đã và sẽ cần tích cực tham gia hợp tác đa phương đồng thời vẫn cần thúc đẩy mối quan hệ song phương với từng nước ASEAN.

Các nước thành viên của ASEAN có chế độ chính trị, xã hội khác nhau, trình độ phát triển kinh tế cũng không giống nhau, vì vậy các nước có lợi ích quốc gia khác nhau. Các nước ASEAN một mặt đoàn kết vì sự phát triển của ASEAN nhưng mặt khác do lợi ích quốc gia không giống nhau nên các nước

68

luôn phải đấu tranh. Trong quan hệ Việt Nam – ASEAN luôn có nhiều vấn đề nảy sinh đụng chạm đến lợi ích của nhau như vấn đề Biển Đông, vấn đề giữ vững nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Nhận thức rõ điều đó nên trong quan hệ Việt Nam – ASEAN thời gian qua, Việt Nam luôn một mặt tích cực tham gia hợp tác , mặt khác linh hoạt mềm dẻo, kiên quyết đấu tranh nhằm bảo vệ lợi ích của ta.

Bài học kinh nghiệm thứ ba là, phối hợp chặt chẽ các hoạt động chính trị, đối ngoại, kinh tế đối ngoại, văn hóa đối ngoại với các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước và đối ngoại nhân dân.

Một trong những yếu tố cần thiết tạo nên sức mạnh tổng hợp đưa sự nghiệp cách mạng của dân tộc đi tới thắng lợi là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Sức mạnh thời đại chỉ có thể được phát huy khi những yếu tố nội lực của dân tộc được khai thác và sử dụng có hiệu quả. Việc phối hợp chặt chẽ giữa hoạt động đối ngoại chính trị với các hoạt động kinh tế đối ngoại , văn hóa đối ngoại… có vai trò quan trọng nhằm tăng cường vị thế đất nước.

Trong xu thế đối ngoại hiện nay, mối quan hệ giữa các lĩnh vực đối ngoại ngày càng sâu sắc và được quan tâm. Nói cách khác hoạt động văn hóa đối ngoại ngày càng gắn liền với các hoạt động đối ngoại chính trị. Ngoại giao văn hóa, xét về bản chất sâu xa nó là sức mạnh mềm hay chính là quyền lực mềm được các nước khai thác triệt để. Văn hóa đã và đang khẳng định vị trí then chốt đóng vai trò quan trọng. Trong thời đại ngày nay, văn hóa càng phát huy sức mạnh, vai trò là cầu nối giữa các dân tộc, nâng cao hiểu biết lẫn nhau, góp phần hài hòa các xung đột mâu thuẫn tạo đà cho hợp tác phát triển . Trong thời gian qua, Việt Nam đã tạo dựng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khu vực và thế giới. Hoạt động văn hóa đối ngoại đã giúp chúng ta giới thiệu sâu rộng về công cuộc đổi mới đang diễn ra ở nước ta và những thành tựu bước đầu của nó. Đồng thời làm rõ quan điểm đối ngoại: Việt Nam sẵn sàng là bạn với các quốc gia trên tinh thần hòa hiếu dân tộc, chủ trương mở rộng, hội nhập, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ quốc tế.

69

Thứ tư, để phát triển quan hệ hiệu quả, bền vững với ASEAN, chúng ta cần phải không ngừng xây dựng và phát huy nội lực đất nước.

Muốn thực hiện hợp tác và toàn diện có hiệu quả với các nước trong khu vực trước hết ta phải xây dựng được thực lực cho mình. Hơn nữa, lợi ích quốc gia dân tộc được đảm bảo ở mức độ nào, tùy thuộc vào đất nước mạnh hay yếu phụ thuộc vào thực lực mỗi nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “[7, tr.15]. thực lực như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng. Chiêng có to, tiếng mới lớn” Cần phải xây dựng thực lực của quốc gia bằng cách phát huy năng lực nội sinh vốn có, phát huy những lợi thế và hạn chế những khó khăn của đất nước.

Đặc biệt, vấn đề thực lực đất nước còn quyết định và chi phối không nhỏ đến tính hiệu quả trong quan hệ giữa các nước với nhau nói chung, trong chính sách đối ngoại của Việt Nam với ASEAN nói riêng.

Thực lực của mỗi quốc gia được hiểu là sức mạnh tổng hợp về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, địa vị, ảnh hưởng quốc tế… Tuy nhiên trong điều kiện ngày nay, sức mạnh kinh tế đang có tiếng nói quyết định hàng đầu. Nhân tố kinh tế ngày càng có vị trí quan trọng, chủ đạo trong quan hệ quốc tế. Vị trí quốc tế của mỗi nước ngày càng tùy thuộc vào sức mạnh kinh tế hơn là sức mạnh quân sự. Đây chính là một nét đặc trưng của thời đại khi sức mạnh kinh tế và giá trị văn hóa.

Đối với nước ta, đây thực sự là một thách thức rất to lớn. Bởi lẽ, trong một thời gian dài, mọi tinh hoa, trí lực nhân tài phải tập trung cho sự nghiệp giữ nước. Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, Việt Nam đã và đang nỗ lực xây dựng đất nước, phát triển kinh tế văn xã hội… Đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa nhưng cả nước trong khu vực và quốc tế đã phát triển vượt xa chúng ta về mọi mặt, chiếm lĩnh các đỉnh cao về kinh tế, khoa học – công nghệ. Điều này làm cho Việt Nam trong các hoạt động kinh tế và kinh tế đối ngoại yếu kém hơn đối tác rất nhiều và trong một chừng mực nào đó uy tín của Việt Nam còn bị hạn chế. Muốn tránh tụt hậu, phát triển bền vững đồng thời nâng cao được uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế phải đào tạo được thực lực từ bên trong. Muốn

70

xây dựng thực lực mạnh trong thời đại ngày nay phải không ngừng phát triển kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm đồng thời đổi mới chính trị. Với bước đi phù hợp này, kinh tế có bước phát triển, chính trị đượ ổn định. Từ đó có điều kiện phát huy sức mạnh của toàn dân tộc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

Khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng đảm bảo cho việc củng cố an ninh quốc phòng tạo nên một hình ảnh Việt Nam phát triển năng động trong cái nhìn của cộng đồng quốc tế, từ đó uy tín của Việt Nam không ngừng được nâng cao. Đến nay Việt Nam có mối quan hệ với hơn 170 nước, có quan hệ về kinh tế, thương mại và đầu tư vớih ơn 200 nước và vùng lãnh thổ. Việt Nam có điều kiện hội nhập vào đời sống chính trị, kinh tế quốc tế và có điều kiện tham gia hội nhập vào đời sống chính trị , tăng cường quan hệ với các nước. Việc Việt Nam được kết nạp là thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, được đề cử là ứng viên duy nhất của Châu Á vào vị trí ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2008-2009, vị thế của Việt Nam trong ASESAN ngày càng được khẳng định… Là những minh chứng sống động cho thấy thực lực của nước ta không ngừng được phát huy.

Vì vậy, quá trình thực hiện chính sách đối ngoại của Đảng với Hiệp hội các nước Đông Nam Á –ASEAN từ năm 1995 đến 2010 đã để lại cho hiện tại những kinh nghiệm lịch sử quan trọng. Những kinh nghiệm trên được rút ra từ cả thành công và những điều còn chưa thực hiện được. Hiện nay, trong điều kiện Đảng luôn coi trọng và không ngừng tăng cường quan hệ với ASEAN thì việc phát huy những kinh nghiệm lịch sử đạt được, đồng thời kết hợp với nhân thức đúng đắn về hoàn cảnh lịch sử cụ thể sẽ giúp chính sách đối ngoại đổi mới của Đảng được thực hiện đúng mục tiêu tinh thần.

Những kết quả đạt được trong chính sách đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong thời kỳ 1995-2010 đã đặt nền móng cho sự phát triển tiếp tục của quan hệ hợp tác giữ Việt Nam với khu vực. Cho đến nay quan hệ hợp tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

71

giữa Việt Nam và ASEAN vẫn đang phát triển, đóng góp quan trọng cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước ta.

Năm là, phát huy vai trò là thành viên tích cực của ASEAN, tăng cường vị thế của Việt Nam trong hiệp hội và ở khu vực

Tháng 7/1995 khi Việt Nam gia nhập ASEAN, Việt Nam đã chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động của ASEAN, góp phần quan trọng triển khai thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa của Đảng, nhà nước, củng cố xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực có lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trên tất cả các lĩnh vực hợp tác của ASEAN. Tham gia ASEAN được 3 năm, Việt Nam đã tổ chức chủ trì thành công hội nghị cấp cao ASEAN 6 tại Hà Nôi (12/1998), giúp ASEAN duy trì đoàn kết, hợp tác và củng cố vị thế quốc tế trong lúc Hiệp hội đang ở thời điểm khó khăn nhất do tác động cảu cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997, hoàn thành ý tưởng ASEAN bao gồm cả 10 nước Đông Nam Á, thực hiên sự hòa giải khu vực tạo dựng một Đông Nam Á thống nhất, không còn bị phân hóa thành hai nhóm nước đối nghịch nhau; Chủ động thúc đẩy nhiều chương trình, dự án, tập trung xóa đói giảm nghèo, triển khai sáng kiến liên kết ASEAN nhằm thu hẹp khoảng cách phát triển, hỗ trợ thành viên mới hội nhập khu vực. Năm 2010, sau 15 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam tiếp tục hoàn thành tốt đẹp vai trò là chủ tịch ASEAN với việc giúp ASEAN thông qua hiến chương ASEAN và rất nhiều những chương trình hành động khác nhằm hướng tới cộng đồng ASEAN.

Để góp phần hướng hoạt động của hiệp hội vào giải quyết những thách thức lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động của ASEAN, Việt Nam đã đề ra, nhiều sáng kiến như lập đường dây nóng giữa các cấp lãnh đạo của ASEAN, cải tiến phương thức họp AMM, lập quan hệ làm việc chính thức với nhiều tổ chức quốc

Một phần của tài liệu ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC ĐỐI NGOẠI VỚI ASEAN GIAI ĐOẠN 1995-2011 (Trang 70 - 88)