Điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu NƯỚC VÀ VỆ SINH ĐÔ THỊ (Trang 43)

: Wastewater Treatment Plant Sewer Pipe

3) Điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn

(1) Luồng vận động của chất thải rắn

Hình 9.7.2 sau đây mô tả mô hình vận động của luồng rác thải (dự kiến). Theo đó sẽ có năm nguồn rác thải chính là (i) rác thải sinh hoạt tại các khu vực đô thị5, (ii) rác thải sinh hoạt ở khu vực nông thôn, (iii) rác thải công nghiệp và y tế không độc hại, (iv) rác thải y tế độc hại, và (v) phế thải xây dựng.

(a) Rác thải sinh hoạt đô thị

Bước thu gom ban đầu sẽ thực hiện với các xe thu gom đẩy tay giống như hệ thống hiện có. Lượng rác thải thu gom từ các xe đẩy tay (95% tổng lượng rác thải phát sinh) sẽđược chuyên chở bằng các phương tiện thu gom (như xe chở rác có cần gom rác). Với rác thải sinh hoạt (từ các khu vực phát triển, lượng rác có thể tái chế (rác thải vô cơ – sẽ bán lại cho các nhà thu mua) ước tính sẽ chiếm khoảng 5% tổng lượng rác và sẽđược thu gom trước khi hình thức phân loại rác thải được áp dụng tại một số khu vực. 90% lượng rác thải còn lại sẽđưa về các trạm trung chuyển với các thiết bị phân loại và các thiết bị chế biến phân bón. Tổng công suất của các trạm trung chuyển là khoảng 5.000 tấn/ngày và sẽđược đặt tại Đông Ngạc hoặc một sốđịa điểm khác. Chủ yếu sẽ có ba luồng rác thải riêng biệt tùy thuộc vào đặc tính của từng loại rác thải và từng trạm trung chuyển cũng như các thiết bị phân loại rác và chế biến phân bón. Luồng thứ nhất là rác thải giàu chất hữu cơ (chiếm khoảng 20% đến 30% tổng lượng rác thải thu gom tại các đô thị) chủ yếu xuất phát từ những khu vực có nhiều nhà hàng hoặc cửa hàng thực phẩm. Luồng rác này sẽđược đưa trực tiếp về các nhà máy chế biến phân bón và sản phẩm phụ sẽđược đưa tiếp về Nam Sơn để xử lý. Luồng thứ hai là rác thải vô cơ bao gồm các loại vật liệu có thể tái chế, chủ yếu phát sinh từ các khu vực cơ quan trường học. Luồng rác này sẽđược đưa về các địa điểm phân loại vì loại rác thải này có thể dễ dàng phân loại bằng tay. Ước tính loại rác thải này chiếm khoảng 20% tổng lượng rác thu gom tại các khu vực đô thị. Luồng rác thải thứ ba là rác thải phát sinh từ các nguồn khác trong khu vực phát triển đô thị và sẽđược đưa trực tiếp về các trạm trung chuyển, sau đó về bãi rác Nam Sơn. Toàn bộ phần còn lại sau khi phân loại hay chế biến phân bón và lượng rác thải được đưa trực tiếp về trạm trung chuyển sẽ tiếp tục vận chuyển về bãi rác Nam Sơn.

(b) Rác thải sinh hoạt nông thôn

Khoảng 20% đến 30% lượng rác thải sinh hoạt từ các khu hạn chếđô thị hóa sẽđược đưa về các nhà máy chế biến phân bón tại bãi rác Nam Sơn, phần còn lại khoảng 70% đến 80% cùng với sản phẩm phụ từ sản xuất phân bón (khoảng 45% lượng rác được chuyển về nhà máy) sẽđưa về Nam Sơn để xử lý. Các vật liệu có thể tái chế sẽ thu gom về vãi rác Nam Sơn (khoảng 20% tổng lượng rác thải thu gom). Như vậy tổng cộng sẽ có khoảng 50% đến 60% lượng rác phát sinh từ các khu hạn chế phát triển được xử lý tại Nam Sơn.

(c) Các loại rác thải khác

Rác thải công nghiệp và y tế không độc hại sẽđược xử lý bằng các thiết bị xử lý trung gian và đưa về bãi rác Nam Sơn. Riêng với rác thải y tếđộc hại, sẽ xem xét việc mở rộng các lò đốt. Vấn đề phế thải xây dựng sẽ xử lý nhưđề xuất của QH JICA EMP.

Một phần của tài liệu NƯỚC VÀ VỆ SINH ĐÔ THỊ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)