Nếu như phương pháp diễn giảng là phương pháp cổ xưa thì phương pháp
đàm thoại là phương pháp mới được sử dụng trong dạy học hiện đại. “Đàm thoại là phương pháp giáo viên xây dựng hệ thống câu hỏi cho học sinh trả lời hoặc trao
đổi, tranh luận với nhau dưới sự chỉ đạo của thầy, qua đó tiếp nhận kiến thức” [2;
tr.69]. Đàm thoại tích cực tồn tại qua ba mối quan hệ: giáo viên hỏi – học sinh trả
lời, học sinh hỏi – giáo viên trả lời, học sinh hỏi – học sinh trả lời.
Để thực hiện phương pháp đàm thoại trong dạy học, trước tiên là giáo viên cần phải xây dựng hệ thống câu hỏi và có sựđịnh hướng cho câu trả lời. Chuẩn bị
câu hỏi chu đáo, đúng trọng tâm bài học là giáo viên đã thành công một phần. Như
vậy, vấn đề quan trọng nhất của phương pháp này là việc xây dựng câu hỏi. Khi xây dựng hệ thống câu hỏi để học sinh đàm thoại giáo viên cần chú ý các yêu cầu sau:
- Câu hỏi phải có tính hệ thống. Tính hệ thống của câu hỏi thể hiện ở chỗ các câu hỏi được xây dựng theo trình tự các nội dung của bài học, từ phần đầu đến phần cuối.
- Câu hỏi phải định hướng, nội dung phải xoay quanh các nội dung chính của bài học.
- Câu hỏi phải đảm bảo tính gợi mở, tránh loại câu hỏi đánh đố học sinh. - Câu hỏi phải ngắn gọn, rõ ràng, phù hợp trình độ từng học sinh.
Đặc biệt đối với các giờđọc văn nói chung, trong giờ dạy thơ hiện đại nói riêng, giáo viên có thể sử dụng các loại câu hỏi như: câu hỏi tái hiện; câu hỏi yêu cầu giải thích, phân tích, suy luận; câu hỏi khái quát để hướng học sinh tập trung vào nội dung và nghệ thuật bằng những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ tiêu biểu…
Ngoài ra, giáo viên cần chú ý đến cách hỏi và cách gọi học sinh trả lời: - Nêu câu hỏi trước khi gọi học sinh trả lời.
- Nhắc lại câu hỏi.
- Nếu thấy học sinh lúng túng thì giáo viên nên hỏi nội dung đó bằng hình thức khác và dành thời gian nhất định cho các em suy nghĩ.
- Gọi bất kỳ học sinh nào, tạo mọi điều kiện cho mỗi học sinh đều có cơ hội phát biểu ý kiến.
- Gợi ý cho học sinh khi các em chưa có câu trả lời, không được chế giễu học sinh.
- Khi học sinh trả lời, giáo viên nên nhắc lại câu trả lời để giúp học sinh khác bổ sung, đánh giá ý kiến của bạn được dễ dàng.
- Cách hỏi của giáo viên phải linh hoạt tùy tình hình, tùy nội dung của bài học mà sử dụng hình thức hỏi cho phù hợp.
Phương pháp đàm thoại cũng có những ưu và nhược điểm. Ưu điểm là phát huy được năng lực làm việc độc lập, kích thích tư duy của học sinh và rèn luyện các em kỹ năng trình bày một vấn đề trước đám đông, tạo được sự gần gũi giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Qua câu trả lời của học sinh, giáo viên có thể thu nhận những thông tin phản hồi về mức độ hiểu bài của các em, từđó có những điều chỉnh cho phù hợp đồng thời giáo viên cũng hiểu được tính cách, trí tuệ, tình cảm của học sinh. Bên cạnh những ưu điểm, phương pháp đàm thoại cũng có những hạn chế như giáo viên phải mất thời gian đầu tư cho việc soạn câu hỏi và soạn giáo án, luôn bị đặt vào tình huống sẵn sàng trả lời câu hỏi phát sinh của học sinh và nếu giáo viên không có kinh nghiệm thì dễ xảy ra tình trạng cháy giáo án.
Tóm lại, để có một tiết học thành công, giáo viên cần linh hoạt kết hợp nhiều phương pháp với nhau và sử dụng phương tiện hỗ trợ để giờ dạy của thầy và giờ
học của trò đạt được hiệu quả cao.