Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tác động của các yếu tố vĩ mô đến lãi suất trái phiếu chính phủ trong ngắn và dài hạn (Trang 35 - 38)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU

3.2. Dữ liệu nghiên cứu

Mẫu dữ liệu bao gồm dữ liệu hàng tháng của lãi suất trái phiếu chính phủ và các yếu tố tác động tới nó giai đoạn từ 1/2007 đến 8/2009 cho Việt Nam. Điều cần lƣu ý ở đây là Việt Nam không thống kê số liệu GDP theo tháng, vì vậy đề tài lấy số liệu sản lƣợng công nghiệp làm đại diện cho biến GDP (Thai-Ha Le, YoungHo Chang trong bài nghiên cứu “Oil price shocks and trade imbalances” và Mandal, Indranil, Binod trong “Is the oil price pass-through in India any different?” cũng đã lấy số liệu sản lƣợng công nghiệp thay thế cho GDP theo tháng khi nghiên cứu tác động của giá dầu, tỷ giá và chênh lệch sản lƣợng lên các cân thƣơng mại quốc gia).

Số liệu Nguồn Cách tính Thời gian lấy

mẫu

Lãi suất thị trƣờng trái phiếu chính phủ kỳ hạn

Bloomberg Giá trị cuối tháng. Tính theo %/năm. Tính theo thống kê của Bloomberg.

2007:01 –

1 năm Sản lƣợng công nghiệp Tổng cục thống kê Đơn vị: tỷ đồng.

Tính theo số liệu của Tổng cục thống kê.

2007:01 –

2009:08

Nợ Econstats Tổng của nợ nƣớc ngoài (foreign liabilities) và phát hành trái phiếu của ngân hàng trung ƣơng (Liabilities of central bank: Securities). Tính theo triệu đồng.

2007:01 – 2009:08 Lãi suất thị trƣờng liên ngân hàng Ngân hàng nhà nƣớc

Giá trị cuối tháng. Tính theo %/năm. Tính bình quân đơn giản tất cả các kỳ hạn.

2007:01 –

2009:08

Lạm phát VietNam

report

Tính theo %/năm. Tính theo số liệu của trang VietNam Report nguồn từ Cục thống kê Việt Nam.

2007:01 –

2009:08

Cân đối ngân sách cơ bản

Tổng cục thống kê

Giá trị vào ngày 15 hàng tháng. Tính theo công thức của NHTW New Zealand. Đơn vị: tỷ đồng. Lấy tổng thu ngân sách nhà nƣớc – (Chi thƣờng xuyên + Chi đầu tƣ phát triển)

2007:01 –

2009:08

Bảng 3.1.Nguồn và cách xử lý số liệu tính toán

Ở đây cần lƣu ý là biến sử dụng để chạy mô hình trong bài là biến Nợ/GDP và Cân đối ngân sách cơ bản/GDP. Nhƣng nhƣ đã trình bày ở trên, GDP Việt Nam theo tháng

không đƣợc thống kê nên hai thông số này sẽ đƣợc tính toán trong đề tài là Nợ/Sản lƣợng công nghiệp và Cân đối ngân sách cơ bản/Sản lƣợng công nghiệp.

Đề tài cụ thể sẽ đo lƣờng nhƣ sau. Đầu tiên, đề tài tính toán sản lƣợng tiềm năng từ số liệu sản lƣợng công nghiệp bằng phƣơng pháp Hodrick-Prescott Filter (HPF) có hiệu chỉnh yếu tố mùa. Rõ ràng việc xác định chính xác sản lƣợng tiềm năng là một điều không thể không chỉ do có quá nhiều yếu tố tác động làm sản lƣợng tiềm năng thay đổi liên lục (cả các yếu tố kinh tế và phi kinh tế) mà còn mỗi phƣơng pháp ƣớc tính sẽ ra một kết quả khác nhau. Cách đơn giản nhất là lấy giá trị trung bình một giai đoạn nào đó. Tuy nhiên cách này có nhƣợc điểm là phụ thuộc quá nhiều vào thời gian chọn mẫu và không chính xác nếu có dữ liệu đột biến (quá cao hoặc quá thấp) so với sản lƣợng tiềm năng. Ngoài ra, có thể sử dụng mô hình kinh tế với các yếu tố tác động cơ bản nhƣ lao động, vốn, lạm phát…để tính sản lƣợng tiềm năng. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp này rõ ràng phụ thuộc vào mô hình sử dụng. Mỗi mô hình với mỗi số liệu khác nhau sẽ cho ra một kết quả khác nhau. Vì vậy, đề tài đã sử dụng phƣơng pháp HPF, không quá phức tạp nhƣ các mô hình kinh tế vĩ mô nhƣng cũng không quá đơn giản và nhiều nhƣợc điểm nhƣ phƣơng pháp tính trung bình.

Saukhi tính tốc độ tăng trƣởng sản lƣợng tiềm năng, quá trình kiểm định bằng mô hình hiệu chỉnh sai số VECM đƣợc thực hiện theo thứ tự:

- Thứ nhất, đề tài sẽ kiểm định tính dừng của các biến trong mô hình bằng phƣơng pháp ADF (Augmented Dickey Fuller).

- Thứ hai, đo lƣờng tác động dài hạn của sản lƣợng tiềm năng và nợ đến lãi suất trái phiếu bằng phƣơng trình OLS.

- Tiếp theo, kiểm định đồng liên kết của các biến trong mô hình dài hạn bằng cách kiểm định tính dừng của phần dƣ.

- Cuối cùng, đề tài sẽ kiểm định mối tƣơng quan của lãi suất trái phiếu và các yếu tố tác động trong ngắn hạn đồng thời đƣa ra giải thích cho các động cùng hay ngƣợc chiều này.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tác động của các yếu tố vĩ mô đến lãi suất trái phiếu chính phủ trong ngắn và dài hạn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)