Kiểm nghiệm bắt buộc của tổ chức thứ ba (Mandatory Third Party Testing)

Một phần của tài liệu phân tích chính sách marketing xuất khẩu mặt hàng lâm nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 49 - 52)

Testing)

Áp dụng cho một số quy định cụ thể dành cho sản phẩm trẻ em (như giường tầng trẻ em, cũi, đồ gỗ, tất cả các loại đồ chơi, vải, đồ ngủ trẻ em).

Tất cả các nhà nhập khẩu sản phẩm trẻ em bắt buộc phải có giấy chứng nhận của tổ chức thứ ba nhằm chứng minh rằng sản phẩm đó thỏa mãn những quy định an toàn cho sản phẩm trẻ em.

Việc kiểm nghiệm phải được thực hiện trước khi được nhập khẩu và đưa ra thị trường hay dự trữ lưu kho.

Các chứng nhận phải được kèm theo trong tất cả các chuyến xuất hàng và sẵn sàng cung cấp cho các nhà phân phối và bán lẻ.

Kiểm nghiệm trên tất cả các loại vật liệu và phải thực hiện trên thành phẩm. Kiểm nghiệm trên một bộ phận đại diện không được chấp nhận. Các nhà sản xuất thành phẩm thông qua việc thu gom bán thành phẩm từ các đơn vị sản xuất khác cần lưu ý điều này, và hợp tác với các nhà cung ứng của mình.

Tổ chức kiểm nghiệm thứ ba phải có chứng nhận ISO 17025, đã đăng ký và phê chuẩn bởi CPSC.

Những kiểm nghiệm này sẽ áp dụng với việc kiểm tra nồng độ chì trong vật liệu nền, chì trong sơn, chất phthalates cho phép. Thời gian có hiệu lực bắt đầu từ tháng 12/2008.

Cụ thể, đối với các loại giường cũi cho trẻ em, có những quy định rất chặt chẽ liên quan đến chiều cao của thanh bao quanh, khoảng cách giữa các bộ phận của cũi, kích cỡ bên trong, chi tiết hoàn thiện, các linh kiện bằng kim loại và phải có hướng dẫn tháo lắp đối với những bộ phận tháo ghép. Ngoài ra, nhà nhập khẩu các loại cũi cho trẻ em phải duy trì hồ sơ lưu trữ trong vòng 3

năm kể từ ngày sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm này. Hộp carton đóng gói cũi và trên cũi phải dán nhãn với những thông tin: tên, địa điểm kinh doanh của nhà sản xuất, xuất khẩu, phân phối hoặc bán hà ng...

Nhãn hàng phải lưu ý người sử dụng dùng các loại đệm với kích cỡ cụ thể cao bao nhiêu, dài bao nhiêu, rộng bao nhiêu và lưu ý này phải viết bằng chữ hoa với chiều cao ít nhất là 1/4 inch và phải rõ ràng, dễ đọc, tương phản với nền chữ. Nhãn phải đảm bảo không dễ bị tẩy xoá, mất dấu và tồn tại lâu dài cùng với sản phẩm. Sản phẩm phải được đóng dấu, dán nhãn hoặc ghi mác với những thông tin: tên, tỷ lệ phần trăm trọng lượng của các loại sợi có chiếm trên 5% trọng lượng theo thứ tự giảm dần; % của các loại sợi theo quy định được ghi là "các loại sợi khác"; tên nhà sản xuất do FTC cấp, tên nước sản xuất.

Ngoài quy định không được bán đồ dùng trẻ em hoặc dụng cụ chăm sóc trẻ em có chứa hàm lượng chất Phthalates (DEHP, DBP và BBP) trên 0,1%, nhà sản xuất sản phẩm cho trẻ em còn được yêu cầu phải đặt dấu hiệu trên sản phẩm và bao bì để người mua có thể xác định nguồn gốc, xuất xứ của nhà cung cấp. Đồ gỗ nội thất có chứa thành phần dệt cũng chịu sự quy định của Luật vải dễ cháy (FTA) được CPSC giám sát. Theo đó, nếu CPSC cho rằng sản phẩm không tuân theo một tiêu chuẩn về dễ cháy, cơ quan này có quyền tiến hành các biện pháp trừng phạt về sản phẩm đó

Hoa Kỳ sẽ kiểm tra rất chặt xem lượng chì nằm trong sơn có đảm bảo mức cho phép (quy định của Hoa Kỳ là không được quá 1%), lượng keo sử dụng hóa chất có vượt mức cho phép không, vải sử dụng kèm theo có nằm trong danh mục cấm... Chỉ khi đã đáp ứng đầy đủ các quy định, doanh nghiệp mới được cấp giấy chứng nhận để xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Hoa Kỳ

Việc đảm bảo sản phẩm an toàn khi sử dụng được quy định rất khắt khe. Sản phẩm không đáp ứng yêu cầu chứng nhận thì sẽ bị từ chối nhập khẩu ngay tại cảng. Trước đây những sản phẩm khi bị phát hiện không đạt tiêu chuẩn thì bị yêu cầu tái xuất, nhưng nay những sản phẩm vi phạm này sẽ không được phép tái xuất mà phải bị hủy bỏ. Lý do là nếu những sản phẩm

này được tái xuất thì có nghĩa là nó sẽ được tiêu thụ ở một nước thứ ba nào khác, với mức giá rẻ hơn. Như vậy sẽ gây ảnh hưởng tới người dân ở nước thứ ba đó. Do vậy, chính phủ Mỹ yêu cầu phải hủy bỏ những sản phẩm không an toàn, vì họ thấy rằng nếu người dân Mỹ không được đảm bảo an toàn thì cũng sẽ không có sự an toàn đối với những người dân ở nước khác. Mọi chi phí cho việc tiêu hủy (bao gồm nhân công, vận chuyển, kho bãi…) sẽ được tính cho người sở hữu hàng hóa đó. Nếu không trả những khoản phí này, họ sẽ bị ghi nợ và sẽ không được phép nhập khẩu trong tương lai cho tới khi thanh toán hết những khoản này. Mức hình phạt sẽ rất cao. CPSIA gia tăng mức phạt dân sự lên đến 100.000 USD cho một lần vi phạm, và lên tới 15.000.000 USD cho gộp chung nhiều lần vi phạm. Với mức hình phạt rất cao này, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu được khuyến cáo cần đảm bảo an toàn cho sản phẩm, có các bước thử nghiệm độ an toàn của sản phẩm trước khi xuất khẩu / nhập khẩu hàng.

5.3.2. Quy tắc xuất xứ

Như nói ở trên về xu hướng tiêu dùng mang nhiều tính đặc thù của thị trường đỗ gỗ Hoa Kỳ, trong đó yếu tố gần gũi và bảo vệ thiên nhiên rất quan trọng. Nó đòi hỏi những nhà cung cấp sản phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu làm nên sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức chứng minh nguồn gốc này phải tiện dụng thì mới hấp dẫn được người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Giai đoan từ 2001 tới 2008

Trước năm 2008 đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường Mỹ phải tuân thủ theo quy tắc xuất xứ của hàng hóa khi nhập khẩu vào Mỹ như đã trình bày trong phần trên. Các sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào Mỹ phải được ký mã hiệu ở những vị trí dễ thấy, rõ ràng, khó tẩy xóa, và thường xuyên theo nội dung của mặt hàng gỗ cho phép, cùng với tên tiếng Anh của nước xuất xứ, nơi mặt hàng đó được sản xuất hoặc chế tạo.

Trong những năm này vẫn còn có những mặt hàng đồ gỗ không bắt buộc phải ký mã hiệu bao gồm: Gỗ khối, gỗ làm giấy, gỗ nối đường ray, gỗ tùng bó (trừ gỗ tùng đỏ), gỗ ván chưa thành phẩm, gỗ xẻ.

Từ 2008 tới nay

Ngày 18/6/2008, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo Luật FARM BILL 2008 – Đạo luật Nông nghiệp 2008. Đạo Luật này có tác động đáng kể đến hoạt động kinh doanh, phát triển xuất khẩu hàng đồ gỗ nội thất và các sản phẩm gỗ khác, hàng thủ công mỹ nghệ có nguồn gốc nguyên liệu từ gỗ và các loại cây trồng của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Đạo luật Nông nghiệp 2008 của Hoa Kỳ mang số hiệu H.R. 6124 có tên đầy đủ là “Đạo luật quy định về việc tiếp nối các chương trình nông nghiệp và chương trình khác của Bộ Nông nghiệp (Hoa Kỳ) tới năm tài chính 2012, và quy định một số vấn đề khác”; tên ngắn gọn là “Đạo luật về Thức ăn, Bảo tồn, và Năng lượng năm 2008” (Food, Conservation, and Energy Act of 2008).

Mục 8204 trong đạo luật Nông nghiệp này là ngăn ngừa các hoạt động đốn gỗ bất hợp pháp - sửa đổi mở rộng Đạo luật Tu chỉnh Lacey 1981 (Lacey Act Amendments of 1981). Đạo luật Lacey sửa đổi này là đạo luật đầu tiên nghiêm cấm nhập khẩu, bán hoặc kinh doanh gỗ và các sản phẩm gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Các công ty nhập khẩu lâm sản vào Hoa Kỳ sẽ phải yêu cầu các nhà cung cấp như các xưởng chế biến và nhà máy sản xuất tại các quốc gia châu Á phải hiểu rõ vai trò của họ trong việc đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý sửa đổi. Đạo luật quy định về nguồn gốc xuất xứ với tất cả các sản phẩm gỗ nhập khẩu vào thị trường Mỹ một cách hết sức khắt khe.

Một phần của tài liệu phân tích chính sách marketing xuất khẩu mặt hàng lâm nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ (Trang 49 - 52)