Phần II: HƯỚNG NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tiểu luận hữu DỤNG MONG đợi THUYẾT TRIỂN VỌNG và VIỆC ĐỊNH GIÁ tài sản (Trang 60 - 61)

Để áp dụng mô hình 4 trạng thái vào phân tích với dữ liệu thị trường Việt Nam có một số khó khăn như sau:

- Nếu lấy dữ liệu từ thị trường chứng khoán Việt Nam, thì dữ liệu mẫu rất ít. Vì: • Trung tâm giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh mới thành lập vào tháng

7/2000, khi mới hình thành chỉ có 2 công ty niêm yết, đến 2005 chỉ có 32 công ty niêm yết. Số lượng mẫu giai đoạn này quá ít để nghiên cứu. • Đến tháng 3/2005, Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà nội mới ra đời.

Lúc này, tổng số lượng công ty niêm yết 2 sàn là 41 công ty.

• Thị trường chứng khoán chỉ tăng trương từ năm 2005, năm 2006 là năm thị trường chứng khoán bùng nổ về số lượng và quy mô: Số lượng công ty niêm yết là 193 công ty, mức vốn hóa thị trường đạt 13,8 tỷ USD vào 31/12/2006.

- Chỉ số VN-Index chưa phải là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, nên khi dùng VN-Index để tính tỉ suất sinh lợi hay thu nhập của thị trường sẽ không được chính xác.

- Bên cạnh đó, nếu bắt đầu nghiên cứu khi thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào giai đoạn bùng nổ năm 2006, thì khoảng thời gian nghiên cứu rất ngắn (từ năm 2006 đến năm 2010) – trong khi nghiên cứu này thu thấp dữ liệu trong 15 năm từ năm 1986 đến năm 2000 – nên chưa thể rút ra kết luận là mô hình nghiên cứu đúng với thị trường Việt Nam trong khoảng thời gian dài không.

Tuy nhiên, nghiên cứu này có thể mô phỏng ơ Việt Nam theo hướng sau đây:

I. Dữ liệu

Đề xuất lấy mẫu nghiên cứu từ dữ liệu của 100 công ty được lựa chọn ngẫu nhiên niêm yết trên 2 sàn chứng khoán trong 05 năm từ 01/01/2006 – 31/12/2010. Chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn bùng nổ 2006 – 2007

Tiểu luận Môn Tài chính hành vi

- Giai đoạn sụt giảm 2008 – 2010 Trong đó:

- Nhóm công ty lớn (khoản 20 công ty): lựa chọn nhóm công ty ngân hàng (VCB, CTG), các tập đoàn nhà nước cổ phần: dầu khí, điện lực, phân bón. Có cùng đặc điểm là vốn hàng đầu sàn, được cổ phần hóa từ các tập đoàn nhà nước (vốn nhà nước nắm giữ lớn >70%) , có nhiều lợi thế về tài sản, vốn, lợi thế cạnh tranh. Chậm linh hoạt, suất sinh lơi thấp, mức độ rủi ro thấp.

- Nhóm công ty trung bình (khoản 20 công ty): Các tập đoàn kinh tế tư nhân (HAG, FPT,…) các ngân hàng thương mại cổ phần (STB, ACB, EIB), chứng khoán (SSI, KLS,…), bất động sản (VIC). Có cùng đặc điểm: vốn lớn, tốc độ tăng trương cao, linh hoạt trong kinh doanh hơn nhóm 1, thông tin minh bạch hơn, ít có lợi thế về tài sản, vốn nhà nước bằng nhóm 1.

- Nhóm công ty nhỏ (khoản 30 Công ty): Các công ty nhóm còn lại. Đặc điểm: mới, vốn nhỏ, tăng trương nhanh, rủi ro và lợi nhuận lớn, thông tin đôi khi không minh bạch, phân hóa lợi ích giữa cổ đông nội bộ và cổ đông bên ngoài. Dữ liệu thu thập với tần suất hàng quý (có công bố kết quả kinh doanh) làm khung tham chiếu nghiên cứu. Dữ liệu phân tích được thu thập từ ngày 01/01/2006, tuy nhiên, nếu công ty nào đầu năm 2006 chưa niêm yết trên sàn thì sẽ lấy bổ sung dữ liệu các quý đầu năm 2011.

Một phần của tài liệu Tiểu luận hữu DỤNG MONG đợi THUYẾT TRIỂN VỌNG và VIỆC ĐỊNH GIÁ tài sản (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w