Nguyên tắc tính toàn diện

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 85)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1.3. Nguyên tắc tính toàn diện

Các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất cần đảo bảo tính toàn diện, tức là cần đề cập đầy đủ tới các nội dung, các khía cạnh, các mặt khác nhau trong hoạt động quản lý.

Mặc dù mỗi biện pháp đều có những mặt mạnh, cũng nhƣ những hạn chế của nó tuy nhiên nguyên tắc toàn diện đã giúp cho nhà quản lí xác định rõ một cách tổng quát nhất, toàn diện nhất tất cả các mặt các lĩnh vực công tác hoạt động, giảng dạy, xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên cũng nhƣ trong công tác nghiên cứu khoa học… để chỉ đạo cho phù hợp, linh hoạt, có sáng tạo ở tất cả các nội dung mới đạt hiệu quả và chất lƣợng cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo chất lượng

Các biện pháp đề xuất sẽ đƣợc ứng dụng vào thực tiễn quản lý, vì thế các biện pháp đó phải có chất lƣợng

Nguyên tắc đảm bảo tính chất lƣợng trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngày nay đƣợc đề cao và rất coi trọng. Bởi vì trong bất cứ lĩnh vực nào dù giảng dạy hay nghiên cứu khoa học… chúng ta muốn tồn tại và phát

74

triển hơn lúc nào hết chúng ta phải giữ vững đƣợc chất lƣợng sản phẩm, thƣơng hiệu của mỗi Trƣờng Đại học. Phải biết gìn giữ và duy trì bảo vệ thƣơng hiệu chất lƣợng đào tạo của mình, phải khẳng định vai trò của trƣờng mình trong hệ thống giáo dục quốc dân.

3.1.5. Nguyên tắc tính hiệu quả

Biện pháp quản lý đƣợc áp dụng phải giúp nhà quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của mình, phải mang lại hiệu quả trong hoạt động quản lý.

Trong quá trình tổ chức bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên nhà quản lí phải đảm bảo tính hiệu quả có nghĩa quản lí bằng hệ thống văn bản pháp quy cụ thể: Những quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao về việc chuẩn hóa đội ngũ giảng viên của trƣờng từ nay đến 2020 và định hƣớng phát triển đến năm 2030 nhằm không ngừng nâng cao chất lƣợng đào tạo, văn bản quy định về hƣớng dẫn rèn luyện nghiệp vụ sƣ phạm, quy chế về thực hành, kiến tập, thực tập...

Quản lí bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm thông qua chƣơng trình đào tạo nhƣ: Nội dung chƣơng trình, mục tiêu, mục đích và những nội dung liên quan nhƣ: dự giờ mẫu, kiến tập, hội giảng, thăm quan...

- Quản lí bằng kế hoạch và điều hành bằng kế hoạch:

Nhà quản lí phải biết căn cứ vào nhiệm vụ năm học, chỉ tiêu tuyển dụng giáo viên hàng năm của trƣờng mình (Thay thế những ngƣời chuyển đổi công tác, về hƣu nghỉ chế độ...) để có kế hoạch tuyển dụng bổ sung cho kịp thời chủ động. Căn cứ vào mục tiêu và chƣơng trình đào tạo, đối tƣợng tuyển sinh, tình hình giảng viên, cơ sở vật chất... để ngay từ đầu năm học phải xây dựng đƣợc kế hoạch tổng thể cho cả năm học, từng khoá học: Năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba...và từng kì học cho cụ thể, chi tiết.

Đặc biệt nhà quản lí phải điều hành, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kịp thời theo đúng tiến độ, đúng quy trình có hiệu quả giúp cho đội ngũ giảng viên phát huy đƣợc tính tích cực, năng động sáng tạo, mỗi cán bộ giảng viên trong

75

trƣờng phải coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặc biệt không kém hoạt động chuyên môn và không thể thiếu đối với ngƣời giảng viên khi đứng trên bục giảng.

3.2. Một số biê ̣n pháp quản lý hoa ̣t đô ̣ng bồi dƣỡng nghiê ̣p vu ̣ sƣ pha ̣m cho giảng viên Trƣờng Cao đẳng sƣ pha ̣m Luông Nặm Tha, Cô ̣ng hòa dân chủ Nhân dân Lào

3.2.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giảng viên về bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm đáp ứng mục tiêu đào tạo giáo viên của nhà trường

*Mục tiêu của biện pháp

- Giúp cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lí xác định rõ tầm quan trọng của bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo trong trƣờng, đội ngũ giảng viên (đặc biệt đội ngũ giảng viên trẻ) tự tin, chững chạc, yên tâm công tác, hình thành tốt những phẩm chất, năng lực đặc thù của nghề giáo viên khi đứng trên bục giảng (truyền thụ tri thức, giao tiếp sƣ phạm...)

- Giúp cho đội ngũ cán bộ quản lí của trƣờng cũng nhƣ đội ngũ giảng viên hiểu rõ hơn vai trò trách nhiệm của ngƣời thầy giáo trong môi trƣờng cao đẳng là ngƣời cung cấp tri thức , định hƣớng cho sinh viên nghiên cứu khoa học, làm các đề tài, luận văn, luận án...

* Nội dung và cách tiến hành biện pháp

- Quán triệt các Nghị quyết, Quy định của Bộ Giáo dục và Thể thao, của các Trƣờng Cao đẳng nói chung Trƣờng Cao đẳng Sƣ pha ̣m Luông Nặm Tha nói riêng trong công tác giáo dục và đào tạo phù hợp với đặc thù của từng trƣờng, không ngừng đảm bảo và nâng cao chất lƣợng giáo dục.

- Nhà trƣờng muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục đào tạo, muốn khẳng định vị thế - uy tín - chất lƣợng của mình trên trƣờng quốc tế và trong khu vực vì vậy hơn lúc nào chúng ta phải chú trọng đến vấn đề giáo viên: Đủ về số lƣợng, đạt chuẩn về chất lƣợng đào tạo, có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, có trí cầu tiến.

76

+ Tóm tắt các văn bản của nhà nƣớc, của Bộ giảo dục và Thể thao Lào về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng Cao đẳng Sƣ pha ̣m, gửi văn bản tóm tắt này cho các đơn vị trong trƣờng để phổ biến cho toàn thể cán bộ, giảng viên và nhân viên trong đơn vị hiểu rõ.

+ Tóm tắt quy định về vị trí, vai trò, nhiệm vụ của giảng viên Trƣờng Cao đẳng Sƣ pha ̣m và phổ biến văn bản này cho tất cả giảng viên Trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha đƣợc biết và thực hiện.

+ Trƣờng tổ chức báo cáo cho tắt cả các cán bộ quản lý và giảng viên nghe và quán triệt các vấn đề sau đây:

• Trách nhiệm của ngƣời quản lý trong công việc quản lý của mình • Mối quan hệ giữa nâng cao chất lƣợng giảng viên về mọi mặt và nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên ở Trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha.

• Vai trò quan trọng của bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên đối với nâng cao năng lực sƣ phạm của giảng viên và đối với nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện của nhà trƣờng,...

- Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ số lƣợng giảng viên, cán bộ quản lí của Trƣờng Cao đẳng Luông Nặm Tha

- Trình độ đào tạo, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, kĩ năng truyền thụ (NVSP). Để từ đó nhanh chóng có kế hoạch, có dự án, lập dự trù kinh phí trình Bộ giáo dục đề nghị kịp thời có giải pháp tối ƣu , tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giảng viên nhất là giảng viên trẻ đƣợc đào tạo , bồi dƣỡng để “chuẩn hoá” theo đúng yêu cầu đặt ra đối với ngƣời giảng viên cao đẳng trong giai đoạn hiện nay và đến năm 2030.

Tạo mọi điều kiện để đội ngũ giảng viên có cơ hội tham gia học tập bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kĩ năng, phẩm chất nghề nghiệp (Thời gian, kinh phí, cơ sở vật chất: phòng học, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy, hƣớng dẫn thực hành thí nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học...)

77

*Động viên, khích lệ những giảng viên có năng lực có sáng tạo, linh hoạt chủ động, có ý thức, tự tìm tòi học hỏi, tự phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghhiệp vụ, những đề tài nghiên cứu khoa học có giá trị thực tế áp dụng đƣợc vào thực tiễn công tác giảng dạy ở Trƣờng Cao đẳng Sƣ pha ̣m Luông Nặm Tha.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Hiệu trƣởng phải nắm vững phải hiểu rõ các vấn đề:

• Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng CĐSP Luông Nặm Tha trong công tác đào tạo giáo viên cho khu vực phía Bắc Lào;

• Nắm vừng vị trí, vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình về nâng cao chất lƣợng đào tạo giáo viên, về phát triển nhà trƣờng và đội ngũ giảng viên của trƣờng.

• Hiểu rõ mối quan hệ và tác động qua lại giữa dạy và học, giữa nâng cao chất lƣợng đội ngũ giảng viên và nâng cao chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng.

• Hiểu rõ vai trò quan trọng của bồi dƣỡng NVSP đối với việc nâng cao năng lực sƣ phạm cho ngƣời giảng viên.

- Cán bộ quản lý và giảng viên có ý thức tốt về nâng cao nhận thức của mình về mọi mặt.

- Có kế hoạch đào tạo, công tác hợp lý, khoa học, có quỹ thời gian cho thực hiện biện pháp này.

3.2.2. Đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

* Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới nội dung hình thức, phƣơng pháp bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên nhằm hƣớng tới mục tiêu: có nội dung bồi dƣỡng phong phú đáp ứng nhu cầu bồi dƣỡng của ngƣời học về các nội dung kiến thức, kỹ năng cần bổ sung, mang tính thiết thực và góp phần nâng cao năng lực sƣ phạm, có thêm các hình thức và phƣơng pháp bồi dƣỡng phù hợp hơn hấp dẫn hơn, hiệu quả bồi dƣỡng

78

cao hơn đồng thời đáp ứng đƣợc yêu cầu mới toàn diện trong công tác đào tạo giáo viên ở nhà Trƣờng Cao đẳng Sƣ pha ̣m. Thực hiện tốt đã dạng hóa về nội dung, phƣơng pháp, hình thức bồi dƣỡng NVSP.

* Nội dung và các thực hiện biện pháp - Về đổi mới nội dung bồi dưỡng

Nội dung đào tạo đƣợc cải tiến, phù hợp với tình hình trong nƣớc, trong khu vực và trên thế giới trong tình hình hiện nay sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục và đào tạo ngày một nâng cao về uy tín, hiệu quả và chất lƣợng, đồng thời sẽ tạo vị thế của Lào trong khu vực và trên thế giới hơn nữa sẽ góp phần thúc đẩy nhanh, mạnh, vững chắc nền kinh tế, văn hoá, xã hội.

Ngoài những nội dung bồi dƣỡng bắt buộc để đáp ứng nhu cầu đào tạo hiện nay chúng ta phải nhanh chóng tiếp cận với những vấn đề mới, cập nhật với tình hình trong nƣớc và thế giới những vấn đề có tính thời sự nóng bỏng

Cần bổ sung nội dung bồi dƣỡng kiến thức mới cho giảng viên nhƣ: Tâm lý học sƣ học sƣ phạm đại học, Tâm lý học giao tiếp; lý luận dạy học và giáo dục ở Cao đẳng, Tâm lý học Tiểu học,ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở bậc Đại học, nhu cầu dinh dƣỡng và an toàn thực phẩm cho trẻ em, v.v...

Sau khi điều tra thực trạng, nắm đƣợc nhu cầu đào tạo bồi dƣỡng của đội ngũ giảng viên của trƣờng, chúng ta tiến hành xây dựng chƣơng trình dựa trên chƣơng trình khung của Bộ Giáo dục và Thể thao và đặc điểm đặc thù của trƣờng để xây dựng chƣơng trình bồi dƣỡng cho phù hợp.

- Về đổi mới phương pháp bồi dưỡng:

Việc cải tiến đổi mới phƣơng pháp bồi dƣỡng NVSP nhằm giúp cho đội ngũ giảng viên tích cực, chủ động tham gia.

Có rất nhiều hình thức đổi mới về phƣơng pháp bồi dƣỡng: Khi chúng ta xác định đƣợc tầm quan trọng của công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm đối với ngƣời giảng viên cao đẳng khi đ ứng trên bục giảng cung cấp tri thức cho học viên, sinh viên thì những nhà quản lí, những chuyên gia về chuyên môn có thể tổ chức bồi dƣỡng dƣới rất nhiều hình thức khác nhau: Theo từng chuyên đề, từng chuyên ngành, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm...

79

- Về đổi mới hình thức bồi dưỡng

Tiến hành tổ chức bồi dƣỡng dƣới nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức thành từng lớp, từng nhóm theo từng chuyên đề, giảng viên là những nhà chuyên môn có trình độ sẽ thuyết trình, trao đổi, bàn bạc... những vấn đề, những nội dung bồi dƣỡng để từ đó giúp cho đội ngũ giảng viên nhanh chóng nắm bắt đƣợc yêu cầu đề ra để thực hiện.

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Thông kê đầy đủ, chi tiết về đội ngũ giảng viên của trƣờng về trình độ đào tạo, lứa tuổi, năng lực dạy học - giáo dục,...

- Khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng của giảng viên, những nội dung tri thức họ cần bồi dƣỡng.

- Cán bộ quản lý cấp trƣờng, cấp phòng và cấp khoa có hiểu biết về nghiệp vụ sƣ phạm

- Ban giám hiệu nhà trƣờng quan tâm đúng mức đổi mới công tác đào tạo giáo viên đổi mới bồi dƣỡng NVSP.

3.2.3. Đổi mới công tác kiểm tra - đánh giá hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên

* Mục tiêu của biện pháp

Đổi mới công tác công tác kiểm tra đánh giá nhằm hƣớng tới mục tiêu là đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả của chức năng quản lý, giúp cho kiểm tra đánh giá toàn diện hơn, khách quan hơn và kết quả bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên sát với mục tiêu bồi dƣỡng: nâng cao năng lực sƣ phạm của giảng viên.

* Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Thông thƣờng ngƣời ta kiểm tra đánh giá kết quả bồi dƣỡng sau khi lớp bồi dƣỡng kiến thức. Cách kiểm tra đánh giá này là không toàn diện, vì thế phải đổi mới công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên.

- Đổi mới kiểm tra đánh giá là thực hiện kiểm tra đánh giá toàn bộ các nội dung hoạt động bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên, cụ thể là:

80

• Kiểm tra đánh giá về khảo sát nhu cầu bồi dƣỡng của giảng viên • Kiểm tra đánh giá về xây dựng chƣơng trình, kế hoạch bồi dƣỡng • Kiểm tra đánh giá về triển khai thực hiện chƣơng trình và kế hoạch bồi dƣỡng.

• Kiểm tra đánh giá về biên soạn tài liệu bồi dƣỡng

• Kiểm tra đánh giá về thực hiện nội dung chƣơng trình bồi dƣỡng của cán bộ dạy bồi dƣỡng

• Kiểm tra đánh giá về thực hiện nề nếp dạy và học bồi dƣỡng • Kiểm tra đánh giá về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học...

• Kiểm tra đánh giá về hình thức thi, hình thức kiểm tra kết quả dạy và học bồi dƣỡng.

- Thay đổi hình thức kiểm tra:

• Kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ • Kiểm tra có báo trƣớc

• Kiểm tra trực tiếp, kiểm tra qua báo cáo bằng văn bản - Xây dựng các tiêu chí đánh giá:

• Tiêu chi đánh giá cho từng nội dung hoạt động • Cách phân loại kết quả bồi dƣỡng

• Thực hiện đánh giá chính xác, khách quan và có tác dung tích cực đối với mọi ngƣời tham gia vào hoạt động bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên...

* Điều kiện thực hiện biện pháp

- Ban Giám hiệu nhà trƣờng, các cán bộ quản lý cấp phòng: • Có quan tâm thực sự tới bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên

• Có tri thức về kiểm tra đánh giá nhƣ nội dung đánh giá phƣơng pháp đánh giá, hình thức đánh giá; nội dung kiểm tra hình thức kiểm tra, phƣơng pháp kiểm tra, v.v...

81 - Cán bộ quản lý cấp khoa:

• Tích cực tham gia vào công tác kiểm tra, đánh giá

• Hợp tác với nhà trƣờng trong công tác kiểm tra, đánh giá...

3.2.4. Đảm bảo các điều kiện cần thiết cho công tác bồi dưỡng giảng viên đạt kết quả tốt

*Mục tiêu của biện pháp

Đảm bảo các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài liệu) sẽ giúp cho việc tổ chức triển khai thực hiện chƣơng trình và kế hoạch bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên đƣợc diễn ra thuận lợi, đảm bảo tiến độ, góp phần quan trọng vào thành công của công tác bồi dƣỡng, giúp hoạt động bồi dƣỡng đạt đƣợc mục tiêu.

*Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Hoạt động đƣợc diễn ra trong những điều kiện cụ thể nhất định, nó cần có các công cụ và phƣơng tiện để tiến hành công việc, ví dụ: để viết thì cần có bút và giấy...

Bồi dƣỡng NVSP cho giảng viên là hoạt động phức tạp, vì thế các điều kiện đảm bảo cho hoạt động này cũng đa dạng cả nội dung và tính chất. Các điều kiện

Một phần của tài liệu Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Luông Nặm Tha, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)