Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thuế giới, quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hơn. Vì thế, áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực NH. Trước tình hình đó, VIETINBANK nói chung và Vieti nói riêng luôn phải nỗ lực trong mọi hoạt động, tiếp cận kinh nghiệm của các NH trong và ngoài nước, tăng trưởng NVHĐ cùng với việc nâng cao tính hiệu quả trong quản trị điều hành sử dụng vốn theo tiêu thức NH hiện đại và phát triển đa dạng, đa tiện ích các sản phẩm dịch vụ NH truyền thống và hiện đại, hệ thống công nghệ dịch vụ NH Vietinbank sẽ phát triển ngang tầm các NH lớn tại Việt Nam và khu vực Asean. Mọi hoạt động của Vietinbank phải bám sát hiệu quả theo định hướng của toàn ngành NH Việt Nam là an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững, hội nhập quốc tế…
Kinh nghiệm quốc tế rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt nguồn từ sự yếu kém quản lý kinh doanh tín dụng NH tại Mỹ đã giúp các NHTM Việt Nam nói chung, trong đó có Vietinbank là phải luôn tuân thủ đúng đắn mọi chính sách, chủ trương của Nhà nước và quy chế hoạt động kinh doanh tiền tệ NH theo luật pháp trong cơ chế thị trường.
Định hướng mục tiêu chung của Vietinbank là phát triển phải đảm bảo ổn định, bền vững; hiệu quả hoạt động kinh doanh cần đặt trên cơ sở giữ vững các thiết chế an toàn hoạt động NH làm mục tiêu xuyên suốt; đề cao vai trò kiểm tra giám sát trong tất cả các nghiệp vụ kinh doanh; mọi hoạt động kinh doanh tác nghiệp đều gắn với giải pháp phòng chống các loại rủi ro có thể phát sinh; thường xuyên duy trì tính thanh khoản cao mọi lúc mọi nơi; tuyệt đối giữ vững chữ tín của NH trong lòng KH; từng bước xây dựng Vietinbank thành NH TMCP đại chúng đa năng, ngày càng gắn kết các dịch vụ NH trong dân cư và trong mọi đối tượng tổ chức kinh tế trong phạm vi cả nước, theo cơ chế tổ chức hoạt động NH bán lẻ hiện đại…
Để đảm bảo định hướng này, Vietinbank chú trọng thực hiện đồng bộ các chương trình mục tiêu phát triển trong các khâu then chốt sau:
Vietinbank đã và đang không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức lấy hoạt động kinh doanh NHTM đa năng, bán lẻ làm trọng tâm đảm bảo tối đa hóa lợi nhuận và từng bước tạo dựng uy tín, thương hiệu của mình trong mối quan hệ hợp tác liên kết chiến lược thị trường với các KH chiến lược là tổ chức kinh tế có tiềm lực mạnh cả trong nước và ngoài nước.
Phát triển mạnh hoạt động dịch vụ tài chính NHTM làm mảng kinh doanh cốt lõi; mở rộng mạng lưới hoạt động.
Đảm bảo quản trị và duy trì ổn định phát triển bền vững các chỉ tiêu tài chính, tỷ lệ an toàn vốn, an toàn thanh khoản cao.
Nghiên cứu phát triển ứng dụng các công nghệ NH tiên tiến nhất nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh, quản trị kinh doanh hiệu quả cao và phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ NH mới phù hợp xu thế mở cửa và hội nhập sâu rộng trên nền tảng công nghệ hiện đại.
Phát triển nguồn nhân lực mạnh đan xen giữa các thế hệ, độ tuổi. Áp dụng nhất quán chính sách cơ chế lương, thưởng đãi ngộ nhân tài cống hiến và hệ thống các cơ chế chính sách khác để duy trì, tăng cường sức mạnh về nhân lực chuyên môn, chuyên sâu…
Tăng cường công tác nghiên cứu dự báo thông tin kinh tế thị trường phục vụ thiết thực hoạt động kinh doanh; phát triển công tác quảng cáo truyền thông thông qua công tác quan hệ cộng đồng, nâng cao vị thế Vietinbank trên thị trường trong nước và quốc tế.
4.2 Một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả quản ly tài sản nợ tài sản có tại Vietinbank sản có tại Vietinbank
Mở rộng mạng lưới hoạt động. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới phải gắn liền với hiệu quả hoạt động của từng điểm giao dịch. Trong đó, cần khảo sát, thăm dò kỹ tiềm năng địa bàn muốn mở phòng giao dịch, thói quen, phong tục tập quán của người dân địa phương để có những chính sách phù hợp, Hiện nay, chi phí lớn nhất để mở một phòng giao dịch là chi phí sửa chữa trụ sở. Do đó, khi lựa chọn mặt bằng, CN cần lựa chọn những vị thế tốt, ít phải sửa chữa, cải tạo để giảm thiểu khoản chi phí này.
Lãi suất là công cụ hấp dẫn KH nhưng không nên quá lạm dụng nó. Vietinbank cần chuyển dần qua các công cụ khác để KH tin tưởng hơn khi gửi tiền vào v chứ không phải chỉ gửi tiền vào Vietinbank chỉ vì lãi cao. Theo đó, cần cải tiến công tác quảng bá
sản phẩm. Hiện nay, Vietinbank chủ yếu quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên báo đài Kênh quảng cáo qua tivi chưa được khai thác hiệu quả (chỉ phát sóng trên kênh info TV), nên trong thời gian tới cần tăng cường quảng cáo, giới thiệu sản phẩm VIETINBANK trên các kênh truyền hình phổ biến như HTV7, HTV9 hay các kênh VTV. Đặc biệt, công tác quảng cáo qua tin nhắn điện thoại thời gian qua bị KH phản ứng gay gắt và phàn nàn rất nhiều do nội dung tin nhắn làm cho KH hiểu lầm và nói quá sự thật. Do đó, nội dung tin nhắn quảng cáo cần xúc tích, ngắn gọn và giới thiệu đúng thể lệ, ưu đãi của sản phẩm.
Thể lệ sản phẩm cũng như các chính sách khuyến mãi trước khi triển khai cần được nghiên cứu kỹ để không phải chỉnh sửa nhiều lần trong quá trình áp dụng. Nội dung thể lệ sản phẩm, quy định của các chính sách cần xúc tích, rõ ràng và đơn nghĩa tránh trường hợp cán bộ nhân viên NH hiểu khác còn KH hiểu một cách khác dễ gây tranh cãi.
Các sản phẩm cần có sự khác biệt và phân biệt các nhóm sản phẩm dành cho những đối tượng KH riêng biệt. Cần khác biệt hóa các hình thức khuyến mãi, ưu đãi giữa các sản phẩm để KH lựa chọn.
Hiện nay, đối với tiền gửi tiết kiệm bằng vàng, VIETINBANK quy định KH không được rút vốn trước hạn và khi đáo hạn KH phải đến NH để đổi sổ chứ không được tự động tái ký thác như tiền gửi tiết kiệm bằng Việt Nam đồng và KH chỉ được gửi số vàng chẵn tối thiểu là 1 chỉ và bội số của số vàng tối thiểu. Quy định này đã vô tình thu hẹp kênh huy động vốn bằng vàng của CN. Bởi hầu hết các NH khác đều cho KH rút trước hạn đối với loại tiền gửi tiết kiệm này. Quy định này đã làm cho KH cảm thấy rất bất tiện nên không ít KH đã chọn NH khác để gửi vàng. Hơn nữa quy định buộc KH phải đến đổi sổ không những gây bất tiện cho KH mà còn gây lãng phí thời gian, chi phí giấy tờ in ấn cho NH. Việc quy định số vàng gửi phải là số tròn chỉ cũng đã làm hạn chế số vàng gửi của KH bởi lãi suất vàng rất thấp và số vàng gửi trên mỗi sổ tiết kiệm cũng không nhiều nên tiền lãi rất ít. Trước đây khi chưa có quy định này, thường thì KH nhập lãi vào gốc chứ không rút ra. Trước những hạn chế này, theo Tôi VIETINBANK nên cho KH rút vàng trước hạn và quy định thời gian phải duy trì tối thiểu đối với từng kỳ hạn, khi rút trước hạn KH phải báo trước cho CN trong vòng một khoảng thời gian nhất định và bỏ hẳn quy định buộc KH phải đến NH đổi sổ khi đến hạn để tạo sự thoải mái, thuận tiện cho KH và tiết kiệm chi phí cho VIETINBANK.
Hình thức, mẫu mã quà tặng cần được trau chuốt hơn và đảm bảo tính thẩm mỹ, hữu dụng nhiều hơn. Hầu hết các quà tặng Hội sở phân bổ cho CN trong các chương trình tiết kiệm đều không được KH ưa chuộng. Ngoài ra, giá trị món quà rất nhỏ nhưng điều kiện được tặng quà lại rất khắt khe lại kèm cam kết không được rút vốn trước hạn cũng đã làm giảm đi ít nhiều tính hấp dẫn của nó.
Các mẫu biểu cần ngắn gọn, dễ hiểu và đơn giản hóa các thủ tục khi gửi tiền. Vietinbank nên thiết kế các mẫu biểu kiêm nhiều chức năng để KH ký càng ít càng tốt mà vẫn đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Cải thiện công tác thanh toán, rút ngắn thời gian chuyển tiền để thu hút nhiều hơn lượng tiền gửi thanh toán nhằm thay đổi cơ cấu NVHĐ và giảm lãi suất huy động bình quân bằng cách cho các CN tham gia thanh toán điện tử trực tiếp chứ không phải thông qua Hội sở như hiện nay. Đồng thời cần điều chỉnh biểu phí chuyển tiền và các loại phí khác trong giao dịch tiền gửi thanh toán vì mức phí hiện nay cao hơn khá nhiều NH khác.
Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ NH (thanh toán quốc tế, kiều hối, tư vấn tài chính, dịch vụ thẻ…) nhằm thu hút thêm NV không kỳ hạn và tăng tỷ trọng thu dịch vụ giảm dần việc quá phụ thuộc vào nguồn thu lãi gửi vốn nội bộ, thu từ cho vay để có thể hạn chế nợ quá hạn, đảm bảo khả năng trả nợ của KH góp phần kiểm soát tốt khe hở kỳ hạn để tránh rủi ro lãi suất.
Mặt khác, để gia tăng tỷ trọng của nguồn tiền gửi không kỳ hạn trong tổng NVHĐ Vietinbank cần gia tăng tiện ích của thẻ ATM để lượng KH tham gia mở thẻ ngày càng nhiều bằng cách triển khai các dịch vụ thanh toán tiền điện, nước, điện thoại… qua thẻ ATM, tăng hạn mức rút tiền cho mỗi giao dịch ATM gắn với giới hạn số tiền tối đa được rút trong ngày (chẳng hạn một ngày KH có thể rút tối đa 50 triệu đồng và số tiền này có thể được rút một lần chứ không phải 25 lần 2 triệu đồng như hiện nay). Có thể số dư duy trì trên tài khoản thẻ của một KH không nhiều nhưng nhiều KH như thế sẽ đem lại cho CN một NV giá rẻ tương đối lớn. Đến cuối năm 2009, qua hơn 2 năm hoạt động số lượng thẻ phát hành của CN vẫn chỉ khiêm tốn ở con số dưới 600 thẻ. Số dư tiền gửi thanh toán bình quân lúc nào cũng chỉ ở mức từ 4 đến 5 tỷ đồng. Đây là con số không mấy khả quan.
Cải thiện chất lượng hoạt động của kênh nghiệp vụ điện tử bằng cách tăng tốc độ đường truyền, tăng cường tính ổn định và chính xác của các giao dịch được thực hiện qua ebanking để KH có thể yên tâm tin tưởng khi thực hiện các giao dịch này.
Quan tâm, chú trọng chính sách khách hàng
CN cần quan tâm đặc biệt đến công tác chăm sóc KH, thiết lập mối quan hệ thân thiết với KH lớn để biết được kế hoạch sử dụng vốn của KH gửi tiền và kế hoạch trả nợ của KH vay vốn để có thể dự báo tương đối chính xác về dòng tiền vào- ra của CN trong tương lai gần.
Đối với hoạt động quản ly khoản mục dự trữ
Tăng định mức tồn quỹ cho CN và phòng giao dịch cho phù hợp với quy mô hoạt động của từng đơn vị. Thay vì cuối ngày CN phải điều quỹ về Hội sở chỉ để lại đúng định mức tồn quỹ rồi đầu ngày hôm sau lại rút về thì Hội sở hãy cho phép CN để tồn quỹ bằng định mức tồn quỹ cộng với số tiền sẽ xin cho ngày hôm sau vì cuối ngày CN điều tiền về Hội sở thì cũng để tại kho chứ Hội sở cũng đâu thể nào sử dụng số tiền đó nộp vào NHNN hay các TCTD khác. Hơn nữa việc này còn giúp tiết kiệm
giấy tờ in ấn, chi phí vận chuyển bốc xếp tiền và các phòng giao dịch trực thuộc sẽ có tiền sớm hơn vào đầu ngày để hoạt động.
Xây dựng kho tiền cho phòng giao dịch hoặc trang bị két sắt đủ lớn để cho phép phòng giao dịch để tồn quỹ bằng định mức tồn quỹ cộng với số tiền sẽ xin cho ngày hôm sau. Trả lãi thưởng cho khoản tiền thừa duy trì DTBB.
Đối với cơ chế điều chuyển vốn nội bộ
Bổ sung các kỳ hạn vay, gửi vốn nội bộ các kỳ hạn 4, 5, 7, 8, 10, 11 và trên 12 tháng trong cơ chế điều chuyển vốn nội bộ cho tương ứng với các kỳ hạn huy động thực tế. Cấp hạn mức vay gửi vốn nội bộ cho CN kịp thời.
Điều chỉnh lại quy định về kỳ hạn trong giao dịch vốn nội bộ cho phù hợp với quy định tại thông tư 15/2009/TT-NHNN.
Cải tiến chương trình sao cho các tài khoản gửi vốn nội bộ đến hạn vào ngày nghỉ, ngày lê thì chương trình sẽ tính lãi đến ngày thực tế tất toán để đảm bảo quyền lợi cho CN.
Hội sở nên duy trì biên độ chệnh lệch lãi suất giữa các kỳ hạn, có phân biệt giữa lãi suất vay và lãi suất gửi vốn nội bộ vì đối với các CN mới thì gần như 100% vốn đầu ra của CN là dùng để gửi vốn nội bộ tại Hội sở.
Đối với hoạt động quản ly khoản mục cho vay
Hội sở cần sớm ban hành quy chế xác định lãi suất cho vay để hướng dẫn định hướng cho các CN chủ động xác định lãi suất cho vay cho CN mình.
CN cần xây dựng chiến lược tín dụng tổng thể và kế hoạch chi tiết để triển khai chiến lược này. Trên cơ sở đó, cần tăng cường công tác tiếp thị tìm kiếm KH để nhanh chóng tăng trưởng dư nợ tín dụng từ đó cải thiện tỷ trọng dư nợ trên tổng TS góp phần gia tăng thu nhập từ hoạt động tín dụng cho CN, cải thiện tỷ lệ TS sinh lời. Đồng thời, phải đảm bảo kiểm soát chất lượng tăng trưởng TSC và dư nợ tín dụng để đảm bảo tăng trưởng an toàn và hiệu quả. Việc mở rộng quy mô hoạt động phải gắn liền với việc cải thiện tương xứng về năng lực quản trị, kiểm soát rủi ro. Nếu đẩy mạnh được hoạt động cho vay trên cơ sở đảm bảo an toàn và kiểm soát được rủi ro thì cũng đồng nghĩa với việc CN gia tăng thu nhập, cải thiện được tỷ lệ sinh lời ROA, ROE và các tỷ lệ thu nhập cận biên. Xây dựng hoàn thiện, chỉnh sửa bổ sung các quy định tại chính sách tín dụng của VIETINBANK cho phù hợp với quy định hiện hành của NHNN về tỷ lệ NV ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn và NV ngắn hạn, nguồn vốn trung dài hạn.
Một phần quan trọng để khắc phục những rủi ro tín dụng của CN là thực hiện quản trị từ chiều rộng sang chiều sâu theo hướng nâng cao năng lực quản trị rủi ro thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị nội bộ, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và chế độ báo cáo thường xuyên.
Duy trì tỷ lệ sử dụng NV ngắn hạn để cho vay trung dài hạn ở một mức hợp lý.
Hoàn thiện chương trình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ để đưa vào vận hành chính thức.
Đa dạng hóa ngành nghề, đối tượng KH vay cho phù hợp với điều kiệm kinh tế vĩ mô, năng lực và khả năng kiểm soát rủi ro của CN. Cụ thể trong điều kiện nền kinh tế năm 2010 vẫn còn nhiều khó khăn, CN cần chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay xuất nhập khẩu và các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu để tăng cường nguồn thu từ
dịch vụ thanh toán quốc tế, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu trong nước. Các ngành chủ yếu là thương mại, công nghiệp chế biến. Riêng đối với lĩnh vực cho vay kinh doanh bất động sản, CN tiếp tục tài trợ cho các dự án khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng cho thuê, nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng… Đối với các dự án này, cán bộ tín dụng cần theo dõi sát sao về tiến độ đầu tư, thúc đẩy chủ đầu tư triển khai đảm bảo đưa dự án vào họat động đúng tiến độ,