chuyển bệnh nhân điều trị nội trú:
Nhiễm trùng tiến triển nhanh
Khó thở
Khó nuốt
Nhiễm trùng lan rộng các khoang tế bào vùng mặt
Gia tăng nhiệt độ
Khít hàm trầm trọng (<10mm)
Dấu hiệu nhiễm độc
Bệnh toàn thân ảnh hưởng sức đề kháng của cơ thể
Điều trị tại chỗ:
Xử lý răng nguyên nhân:
Giữ lại răng: mở tủy trống để giảm áp lực viêm vùng quanh chóp đồng thời dẫn lưu mũ qua đường ống tủy chân răng.
Nhổ răng: nhổ răng nóng hay nhổ răng sau khi đã điều
trị thuốc.
Nhổ nóng có nguy cơ dễ gây lan tràn nhiễm khuẩn, 1 số trường hợp khác do bệnh nhân cứng khít hàm
không há miệng được nên không thực hiện được. Thường nhổ răng sau khi dùng kháng sinh 1-2 ngày.
Rạch dẫn lưu mủ nếu có:
• Đường rạch: trong miệng hay ngoài mặt tùy theo vị trí ổ áp xe.
• Viêm mô tế bào cấp tính lan tỏa cần phải rạch dẫn lưu sớm, mở rộng các ổ nhiễm khuẩn để làm
thoáng khí và loại bỏ mô hoại tử, đồng thời có thể bơm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn.
Một số xử trí đặc biệt: đặt ống nội khí quản, mở khí quản trong trường hợp viêm mô tế bào lan tỏa sàn miệng gây tắc nghẽn đường hô hấp…
Điều trị toàn thân:
Dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, nâng cao thể trạng…
Loại bỏ nguyên nhân, dẫn lưu, và chăm sóc hỗ trợ là quan trọng hơn sử dụng kháng sinh
Nhiễm trùng được chữa khỏi là nhờ sức đề kháng của bệnh nhân chứ không phải kháng sinh
Nguy cơ dị ứng, nhiễm độc, tác dụng phụ,… cần được xem xét
Kháng sinh được kê toa ít nhất 1 tuần, hàm lượng kháng sinh trong mô duy trì đủ lượng trong 24-48 giờ và hoạt động diệt khuẩn diễn ra trong 3-5 ngày kế tiếp
Penicillin Clindamycin Cephalosporin Erythromycin Metronidazole Augmentin.
Vệ sinh răng miệng tốt.
Điều trị sớm các sang thương sâu răng.
Email: caohuutien@pnt.edu.vn HP: 0909 464212