4.4.1. Cơ sở lập BTMBCTC:
BTMBCTC là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của BCTC doanh nghiệp. Dùng để mô tả mang tính thường thuật hoặc phân tích chi tiết các thông tin, số liệu đã được trình bày trong BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các chuẩn mực kế toán cụ thể.
BTMBCTC cũng có thể trình bày những thông tin khác nếu DN xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý BCTC.
- Căn cứ vào BCĐKT, BCKQKD, BCLCTT năm báo cáo; - Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
- Căn cứ vào sổ thẻ , thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
- Căn cứ vào BTMBCTC năm trước;
- Căn cứ vào tình hình thực tế của DN và các tài liệu liên quan khác.
4.4.2. Nội dung và phương pháp lập:
I. Đặc điểm hoạt động của DN:
(1)- Hình thức sở hữu vốn: Là Cty Nhà nước, Cty cổ phần, Cty TNHH, Cty hợp danh hay DN tư nhân.
(2)- Lĩnh vực kinh doanh: Nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh TM, dịch vụ, xây lắp hoặc tổng nhiều lĩnh vực kinh doanh.
(3)- Tổng số CNV và người lao động.
(4)- Đặc điểm hoạt động của DN trong năm tài chính có ảnh hưởng đến BCTC: Nêu rõ những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, các sự kiện sát nhập, chia, tách, thay đổi quy mô.... có ảnh hưởng đến BCTC của DN.
II. Chính sách kế toán áp dụng tại DN:
(1)- Kỳ kế toán năm: ghi rõ kỳ kế toán năm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01/... đến ngày31/12/... Nếu DN có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ ngày bắt đầu và kỳ kết thúc kỳ kế toán.
(2) - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Ghi rõ là Đồng Việt Nam, hoặc 1 đơn vị tiền tệ khác được lựa chọn theo quy định của Luật kế toán.
(3) - Chế độ kế toán áp dụng:Nêu rõ DN áp dụng chế độ kế toán nào: Chế độ KT doanh nghiệp, Chế độ KT doanh nghiệp đặc thù được Bộ tài chính chấp thuận bằng văn bản, Chế độ KT doanh nghiệp xây lắp hoặc chế độ KT doanh nghiệp vừa và nhỏ.
(4) - Hình thức kế toán áp dụng: Nêu rõ Hình thức KT doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký chung, Chứng từ ghi sổ, hoặc hình thức KT trên máy vi tính.
(5) - Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho:Nêu rò hàng tồn kho được ghi nhận theo giá gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Nêu rõ DN áp dụng phương pháp nàotrong 4 phương pháp(BQGQ, NTXT, NSXT,hay TTĐD).
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho (kê khai thường xuyên hay kiểm kê định kỳ)
(6) - Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: Nêu rõ là áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, PP khấu hao theo số dư giảm dần hoặc PP khấu hao theo số lượng sản phẩm.
(7)- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: Nêu rõ chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất KD trong kỳ khi phát sinh, trừ khi được vốn hóa theo qui định của chuẩn mực kế toán số 16 “ Chi phí đi vay”.
(8)- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được ước tính để ghi nhận vào chi phí sản xuất KD trong kỳ là những khoản chi phí nào? Cơ sở để xác định giá trị của những khoản chi phí đó.
(9)- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả: Nêu rõ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận là thỏa mãn hay không thỏa mãn các điều kiện quy định trong chuẩn mực kế toán số 18 “ Các khoản dự phòng, TS và nợ tiềm tàng”.
(10)- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Nêu rõ các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh trên BCĐKT là chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh hoặc đánh giá lại cuối kỳ của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ (lãi hoặc lỗ tỷ giá) của HĐ ĐTXDCB (giai đoạn trước hoạt động, chưa hoàn thành đầu tư)
(11)- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
III – Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Bảng Cân đối kế toán:
Trong phần này, DN phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được trình bày trong BCĐKT. Để giúp người sử dụng BCTC hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ SH.
IV- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trong phần này, DN phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong BCKQKD. Để giúp người sử dụng BCTC hiểu rõ hơn nội dung các khoản mục doanh thu, chi phí.
V- Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo lưu chuyển tiền
Trong phần này, DN phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể hiện trong BCLCTT. Để giúp người sử dụng BCTC hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền trong kỳ của DN.
VI- Những thông tin khác:
Trong phần này DN phải trình bày những thông tin quan trọng khác (nếu có) ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần trên, nhằm cung cấp thông tin mô tả bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho người sử dụng hiểu BCTC của DN đã được trình bày trung thực, hợp lý.
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT MÔN HỌC...1
1.2. BỘ MÁY KẾ TOÁN...1
1.3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRONG DN HIỆN NAY...2
CHƯƠNG II : CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 2.1. LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN...5
2.1.1. Nguyên tắc lập chứng từ...5
2.1.2. Tạo lập Chứng từ kế toán...5
2.1.3. Trình tự luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán...6
2.2. SỬ DỤNG - BẢO QUẢN - LƯU TRỮ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN...6
2.2.1. Sử dụng chứng từ...6
2.2.2. Bảo quản và lưu trữ chứng từ...7
2.3. BÀI TẬP THỰC HÀNH...7
CHƯƠNG III: SỔ SÁCH KẾ TOÁN 3.1. SỔ KẾ TOÁN VÀ NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ SỔ KẾ TOÁN...9
3.1.1. Sổ kế toán và phân loại sổ kế toán...9
3.1.1.1. Khái niệm sổ kế toán.………..9
3.1.1.2. Phân loại sổ kế toán……….………9
3.1.2. Những quy định về sổ kế toán……….……….10
3.1.2.1. Quản lý và sử dụng sổ kế toán……….….………..10
3.1.2.2. Mở và ghi chép sổ kế toán………..………10
3.1.2.3. Khóa sổ, bảo quản và lưu trữ sổ kế toán………..…………..11
3.2. CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN………...11
3.2.1. Hình thức kế toán Nhật ký chung………11
3.2.2. Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái.………13
3.2.3. Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ………..15
3.2.4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ………16
3.2.5- Hình thức kế toán trên máy vi tính………..17
3.3. BÀI TẬP THỰC HÀNH………19
CHƯƠNG IV: BÁO CÁO KẾ TOÁN 4.1. Bảng cân đối kế toán………..28
4.1.1. Cơ sở lập Bảng cân đối kế toán….………...28
4.1.2. Nội dung và phương pháp lập.……….28
4.2. BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH……….36
4.2.1. Cơ sở lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.………...36
4.2.2. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu.………..37
4.3. BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ………...38
4.3.1. Cơ sở lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ……….………..38
4.3.2. Phương pháp lập BCLCTT năm (theo PP. trực tiếp).………..39
4.4. BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4.1.1. Cơ sở lập BTMBCTC………...46