Quốc chính thức tách ra

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Trang 140 - 152)

không có ranh giới hành chính. Chính vì vậy đối với những sản phẩm du lịch hiện tại cũng như dự kiến sẽ phát triển theo Đề án phát triển sản phẩm du lịch Kiên Giang trên đây có nhu cầu liên kết khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch giữa các địa phương trên đất liền, đặc biệt là thành phố Rạch Giá, huyện Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc sẽ cần được tiếp tục duy trì và tiếp tục phát triển trong tương lai.

Để có căn cứ pháp lý cho mối liên kết trên, ngay từ bây giờ, trên cơ sở các định hướng phát triển sản phẩm du lịch được đưa ra trong đề án, các địa phương trên cần xem xét để ký kết một văn bản hợp tác phát triển du lịch nói chung và phát triển sản phẩm du lịch nói riêng trong giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Căn cứ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án phát triển du lịch biển, đảo và vùng ven biển đến năm 2020 đã được Bộ trưởng Bộ VHTTDL thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2782/QĐ- Bộ VHTTDL ngày 15/8/2013, theo đó Rạch Giá – Hà Tiên – Phú Quốc là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch biển đến năm 2020, tỉnh Kiên Giang đề xuất Bộ VHTTDL và các bộ ngành chức năng liên quan cho phép thành lập Ban điều phối phát triển du lịch trọng điểm du lịch này. Đây sẽ là tổ chức điều phối, liên kết hoạt động du lịch địa bàn này và cũng là liên kết hoạt động du lịch của tỉnh Kiên Giang và đặc khu hành chính – kinh tế Phú Quốc trong tương lai.

Nếu Ban điều phối này được thành lập và hoạt động có hiệu quả thì điều này sẽ đảm bảo giảm thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hưởng có thể có đến phát triển du lịch Kiên Giang nói chung và hệ thống sản phẩm Kiên Giang nói riêng sau khi huyện đảo Phú Quốc được tách ra để trở thành đặc khu trực thuộc Trung ương.

- Tăng cường hoạt động liên kết giữa Kiên Giang với các địa phương phụ cận, đặc biệt là Cần Thơ, Cà Mau, An Giang để phát triển các tuyến du lịch quốc gia kết nối Cần Thơ – Cà Mau - Rạch Giá, Hà Tiên - Phú Quốc và Cần Thơ – Châu Đốc – Hà Tiên – Phú Quốc. Đây là yếu tố mang tính quốc gia sẽ đảm bảo cho mối liên kết phát triển du lịch nói chung và phát triển sản phẩm du lịch nói riêng giẵ Kiên Giang và đặc khu hành chính – kinh tế Phú Quốc trong tương lai và qua đó sẽ giảm thiểu các tác động tiêu cực đến du lịch Kiên Giang từ góc nhìn sản phẩm du lịch.

Qua việc nghiên cứu đề án về phát triển du lịch sản phẩm du lịch Kiên Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:

- Kiên Giang là một trong số ít địa phương trong cả nước nói chung và đặc biệt là ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có sự phong phú và đa dang về tài nguyên du lịch rất cao, trong đó có nhiều tài nguyên có ý nghĩa quốc gia và quốc tế. Đây là nền tảng quan trọng để phát triển hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng với những sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch chính hấp dẫn không chỉ trong vùng mà còn trong cả nước và khu vực.

- Được sự quan tâm của Trung ương và chính quyền địa phương, thời gian qua hệ thống các quy hoạch phát triển du lịch Kiên Giang và các địa phương trên các địa bàn trọng điểm du lịch tỉnh nhất là TP. Rạch Giá, huyện Hà Tiên và huyện đảo Phú Quốc đã được xây dựng, hoàn chỉnh.

Bên cạnh đó, hệ thống hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch trên địa bàn toàn tỉnh nói chung và ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đặc biệt là huyện đảo Phú Quốc được ngày một hoàn thiện tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội trong đó có du lịch phát triển.

Các yếu tố trên đây là căn cứ quan trọng để khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch cho phát triển du lịch nói chung và hệ thống sản phẩm du lịch nói riêng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

- Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi, tuy nhiên cho đến nay các sản phẩm du lịch của Kiên Giang còn chưa thật sự phong phú và chưa có sức cạnh tranh cao. Cho đến nay trên địa bàn tỉnh chưa hình thành được rõ nét các sản phẩm du lịch đặc thù ở cấp quốc gia cũng như cấp vùng; hệ thống các sản phẩm du lịch chính cũng chưa hoàn chỉnh.Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vị thế cũng như sức hấp dẫn của du lịch Kiên Giang.

- Nhận thức được hạn chế trên, đề án phát triển sản phẩm du lịch Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã phân tích có hệ thống với những căn cứ khoa học (lý luận và thực tiễn) điều kiện để phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Kiên Giang với 03 nhóm: sản phẩm du lịch đặc thù, sản phẩm du lịch chính và sản phẩm du lịch bổ trợ.

Việc nghiên cứu phát triển hệ thống sản phẩm du lịch được tiến hành với phương thức tiếp cận “cung – cầu” và đánh giá hệ thống tiềm năng tài nguyên du lịch Kiên Giang.Điều này đảm bảo để những đề xuất định hướng có tính khoa học và khả thi trong thực tế.

Đối với từng nhóm và sản phẩm du lịch cụ thể, Đề án cũng phân tích xác định những điều kiện cụ thể nhằm hoàn thiện hoặc xây dựng mới để đạt được yêu cầu về chất lượng đáp ứng nhu cầu của các thị trường được xác định qua hoạt động điều tra xã hội học được tiến hành trong khuôn khổ Đề án.

- Để có thể ứng dụng có hiệu quả kết quả đề án trong thực tiễn phát triển du lịch Kiên Giang, Đề án đã đề xuất hệ thống các giải pháp phù hợp với đặc thù phát triển du lịch Kiên Giang trong mối liên kết với các địa phương trong cả nước, đặc biệt với các trung tâm du lịch TP, Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ và các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long .

- Chủ động xây dựng phương án phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang sau năm 2015 khi huyện đảo Phú Quốc được tách ra để thành lập đặc khu hành chính – kinh tế trực thuộc Trung ương trên cơ sở điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Thành lập bộ phận chuyên trách về quản lý và phát triển sản phẩm du lịch thuộc Sở VHTTDL làm đầu mối tham mưu UBND tỉnh thông qua Sở VHTTDL về các hoạt động cụ thể nhằm đầu tư hoàn thiện hệ thống sản phẩm du lịch Kiên Giang và thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với chất lượng sản phẩm du lịch Kiên Giang.

- Lồng ghép nhu cầu đầu tư, đặc biệt là hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là kỹ năng nghề vào các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội tỉnh để hỗ trợ cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của đề án phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030./.

KIÊN GIANG

Tài nguyên Hình ảnh Mô tả giá trị tài nguyên

Bãi biển Phú Quốc

Trên đảo Phú Quốc có gần 20 bãi biển trong đó có một số bãi biển có chất lượng cao, điển hình là bãi Khem, bãi Sao, bãi Thơm, bãi Rạch Tràm, bãi Trường,... với cát mịn và trắng; bãi có địa hình thoải; chất lượng nước biển rất tốt. Những bãi biển này có thể khai thác để phát triển thành những khu du lịch nghỉ dưỡng biển đẳng cấp quốc tế chất lượng cao, có sức cạnh tranh cao, có khả năng thu hút khách du lịch cao cấp từ những thị trường khách du lịch quốc tế trọng điểm Bãi biển Hòn

Chông – Mũi Nai

Cát biển Mũi Nai nâu sậm, khi những làn sóng chồm lên, quyện vào, một màu đen nhánh hiện ra, thật lạ lùng. Theo người dân địa phương, màu đen này là do cát biển nơi đây chứa rất nhiều bùn. Mà bùn lại là một chất dưỡng da tuyệt hảo. Một ngày nằm đắp cát bùn trên bãi biển sẽ giúp bạn có một làn da rám nắng rất rắn rỏi. Biển Mũi Nai thoai thoải, khá nông nên rất an toàn khi tắm.

Bãi Dương Bờ biển Bãi Dương chạy dài khoảng hai cây số,

một nửa bãi có hàng cây dương xanh và nửa bãi kia thì có loài cây dầu cổ thụ nên người địa phương gọi khu vực này là Bãi Dương và Bãi Dầu. Phía trước Bãi Dương có đảo Kiến Vàng cách bờ khoảng 500 mét án ngữ trước mặt. Xa hơn về phía biển, Hòn Trẹm, Hòn Phụ Tử, núi Chùa Hang nổi lên sừng sững, các hòn khác, đảo khác xanh mờ giữa biển khơi. Tất cả tạo nên một phong cảnh thiên nhiên rất hữu tình, thơ mộng như một bức tranh thủy mặc.

Cảnh quan Hà Tiên

Vùng đất Hà Tiên được khai mở vào đầu thế kỷ 17, gắn với bao lời ngợi ca non nước hữu tình. Tích xưa kể rằng tiên nữ thường đến chơi trên sông Giang Thành, vì vậy Mạc Cửu - người lập nên xứ này, mới đặt tên cho vùng đất là Hà Tiên. Ngày nay, vẻ đẹp thơ mộng hữu tình của vùng biển này như vẫn còn nguyên vẹn…

Lên núi Tô Châu có thể nhìn ra Đầm Đông Hồ bình yên phẳng lặng giữa bốn bề sông núi. Những hàng bạch đàn, những vườn tiêu xanh ngát trập trùng theo triền núi. Trên đỉnh núi là ngôi chùa thanh tịnh, gió len lỏi về mát rượi. Từ đây nhìn xuống, có thể ngắm Đầm Đông Hồ bình yên, sông Giang Thành chảy hiền hòa, thị xã Hà Tiên xinh đẹp và cả dãy núi Thất Sơn của

Cảnh quan Kiên Lương

Nằm ở khoảng giữa đường Rạch Giá đi Hà Tiên, quần thể núi gồm núi Hòn Đất, hòn Me và hòn Quéo nổi lên giữa vùng đồng bằng giáp biển. Cách đây hàng thế kỷ, khi vương quốc Phù Nam cổ còn trải rộng bạt ngàn, thì với những di chỉ khảo cổ hiện có, Hòn Đất đã được khẳng định là một trong những cái nôi của nền văn hoá Óc Eo rực rỡ…

Đến với Hòn Đất, là đến với một địa thế có một không hai ở ĐBSCL. Nơi mà sông liền núi, núi liền biển, biển liền đồng bằng.

Không cao lớn, hùng vĩ, nhưng cụm núi Hòn (gồm Hòn Me, Hòn Sóc, Hòn Quéo) được đánh giá là một trong những cảnh quan tự nhiên xinh đẹp vùng đất Tây - Nam Bộ. Đường lên đỉnh Hòn Me cỏ cây xanh ngát bao phủ. Những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau tạo ra nhiều hình dáng lạ mắt. Thỉnh thoảng những miệng hang âm u, bí hiểm lại hiện ra.

Vườn quốc gia U Minh Thượng

Vườn quốc gia U Minh Thượng là vườn quốc gia thứ 5 của Việt Nam được công nhận là Vườn Di sản ASEAN. Đây cũng là Vườn di sản trên đất than bùn đầu tiên của khu vực

Vườn quốc gia U Minh Thượng thuộc huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang, được nâng cấp từ khu Bảo tồn thiên nhiên U Minh Thượng lên thành Vườn quốc gia theo Quyết định số 11/QĐ- TTg ngày 14/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Vườn quốc gia có tổng diện tích 21.107 ha, trong đó vùng lõi chiếm 8.038 ha, vùng đệm chiếm 13.069 ha. Đây là loại rừng với hệ sinh thái rừng nhiệt đới ngập nước thuộc loại rất hiếm trên thế giới. Hệ thống động thực vật tại Vườn quốc gia U Minh Thượng rất đa dạng và phong phú, thuộc vào bậc nhất ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với 32 loài thú, 186 loài chim, 39 loài bò sát lưỡng cư, 34 loài cá… Nhiều loài động vật tại đây như: Rái cá long mũi, Mèo cá, Bồ nông chân xám, Già đãy Java… được ghi trong sách đỏ Việt Nam và thế giới. Về thực vật, bên cạnh cây tràm (Melaleuca cajuputi) bản địa, còn có hơn 243 loài thực vật có mạch bậc cao, trong đó có nhiều loài cây thân gỗ cao, to như: Bùi, Mốp, Dấu, Trâm, Gáo…

Đặc biệt, trong hệ sinh thái rừng úng phèn của đồng bằng sông Cửu Long, duy nhất hệ thực vật rừng của vùng lõi Vườn Quốc gia U Minh Thượng có những đặc điểm của rừng cực đỉnh nguyên sinh. Đó là các ưu hợp rừng tràm hỗn

Vườn quốc gia Phú Quốc

VQG Phú Quốc nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quốc có tổng diện tích trên 31.422ha. Đây là một trong những Vườn Quốc gia của Nam Bộ vẫn còn giữ được nguyên vẹn khu rừng già nguyên sinh. Nơi đây còn hội tụ nhiều nét đẹp của thiên nhiên với rừng, biển, suối, thác và núi đồi.

Hệ thực vật ở VQG Phú Quốc khá phong phú. Thảm thực vật ở đây chủ yếu là rừng thường xanh mọc trên địa hình đồi núi thấp với tổng số lượng lên tới vài trăm loài, bao gồm: các loài cây đại mộc (tràm, đậu, vên vên, dầu song nàng, dầu cát, cầy, dẻ, săng sót, da, bứa,…), các loài phong lan quý (Lan Vân Hài, Ái Lan Lá Đẹp, Âm Lan Núi…), các loài dược thảo quý (hà thủ ô, bí kỳ nam, cam thảo, nhân trần, đỗ trọng, sa nhân…) và một số loài sống ký sinh khác (phong lan, dương xỉ, dây leo bông trắng…).

Hệ động vật ở đây cũng rất đa dạng bao gồm: 30 loài thú, trong đó 5 loài được ghi vào sách Đỏ Việt Nam như: sói rừng, khỉ bạch, vượn pillê…; 200 loài chim với 4 loài được ghi vào danh mục Đỏ của tổ chức IUCN và 3 loài ghi vào sách Đỏ Việt Nam; 50 loài bò sát, trong đó 9 loài được ghi vào danh mục IUCN và 18 loài ghi vào sách Đỏ trong nước…

Phần biển của VQG Phú Quốc cũng rất đa dạng với các rạn san hô có hình dáng, kích cỡ khác nhau lung linh, lấp lánh trong nước biển. Nơi đây có gần 100 loài san hô cứng, gần 20 loài san hô mềm và 62 loài rong biển. Thêm vào đó, Khu hệ cá trong các rạn san hô biển cũng rất dồi dào với các loài cá mú, cá bướm và một số loài khác, trong đó, có một số loài rất quan trọng và quí hiếm như: trai tai tượng, ốc đun cái, đồi mồi, bò biển (dugong)…

Quần đảo Hải Tặc

Quần đảo Hà Tiên nằm trong vịnh Thái Lan, ở về phía tây bắc của quần đảo Bà Lụa, cách bờ biển Hà Tiên và đất liền lần lượt là 11 hải lí (27,5 km) và 7 hải lí (18 km) về phía tây, cách đảo Phú Quốc 16 hải lí (40 km) về phía đông. Quần đảo bao gồm 16 đảo nằm gần nhau với độ cao dưới 100 mét, trong đó hòn Đốc là đảo lớn nhất. Tổng diện tích của quần đảo là 1.100 ha, rải ra trên vùng biển rộng 5 km và dài 7 km. Các đảo được cấu tạo chủ yếu từ đá phiến và cát kết Creta. Nước ngọt khá hiếm.

Quần đảo Hà Tiên còn có tên cũ là quần đảo Hải Tặc vì vào khoảng cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ

Quần đảo An Thới

Nằm ở phía Nam đảo Phú Quốc gồm 15 đảo lớn nhỏ nằm dọc theo hướng Tây Nam trong đó có các đảo Hòn Dân, Hòn Dứa, Hòn Rọi, Hòn Thơm, Vang, Móng Tay, Gầm Ghì, Mây Rút, Chân Quý rất hoang sơ. Biển ở đây rất trong và khá sâu nơi hệ sinh thái biển, đặc biệt là hệ sinh thái san hô còn được bảo tồn khá nguyên vẹn.

Thạch động Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây) là một

khối đá vôi khổng lồ cao gần 50m. Ở đó còn có một ngách hang ăn sâu xuống lòng đất, khiến không biết từ bao giờ ngách hang sâu này cùng với những vân đá tượng hình cô gái lờ mờ trên vách đứng, đã hình thành nên câu truyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn. Ngoài ra, trong hang còn có chùa cổ Tiên Sơn. Tương truyền trước khi có chùa, đây là am tu của đạo sĩ Huỳnh Phong Chơn Nhơn (sau tu theo Phật, nên đổi hiệu là Huỳnh Phong Hòa thượng), dưới thời

Một phần của tài liệu Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Kiên Giang đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Trang 140 - 152)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(164 trang)
w