Dấu hiệu khô kết mạc là dấu hiệu khó phát hiện. Nếu phát hiện đƣợc điều trị bằng vitamin A liều cao sau 2 tuần sẽ hết.
+ Vệt Bitot (X1B): là đám tế bào biểu mô tăng sừng hoá của kết mạc tạo thành mảng nổi lên thƣờng có màu trắng sáng hoặc vàng nhạt. Vệt Bitot thƣờng có hình ovan hoặc hình tam giác, ở vị trí kết mạc góc mũi hoặc thái dƣơng và đáy bám theo rìa giác mạc, đỉnh quay về phía mũi hoặc thái dƣơng. Vệt Bitot đôi khi không mất đi sau điều trị bằng vitamin A liều cao nhƣng nó không ảnh hƣởng tới thị lực.
+ Khô giác mạc (X2): bề mặt của giác mạc có những chấm mờ đục hoặc chấm trắng. Khi có dấu hiệu này giác mạc thƣờng kèm theo những phản ứng chói sợ ánh sáng. Khô mắt tiến triển nhanh tuy nhiên có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng vitamin A liều cao trong 1 - 2 tuần.
+ Loét nhuyễn giác mạc (X3A, X3B): khi khô giác mạc không đƣợc điều trị sớm và đầy đủ sẽ tiến triển dẫn đến tổn thƣơng biểu mô giác mạc, tạo lên những ổ loét. Lúc này đứa trẻ rất chói, sợ ánh sáng, mắt luôn nhắm nghiền. Triệu chứng này có thể điều trị khỏi bằng vitamin A liều cao nhƣng thƣờng để lại sẹo giác mạc.
Nhuyễn giác mạc là giai đoạn nặng tiếp theo của khô giác mạc hoặc loét giác mạc không đƣợc điều trị kịp thời. Giác mạc bị phủ một lớp trắng đục, toàn bộ giác mạc bị mềm nhũn, hoại tử dẫn đến thủng và phòi mống mắt..
+ Sẹo giác mạc (XS): sẹo giác mạc có màu trắng đục. Có thể dính mống mắt hoặc giãn lồi, gây tăng biến dạng giác mạc và tăng nhãn áp.
+ Tổn hại võng mạc do khô mắt.
b. Cận lâm sàng
Định lƣợng Vitamin A trong huyết thanh Tế bào học: Áp kết mạc tìm tế bào hình đài Đo ngƣỡng thích nghi sáng tối
Điện võng mạc giảm sút
c. Chẩn đoán xác định
Dựa vào các triệu chứng lâm sàng nhƣ quáng gà, khô kết mạc, vết Bitot, khô giác mạc, nhuyễn giác mạc ở trẻ suy dinh dƣỡng với các bệnh toàn thân kèm theo nhƣ tiêu chảy, viêm phổi, sởi. Các dấu hiệu cận lâm sàng nhƣ giảm lƣợng vitamin A trong huyết thanh...
d. Chẩn đoán phân biệt