V. PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ (EFA)
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
KẾT LUẬN
I. Mô hình tối ưu
Phương trình hồi qui tuyến tính của mô hình tối ưu:
Y = 5.080 + 0.503*B3 + 0.622*X1 – 0.261*C1 + 0.433*X7 – 0.203*E2
với B3: giải được các bài tập cuối chương X1: giơi tính
C1: thiết kế bài giảng thu hút X7: số môn hứng thú
E2: số tín chỉ phù hợp.
R2=0.347 ; N=150
II. Ý nghĩa của mô hình
Việc xây dựng mô hình có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến điểm học tập của sinh viên khoa kinh tế. Vẫn biết rằng năng lực, tố chất của mỗi cá nhân giữ một vai trò rất lớn trong việc học tập. Tuy nhiên, năng lực thôi vẫn chưa đủ mà còn rất nhiều những nhân tố khác tác động. Chính những nhân tố này góp phần hướng năng lực đó đến kết quả của mỗi sinh viên.
Tuy nhiên quá trình đo lường các năng lực cá nhân thường rất khó có độ chính xác cao. Bên cạnh đó thì việc thu thập và phân tích các nhân tố khác có phần khả quan hơn hẳn.
Mô hình là kết quả ước lượng và kiểm định dựa trên cơ sở lý luận ban đầu. Chưa thể hoàn toàn khẳng định độ chính xác tuyệt đối, tuy nhiên ở một khía cạnh nào đó, mô hình trên cho thấy việc nắm bắt và nghiên cứu một cách tỉ mỉ cá yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên có thể mang lại những lợi ích không nhỏ.
Thứ nhất, nâng cao chất lượng đào tạo luôn là điểm nóng được quan tâm hàng đầu hiện nay trong khối các trường đại học. Tuy nhiên, việc tìm ra hướng đi tích cực thì vẫn còn là một bài tóan nan giải. Ở bậc phổ thông có thể áp dụng các hình thức học thuộc, học nâng cao, … để nâng cao chất lượng học sinh. Tuy nhiên, giảng đường Đại học không còn là những giờ chăm chú nghe giảng và làm bài tập. Nó đòi hỏi nhiều hơn thế. Việc nắm bắt được kiến thức khác xa việc biến kiến thức ấy thành thực tế. Chính vì vậy, mô hình giúp chúng ta thấy rõ rằng điểm học tập của sinh viên hiện nay chỉ đánh giá được một phần nỗ lực bỏ ra cho việc học. Bên cạnh đó nó còn bị chi phối bởi khá nhiều những yếu tố khác. Do đó, để đánh giá năng lực của một sinh viên qua điểm số là không hợp lý.
Hơn nữa, mô hình còn là công cụ giúp chúng ta điều chỉnh phương pháp dạy và học trong trường Đại học. Mặc dù quá trình nghe giảng và tiếp thu bài ngay trên lớp cũng khá quan trọng nhưng nỗ lực bỏ ra trong quá trình tự học tại nhà cũng không nhỏ. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, hỗ trợ sinh viên trong quá trình tự học, tìm hướng đi đúng cũng cần sự phối hợp và gíup đỡ rất lớn của các thầy cô, để nâng cao năng lực của mỗi sinh viên.
Nhiều sinh viên của các trường, sau khi tốt nghiệp với những thành tích rất tốt nhưng đến khi bắt tay vào làm việc thì lại vô cùng lúng túng. Do vậy các nhà tuyển dụng dần không còn tin tưởng hòan tòan vào điểm học tập sau khi tốt nghiệp của sinh viên nữa. Những nghịch lí, mâu thuẫn đó luôn tồn tại và đặt ra cho chúng ta rất nhiều băn khoăn. Vì một lẽ đó, việc nghiên cứu và phân tích khoa học các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên cần được quan tâm và xem xét kĩ càng nhằm khắc phục và ngày một nâng cao chất lượng của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
PHỤ LỤC