Phân tích hình ảnh chính khách Mỹ trên báo điện tử

Một phần của tài liệu Hình ảnh chính khách mỹ trên báo điện tử ( khảo sát trên 3 báo điện tử the new york times, bloomberg, CNN) (Trang 49 - 110)

2.2.1 The New York Times

2.2.1.1 Nội dung thể hiện

Số lượng bài viết về Donald Trump vượt trội so với Hillary Clinton hay Barack Obama.

Trong khoảng thời gian từ 1/10/2015 đến 31/10/2016, New York Times đăng tải 8416 bài báo có nội dung liên quan trực tiếp đến Donald Trump, so sánh với 6619 bài viết về Hillary Clinton và 4012 bài viết về Barack Obama.

H2.1 Số lượng các bài viết về chính trị gia trên New York Times

The New York Times có chuyên mục Campain Stops (tạm dịch: Điểm dừng tranh cử) chỉ đăng những tin bài có nội dung liên quan trực tiếp đến cuộc tranh cử tổng thống Mỹ. Trong khoảng thời gian khảo sát, Campaign Stops đã đăng tất cả là 431 bài. Trong đó có 139 bài về Donald Trump (32,25%), 58 bài về Hillary Clinton (13,45%), 53 bài về các ứng cử viên tổng thống khác (12,29%), 181 bài về tin tức bầu cử nói chung (42,01%).

H.2.2 Tỷ lệ các nhóm đề tài trong Campain Stops Khoảng 59% bài viết về Donald Trump mang nội dung tiêu cực

Trong 139 bài viết về Donald Trump ở mục Campain Stops, có đến 82 bài mang nội dung bất lợi cho Donald Trump (chiếm tỷ lệ 59%). Chỉ có 42 bài mang nội dung trung lập (29,49%) và 15 bài mang nội dung tích cực (11,51%).

H2.3 Hình ảnh Donald Trump trên The New York Times

Trump được The New York Times mô tả là một kẻ nói dối, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và đe dọa đến nền dân chủ và an ninh quốc gia.

Trong bài Trump’s Second Debate, in brief (Cuộc tranh luận thứ 2 của Trump, một cách ngắn gọn), tác giả viết lời dẫn một cách đơn giản: “Hắn ta chỉ nói dối. Một cách không ngừng nghỉ”.

Hắn ta nói dối về vụ băng sex. Hắn ta nói dối về “birtherism” (nghi ngờ TT

ta nói dối về tỷ lệ tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ. Hắn ta nói dối về thị trường việc

làm…”

Tác giả David Leonhardt liệt kê khoảng 20 điều nói dối như vậy của Trump trong cuộc tranh luận. Ở cuối mỗi tuyên bố đều là một link ẩn chứng minh cho kết luận của tác giả. Cuối bài, David viết:

Đây là lần thứ hai, tôi tổng kết một cuộc tranh luận tổng thống Mỹ bằng

cách liệt kê những lời dối trá của Donald Trump và có lí do cho điều này. Đất nước này chưa bao giờ có một ứng cử viên tổng thống nói dối như cách gã làm: một cách không ngừng nghỉ. Đúng, tất nhiên tất cả những chính khách khác, bao gồm Hillary Clinton, Barack Obama, Mitt Romney và George W.Bush, đôi lúc đi chệch khỏi sự thật. Công bằng mà nói thì tất cả con người ai cũng vậy. Nhưng Trump thì khác biệt một cách cơ bản. Canh bạc của gã vô cùng đơn giản: Gã tin rằng gã có thể lừa phỉnh người Mỹ nhiều lần. Hắn đã quyết định rằng việc nói dối sẽ mang lại tác dụng. Trách

nhiệm của chúng ta là chứng tỏ cho gã ngược lại”.

Trong bài Why I Will Never Vote for Trump (Tại sao tôi sẽ không bao giờ bầu cho Trump) , tác giả Peter Wehner, một ứng cử viên đảng Cộng hòa lâu năm phát biểu quan điểm:

Có nhiều lý do để tôi không bầu cho Trump ngay cả khi ông ta được đề cử,

bắt đầu bằng thực tế là ông ta sẽ trở thành vị tổng thống kém trình độ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Tất cả 44 tổng thống Mỹ đều có hoặc là kinh nghiệm quân sự hoặc chính trị trước khi tuyên thệ. Ông Trump, một ông trùm bất động sản và cựu ngôi sao truyền hình thực tế, chưa từng làm việc lấy một ngày tại văn phòng hay lực lượng vũ trang. Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông ta liên tục bị ra sự thiếu hiểu biết những vấn đề cơ bản của quốc gia: ba cách chính phủ Mỹ thử vũ khí hạt nhân (trên đất liền, biển và đường không), sự khác biệt giữa Quds Force ở Iran và Kurds ở phía tây, những vụ thử hạt nhân của Bắc Triều tiên, nguyên nhân của bệnh tự kỉ,

hậu quả của chính sách thuế và nhiều điều khác nữa”.

Trong bài The Duplicity of Donald Trump (Sự hai mặt của Donald Trump),

báo Trump reflects white male fragility (Trump phản chiếu sự yếu đuối của đàn ông

da trắng) tuyên bố: “Nếu bạn ủng hộ Trump, bạn ủng hộ sự cố chấp và phân biệt

chủng tộc của hắn”.

Sự bài Trump được thể hiện rất tinh vi không chỉ qua những bài bình luận thể hiện trực tiếp ý kiến mà còn qua cách đưa tin. VD: Ở mục điểm phim, giải trí, The

Times review về một bộ phim tài liệu có tên You’ve Been Trumped Too trong đó

Donald Trump được mô tả như một kẻ khát tiền, hủy hoại môi trường, không quan tâm gì đến hàng xóm.

Tờ báo cũng rất tích cực trong việc đưa tin về sự phản đối Trump của người dân. Trong bài báo: Những người phản đối Trump mới: Chính là khách hàng của ông ta (The New Protesters Defying Donald Trump: His Customers) có thuật lại một cách hoan hỉ và chi tiết những cụ già 70 tuổi đã nghỉ hưu, đã quyết tâm cự tuyệt không sử dụng những sản phẩm có gắn mác Trump như nhà nghỉ, khách sạn, để bày tỏ sự ghê tởm của họ với những nhận xét của Trump về phụ nữ, người nhập cư và cộng đồng thiểu số.

The New York Times cũng rất tích cực trong việc đưa tin về những vụ làm ăn

thua lỗ của Donald Trump. Chúng ta thấy những tít báo kiểu như “Giá nhà đất của

Trump đang sụt giảm”, “Trump muốn tên của mình được chăng ngang quả cầu, New York nói không”, “Donald Trump sử dụng hơn 250.000 USD từ quỹ từ thiện cho việc kinh doanh”, “Ngôi sao của Donald Trump trên đại lộ danh vọng

Hollywood bị phá hủy”.

Chưa dừng lại ở đó, phóng viên Nicholas Kristof của tờ the New York Times

gọi Trump là “ một kẻ chế nhạo phụ nữ, xúc phạm người Latin, …một kẻ bài ngoại,

phân biệt giới tính, thiếu kinh nghiệm, thiếu thông tin, hoàn toàn mù quáng”.

Chính vì sự đưa tin thiên lệch này, The New York Times đã từng bước đánh mất uy tín của mình. Tờ New York Post chạy tít: “The New York Times đánh mất tiêu chuẩn đạo đức chỉ để “đánh” Donald Trump” . Trên tờ Herald Sun cũng chạy bài “The New York Times thừa nhận đưa tin thiên vị theo hướng bài Trump”

Khoảng 48% bài viết về Hillary Clinton mang nội dung tích cực

Trong 58 bài viết về Hillary Clinton trong Campain Stops, có 28 bài mang nội dung tích cực (48%), 21 bài mang nội dung trung lập (36%), chỉ có 9 bài mang nội dung tiêu cực (16%).

H2.4 Hình ảnh Hillary Clinton trong Campain Stops, New York Times

Tờ The New York Post, đối thủ cạnh tranh trực tiếp với The New York Times còn mỉa mai là tờ Times đã dọn sẵn ngai vàng cho Hillary Clinton. Bằng chứng cho thấy độc giả của tờ Times cũng trông đợi tờ báo luôn luôn ủng hộ Hillary Clinton và “đánh” Trump. Họ sẽ vô cùng giận dữ trong những trường hợp hiếm hoi, họ không nhận được thứ họ muốn.

Bản thân độc giả của the Times cũng tìm đến tờ báo với tâm lí ủng hộ Hillary và phản đối Trump. Rất nhiều độc giả đã than phiền tờ Times đã quá cứng rắn với Clinton trong bài viết về tin nhắn của Anthony Weiner và đã quá nhẹ nhàng trong bài viết về chuyến thăm của Trump tới Mexico và bài phát biểu về tình hình nhập cư ngay đêm đó. Độc giả đã vô cùng giận dữ khi bài báo về vụ Weiner trên báo giấy giật tít “Những tin nhắn của Weiner đã phủ bóng lên cuộc tranh cử” và đồng ý với nhau rằng điều này không cần thiết.

Một độc giả từ Maryland viết cho tờ báo “Tôi đã kinh hoàng khi đọc bài báo

bà. Chuyện quái gì đã xảy ra với The New York Times vậy? Những bài báo kiểu ấy

thuộc về The National Enquirer. Thật xấu hổ cho tờ Times”.

Một độc giả khác từ California chỉ trích ý tưởng của bài báo là phân biệt giới tính, nói rằng những hành động của Weiner không có ảnh hưởng gì đến công chúng và tại sao lại cần thiết liên hệ giữa vụ Weiner và chiến dịch tranh cử của Clinton”.

Times ngày càng đi theo khuynh hướng tự do. Tờ báo bao che, không bóc mẽ những tuyên bố giả mạo của Clinton trong bài phỏng vấn (trong khi các báo khác đều làm). The New York Times trái lại nhiều lần “đỡ” cho Hillary Clinton những màn thua trông thấy. Trong bài bình luận “Không, vụ email không thể tệ hơn vụ Watergate được” tác giả thể hiện quan điểm của mình ngay từ đầu:

“Donald Trump đã tốn thời gian để cướp trên tay lá thư chưa từng được biết đến mà giám đốc F.B.I James B. Comey đã gửi đến quốc hôi vào ngày thứ 6, liên quan đến cuộc điều tra vào email của Hillary Clinton. Đội của Trump tweet rằng: “Vụ này còn lớn hơn cả Watergat”.

Tờ The New York Times bênh vực Hillary Clinton: “Sự so sánh đó thật ngớ

ngẩn. Chỉ có ai không biết tí gì về luật và khoảng khắc đen tối nhất trong lịch sử chính trường Mỹ mới có thể thấy sự giống nhau giữa tội ác của Nixon và sai lầm

của bà Clinton”.

Đa số thông tin về Barrack Obama là trung lập

Tổng thống Obama hiện lên với hình ảnh một tổng thống trẻ, năng động, hài

hước, giàu năng lượng, ham mê công nghệ. Trong bài Ủng hộ Clinton, Obama sử

dụng snapchat: Ông hy vọng thông điệp của mình sẽ kéo dài . The New York Times

viết: “Barack Obama, vị chỉ huy tối cao đầu tiên thường xuyên gửi email, sử dụng

Twitter và Facebook, đã vừa có thêm một bước đột phá công nghệ khác: tổng thống

đầu tiên của Hoa Kỳ sử dụng Snapchat”. Động thái này để ủng hộ Hillary Clinton,

nhắm vào đối tượng giới trẻ, những người có thể sẽ ngại ngần khi bầu cử cho

Hillary. Thông điệp đầu tiên của tổng thống qua Snapchat là : “Mọi người đây là

cách chụp hình tự sướng. Nếu tôi có thể xoay sở ra cách dùng snapchat thì các bạn

có thể tìm ra cách bầu cử như thế nào”.

Những ý kiến chỉ trích các chính sách của Obama vẫn được đăng tải nhưng với giọng điệu nhẹ nhàng hơn. Trong bài “2008 là một tiệc mừng. 2016 thì ngược lại” tác giả Kaitlyn Greenidge thể hiện sự thất vọng của mình một cách nhẹ nhàng: “

Mặc dù tôi rất ngưỡng mộ tổng thống Obama với tư cách một chính khách và một người nam châm (người thu hút công chúng – chú thích của tác giả luận văn), khi tôi nghĩ lại cái đêm Obama thắng cử năm 2008 và thấy đất nước này không thay đổi chút gì cả. Sự ngây thơ đã trở thành chua chát. Thay vào đó là một sự vỡ mộng với vị tổng thống tiếp tục các chính sách, sử dụng máy bay không người lái đã giết hàng trăm dân thường và trục xuất số lượng lớn các trẻ em Trung Mỹ. Bên cạnh đó là sự thất vọng với một quốc hội thà thấy đất nước lụn bại còn hơn là hợp tác với

một tổng thống mà họ tin rằng yếu kém về năng lực”.

The New York Times cũng đăng tải ý kiến của Muhammad Shtayyeh, thành viên của Ủy ban Trung ương Fatah, Bộ trưởng phụ trách của Hội đồng kinh tế

Palestine, cố vấn của tổng thống Mahmoud Abbas. Trong bài Làm thế nào để giữ

lại di sản Obama ở Palestine, Muhammad bày tỏ sự thất vọng về sự bội tín của

Obama:

Trong bài phát biểu lịch sử tại Cairo, chỉ vài tháng sau khi đắc cử, tổng

thống Obama đã tuyên bố với thế giới: “Nước Mỹ sẽ không quay lưng lại với nguyện ước chính đáng của người dân Palestine về nhân phẩm, cơ hội và một chính phủ của riêng mình”. Sự công nhận về những nỗi đau khổ không thể chối cãi được của người dân Palestine khi bị mất đi quê hương hơn 60 năm trước và như ông nói “ nỗi nhục hàng ngày – lớn và nhỏ- đi cùng với sự chiếm đóng” đã đưa người dân Palestine khắp mọi nơi – dù sống trong các trại tị nạn ở Jordan và Lebanon hay sống lưu vong ở những xó xa xôi của cộng đồng hải ngoại hoặc dưới sự chiếm đóng quân sự trên bất cứ mảnh còn lại nào trên quê cũ – niềm hy vọng rằng có thể cuối cùng chúng tôi cũng tìm thấy công lí. Đáng tiếc rằng, những lời nói đó không được chuyển thành những hoạt động cụ thể.”

The New York Times, vẫn dành cái nhìn tương đối thiện cảm với vị đương kim tổng thống. Những ý kiến trái chiều vẫn được đăng tải, thể hiện sự khách quan tương đối của báo, nhưng với giọng điệu ôn hòa.

2.2.1.2 Hình thức thể hiện

Văn bản

Tít báo phong phú hình thức:

+ Cụm từ: Behind Hillary’s Mask, The Dark Knight, The Bitch America needs, The Danger of Donald Trump, Donald Trump’s Sad, Lonely Life…

+ Câu đơn: Donald Trump Pushes Serious Image in the Capital, It’s Donald’s Party now

+ Tít có 2 câu trở lên: A real Estate Developer can go bankrupt. A president can’t; The Election Won’t Be Rigged. But It Could Be Hacked; I Ran the C.I.A. Now I’m endorsing Hillary Clinton; All Politician lie. Some lie more than Others.”

Điều này khá khác biệt so với báo chí Việt Nam. Báo chí Việt Nam thường sử dụng cụm từ hoặc câu đơn ngắn gọn để làm tít. Tít báo ở Việt Nam cũng không sử dụng dấu chấm câu. NYT sử dụng khá phổ biến các câu phức và nhiều hơn hai câu để làm tít. Dấu chấm câu cũng thường xuyên được sử dụng.

Nếu như các nhà báo Việt Nam rất hạn chế sử dụng câu hỏi để làm tít thì có thể thấy các phóng viên của NYT lại sử dụng khá phổ biến kiểu câu này.

VD: Is Trump wrecking both parties?; Why Hillary should fear optimism; Did you hear the latest of Hillary?; Is donald trump a fascist?; So, what do you think of Hillary Clinton now?

Các phóng viên của NYT thường xuyên dùng phép chơi chữ để đặt tít. Đó có thể là “nhái” lại một bộ phim, một tác phẩm nghệ thuật đã có trước đó. VD: The Dark Knight (bài báo về Donald Trump đặt tít nhái theo bộ phim nổi tiếng của Christopher Nolan), Make Conventions Great again (nhái theo slogan trong chiến dịch tranh cử của Trump: Make America Great Again). Hillary Clinton has sent you a friend request (Hillary gửi cho bạn yêu cầu kết bạn): phép chơi chữ thể hiện nỗ lực kết nối với người dân của Hillary Clinton.

NYT thường đặt tít theo phong cách bình dân, thân thiện, sử dụng nhiều

ngôn ngữ nói. Báo có những cái tít rất bạo như: The Bitch American Needs (Ả đàn

bà mà nước Mỹ cần) để viết về Hillary Clinton.

Độ dài trung bình của những bài báo trên The New York Times là 1200 chữ. Văn bản chia thành nhiều đoạn ngắn chỉ 3, 4 dòng để mắt có quãng nghỉ. Phổ biến có những đoạn ngắn chỉ có một câu.

Giọng điệu của bài báo thường mang đậm chất văn nói, quan điểm cá nhân, ngôn từ phóng khoáng, thoải mái, hài hước. NYT trước nay vẫn nổi tiếng về văn phong hấp dẫn, thú vị độc giả.

VD:

Chào mừng đến một thế giới không luật lệ (Tôi muốn các bạn đọc đoạn văn

này theo giọng dẫn chuyện trong một trailer phim kinh dị). Chào mừng đến một thế giới nơi các gia đình bị tàn sát bởi những kẻ nhập cư bất hợp pháp, nơi cảnh sát chết trên đường phố, nơi những kẻ theo đạo Hồi hà hiếp dân lành và đe dọa đến cuộc sống của chúng ta, nơi nỗi sợ cái chết ẩn nấp trong tim mỗi người.

Đôi khi trong thế giới ướt đẫm máu đó, một hiệp sĩ bóng đêm xuất hiện. Bạn không cần phải thán phục hay yêu thích vị hiệp sĩ này. Chàng là cơ bắp và giọng

nói của bạn trong một thế giới độc ác, suy đồi và đen tối”.

Đoạn văn hài hước trên đề mô tả những gì Donald Trump muốn gây ấn tượng với cử tri.

Ảnh và ảnh động

- Nguồn ảnh: nhiếp ảnh gia của NYT, ảnh từ Getty Images, AFP, AP

- Vị trí đặt ảnh: Ảnh thường đặt ngay dưới tít. Khác với báo điện tử Việt Nam thường đặt ảnh trong bài.

- Chú thích: Tên người trong ảnh, địa điểm, thời gian chụp. Người chụp/ Cơ quan

Một phần của tài liệu Hình ảnh chính khách mỹ trên báo điện tử ( khảo sát trên 3 báo điện tử the new york times, bloomberg, CNN) (Trang 49 - 110)