7. Kết cấu của luận văn
1.1. Thân thế và sự nghiệp của Phạm Quỳnh
Phạm Quỳnh sinh ngày 30/1/1893 (mục từ Phạm Quỳnh trong Từ điển
Văn học Việt Nam (bộ mới) cho rằng ơng sinh ngày 17/12/1892) [1, tr.1364],
xuất thân dịng dõi nhà Nho nghèo. Ơngquê gốc ở tỉnh Hải Dương, ơng nội Phạm Quỳnh là thầy đồ trong làng, sau chuyển cả gia đính về sinh sống tại nhà số 5, Hàng Da, Hà Nội.
“Phạm Quỳnh là con nhà Nho, cháu nhà Nho, chắt nhà Nho, mà đều
là nhà Nho nghèo, loại hàn sĩ cả. Từ cụ Dưỡng Am Phạm Hội (trích Gia phả họ Hồng Đạo- Phụ: bên ngoại, do rể: Hồng Đạo Thành bái ghi, mơn đệ tử: Tơ Ngọc Huê thủ thức, tơn sinh: Ngơ Văn Dạng phụng viết, Hồng Đạo Thúy kính dịch từ chữ Hán) đến ơng nội rồi cha đẻ đều dạy học mà khơng thu học phí, chỉ sống với những gì học trị đem biếu, khi thì thúng gạo, rổ khoai, lúc con gà, con cá, mớ rau. Chín tháng mất mẹ, bà nội và bà cụ tú cho hưởng thừa tự phải bế đi bú chực nhà hàng xĩm. Rồi chín tuổi mất cha, gia đình khốn khĩ, hai cụ phải bịn những quả ổi, quả bồ hịn trong vườn nhỏ sau nhà đem bày bán trước cửa cùng mớ hàng xén lặt vặt để cĩ cái cơm cháo qua ngày nuơi cháu khơn lớn. Sau đĩ lại lo cháu “Khơng cĩ cái chữ thì làm sao sống được với đời”, bèn cho theo học trường tiểu học Pháp Việt mới mở ở phố Hàng Bơng gần nhà. Chỉ vì ở đấy học khơng mất tiền. Rồi tiếp đến lại học Trường Thơng ngơn (Collège Des Interprètes) ở bờ sơng Hồng, cũng lại vì học ở đấy khơng mất tiền!”. (Theo Hồng Đạo Thúy, Phố phường Hà Nội xưa, Nxb Văn hĩa Thơng tin, Hà Nội, 2000).
Sinh ra và lớn lên trong mơi trường Nho học khơng dư dả, lại vốn được gần gũi và tiếp cận với những người cĩ tư tưởng và đường lối yêu nước, điều đĩ khơng thể khơng cĩ ảnh hưởng đến cuộc đời, tư tưởng cũng như sự nghiệp của ơng.
“Nghèo khổ như thế lại ham học và cĩ hiếu với hai bà cụ, Phạm
Quỳnh chỉ mong cố gắng học để đổi đời, đền đáp ơn hai bà nuơi dạy. Mặt khác “Ơng, cha Phạm Quỳnh cĩ liên hệ mật thiết với các tổ chức Cần Vương, Phục Việt chống Pháp đương thời (…) Vì thế, khơng lạ gì chuyện cậu thanh niên Phạm Quỳnh đã nhiệt tình tham gia ủng hộ phong trào Đơng Kinh Nghĩa Thục, tham gia bãi khĩa ngay tại Trường Thơng ngơn, phản đối đàn áp Đơng Kinh Nghĩa Thục, bắt giam các sĩ phu yêu nước, đến nỗi đã từng bị Pháp bắt giữ, năm mới 15 tuổi” (Mạc Kinh Trần Thế Xương: Nỗi
oan khiên của học giả Phạm Quỳnh, trong tập Giải oan lập một đàn tràng,
Cơ sở xuất bản Tâm Nguyện, phát hành lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 2001).
Phạm Quỳnh tốt nghiệp trường Thơng ngơn và nhận bằng Thành Chung năm 1908. Trong quá trính học tập tại trường Thơng ngơn, Phạm Quỳnh chú tâm vào Tây học và sao nhãng Nho học, nên Pháp văn xuất sắc nhưng chữ Hán thí rất kém, nhiều lần được thầy giáo người Pháp cho điểm “vớt” chữ Hán mới cĩ thể tốt nghiệp. (Dẫn theo Nguyễn Văn Trung,Trường
hợp Phạm Quỳnh, Nxb Nam Sơn, Sài Gịn, 1975).
Cĩ thể thấy ngay từ khởi đầu, Phạm Quỳnh dường như đã được người Pháp chiếu cố và nâng đỡ. Nĩi một cách khơng quá dè dặt, sự nghiệp sau này của Phạm Quỳnh bên cạnh những lựa chọn mang tình cá nhân thí đều ìt nhiều mang dấu ấn định hướng của người Pháp, đây cũng là điểm cốt tử khiến Phạm Quỳnh bị các nhà nghiên cứu Mácxit sau này đánh giá là “tay sai của Pháp”.
Rời trường Thơng ngơn, Phạm Quỳnh được người Pháp bố trì làm việc tại trường Viễn Đơng Bác Cổ trong 9 năm. Đây là cơ quan nghiên cứu khoa học về Châu Á, đặc biệt là về Việt Nam, với các lĩnh vực chủ yếu là khảo cổ học, lịch sử văn hĩa và nghệ thuật. Thời gian làm việc tại trường Viễn Đơng Bác Cổ, Phạm Quỳnh đã trau dồi chữ Hán, đồng thời tìch lũy được một vốn tri thức dồi dào, đủ cả Đơng Tây kim cổ, và được người đương thời đánh giá là “đa dạng và uyên thâm”.
Phạm Quỳnh kết hơn năm 1909 và cĩ 16 người con, trong đĩ cĩ 3 người mất sớm khi cịn nhỏ. 13 người con cịn lại của Phạm Quỳnh gồm 5 trai, 8 gái, sinh sống tại Pháp và Việt Nam, một số người con của Phạm Quỳnh sau này khá thành cơng và cĩ danh tiếng trong xã hội. Trào lưu “chiêu tuyết”, đánh giá lại Phạm Quỳnh thời gian gần đây cĩ liên quan đến nỗ lực của những người con này, tiêu biểu như tháng 11/2016, vợ chồng nhạc sĩ Phạm Tuyên (con thứ 9 của Phạm Quỳnh), đã cho ra mắt cuốn Hồi kì trong đĩ cĩ nhiều nội dung đề cập đến nhân vật lịch sử này, mà như nhà thơ Trần Đăng Khoa nhận xét: “Hay nhất trong cuốn sách này là những trang viết về học giả Phạm Quỳnh và nhạc sĩ Phạm Tuyên”.11
Năm 1913, Phạm Quỳnh bước chân vào nghề báo trong vai trị biên tập viên cho tờ Đơng Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh, một trì thức
được Pháp nâng đỡ và được nhiều người liên hệ với Phạm Quỳnh. Tại đây, tên tuổi Phạm Quỳnh bắt đầu nổi lên với những bài báo và dịch thuật liên quan đến chủ đề tiếp xúc văn hĩa Đơng-Tây.
Thế chiến thứ nhất kết thúc, thực dân Pháp nhận thấy bắt đầu phải siết chặt báo chì tại Việt Nam, nhất là trên bính diện tư tưởng. Thời điểm này, tờ
Đơng Dương tạp chí của Nguyễn Văn Vĩnh (người lúc đĩ đã cĩ những quan
1 Nguồn: http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/858172/ra-mat-hoi-ky-cua-gia-dinh- nhac-si-pham-tuyen
điểm chỉ trìch người Pháp gay gắt) khơng cịn hữu dụng với người Pháp, và đây là lì do để Nam Phong tạp chí ra đời, Phạm Quỳnh là chủ bút, Louis
Marty, Trưởng phịng Chình trị tại Phủ Tồn quyền Đơng Dương làm quản lì.
Phạm Quỳnh làm chủ bút Nam Phong tạp chí từ 1917-1932, tài làm
báo của Phạm Quỳnh đã đưa Nam Phong tạp chí trở thành tờ báo lớn nhất,
quyền lực nhất ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.Ngày 5/2/1919, Hội Khai trì Tiến Đức ra đời, Tồn quyền Đơng Dương Albert Sarraut là Hội trưởng danh dự, Louis Marty làm Hội trưởng, Hồng Trọng Phu làm Hội phĩ và Phạm Quỳnh làm Tổng thư kì.
Năm 1922, một dấu mốc trong sự nghiệp chình trị của Phạm Quỳnh là được tháp tùng vua Khải Định sang Pháp dự Hội chợ triển lãm thuộc địa ở thành phố Marseille. Chuyến đi là một sự kiện lớn trong nước, được tuyên truyền rộng rãi, đồng thời cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của chình giới Pháp. Người Pháp đã khá thành cơng khi biến chuyến đi chơi của vua Khải Định trở thành một sự kiện chình trị lớn tại Việt Nam, qua đĩ nhằm mục tiêu lấy lịng Nam triều và củng cố lịng trung thành của Khải Định đối với nước Pháp. Tại Pháp, Khải Định đã hết lịng cảm ơn mẫu quốc, thậm chì tỏ quan điểm kịch liệt phản đối vua Hàm Nghi và Tơn Thất Thuyết chống Pháp, phê phán hai ơng vua yêu nước chống Pháp là Thành Thái và Duy Tân, đồng thời bày tỏ lịng trung thành tuyệt đối với nước Pháp.
Năm 1925-1926, Phạm Quỳnh làm Hội trưởng Hội Trì tri tại Bắc Kỳ, đây là Hội về giáo dục, mở các trường tiểu học ở địa phương, gọi là trường Trì Tri, và tổ chức các buổi diễn thuyết.Năm 1926, Phạm Quỳnh trở thành Nghị viên Hội đồng Tư vấn Bắc Kí. Thực ra người Pháp khơng muốn thành lập Nghị viện tại Việt Nam nên thành lập Hội đồng Tư vấn tại địa phương để tỏ ra dân chủ, lắng nghe ý kiến của người dân bản địa.
Theo đánh giá của PGS. TS Trần Viết Nghĩa, Hội Tư vấn Bắc Kí thay ví nĩi lên tiếng nĩi đấu tranh địi quyền lợi của dân chúng, lại đi bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp thượng lưu bản xứ (quan lại, địa chủ và tư sản) và lợi ìch của bọn thực dân. Thay ví thể hiện quyền tự do ngơn luận của người bản xứ, Hội trở thành cơng cụ để thực dân Pháp bĩp chẹt quyền tự do ngơn luận.
“Sự tham gia Hội Tư vấn Bắc Kì là một nấc thang quan trọng cho Phạm Quỳnh thăng tiến về chính trị”, Trần Viết Nghĩa,Phạm Quỳnh: chính trị và văn hĩa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2015 [10, tr.30]
Năm 1929, Phạm Quỳnh trở thành thành viên của Đại Hội đồng kinh tế và tài chình và được Phan Khơi xếp vào hàng “ngơi sao sáng ở nước Nam”.
Việc tìch cực tham gia các tổ chức kinh tế, chình trị, xã hội đã dần dọn đường cho sự nghiệp chình trị của Phạm Quỳnh. Cũng ví lì do này, nhiều người trong đĩ cĩ các học giả đương thời, cho rằng Phạm Quỳnh nhận sự nâng đỡ của người Pháp, đồng thời Phạm Quỳnh cũng rất biết cách lấy lịng người Pháp, phục vụ cho mục đìch chình trị của người Pháp. Nhưng nhận định cơng bằng hơn, con đường Phạm Quỳnh lựa chọn là con đường duy nhất để thăng tiến và cĩ vị thế trong chình trường thời điểm đĩ, nếu đi chệch đường, người Pháp sẽ đẩy ơng ra khỏi hệ thống chình trị đương thời.
Năm 1932, Bảo Đại được người Pháp đưa về nước làm vua. Tháng 11/1932, Phạm Quỳnh rời Nam Phong tạp chí để bắt đầu sự nghiệp làm quan trong triều đính Huế, đầu tiên với chức Đổng lý Văn phịng. Ngày 2/5/1933, Bảo Đại cơng bố nội các mới gồm 5 bộ, trong đĩ Phạm Quỳnh trở thành Thượng thư Bộ học, Tổng lì Ngự tiền Văn phịng.
Năm 1939, Phạm Quỳnh đề xuất thuyết lập hiến, muốn Pháp giao thực quyền cho người Việt. Sự kiện đĩ được Phan Khoang thuật lại trong Việt Nam Pháp thuộc sử: “Ở Bắc Kỳ, năm 1930, nhà học giả Phạm Quỳnh viết
một loạt bài báo địi hỏi chánh quyền Pháp cải cách chế độ ở Trung, Bắc Kỳ: giao thực quyền lại cho Triều đình Huế, dùng một lớp người mới ra làm việc, chính quyền Việt Nam cĩ một viện Dân biểu trợ lực, chính phủ bảo hộ chỉ giữ nhiệm vụ cố vấn và kiểm sốt. Các địi hỏi ấy cũng được người Pháp để ý đến phần nào, nhưng kết quả lớn hơn chỉ là ghế Thượng thư trao cho ơng liền sau đĩ” [7,tr.469]
Chưa rõ đây là lì do khách quan hay chủ quan, nhưng ìt nhất cĩ thể khẳng định Phạm Quỳnh được trọng dụng trong bộ máy chình quyền tại thời gian này đã khiến Phạm Quỳnh hứng chịu rất nhiều cái nhín thiếu thiện cảm của đơng đảo giới trì thức. Đây là giai đoạn xuất hiện nhiều nhất những bài viết mỉa mai, trào phúng và chỉ trìch cơng khai về Phạm Quỳnh trên báo chì. Tiêu biểu trong số những người phản đối Phạm Quỳnh làHuỳnh Thúc Kháng, ơng chủ báo Tiếng dân ở Huế đã gửi thư cho tồn quyền Pasquier
phản đối thuyết lập hiến của Phạm Quỳnh. Những nhân vật nổi tiếng trong làng báo như Hồng Đạo, Phan Khơi nhẹ thí mỉa mai, nặng thí địi ơng nên từ chức (Hồng Đạo, Đi về thơi, đi về, ơng Phạm Quỳnh , tờ Ngày Nay, số
175 ra ngày 19/8/1939) .
Ngày 12/5/1942, Phạm Quỳnh được Bảo Đại bổ chức Thượng thư Bộ lại, đây là chức vụ cao nhất trong hàng Thượng thư, là vị trì dưới một người trên vạn người, quyền lực chỉ sau vua Bảo Đại.
Tháng 3/1945, Nhật đảo chình Pháp, Phạm Quỳnh bị loại ra khỏi sân khấu chình trị, bị bắt và qua đời khơng lâu sau đĩvào cuối tháng 8/1945.
1.2. Phạm Quỳnh và bốicảnh chính trị xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX
Những năm đầu thế kỉ XX, người Phápđã cơ bản xác lập hồn thiện bộ máy chình quyền thuộc địa tại Đơng Dương. Xã hội khủng hoảng do
cơng cuộc thực dân gây ra và chủ quyền quốc gia bị mất, cùng với sự tan rã khơng thể cứu vãn của ý thức hệ Nho giáo, sự thâm nhập trắng trợn mang tình chất cưỡng bức của ý thức hệ dân chủ phương Tây và hệ thống giáo dục Tây học đã tạo ra một giai đoạn trầm kha trong lịch sử Việt Nam.
GS. Trịnh Văn Thảo trong cuốn “Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-
1954)” đã đưa ra gĩc nhín về xã hội Việt Nam dưới phương diện tri thức và
hệ thống giáo dục với đầy đủ các số liệu thống kê, khảo cứu về thi cử, số trường học, số học sinh… Đây là một gĩc nhín khá thú vị và phù hợp về bối cảnh lịch sử, chình trị để nghiên cứu về trường hợp Phạm Quỳnh.
Theo nhà nghiên cứu lịch sử và dân tộc học Đào Duy Anh trong Việt
Nam văn hĩa sử cương, dẫn theo Trịnh Văn Thảo, Ba thế hệ trí thức người Việt (1982-1954), hai giai đoạn nối tiếp nhau trong quá trính thực hiện chình
sách giáo dục của nước Pháp tại Đơng Dương thể hiện hai quan điểm khác nhau, mang tình bổ trợ cho nhau của chế độ thực dân: thời kí đầu (1862- 1917) duy trí sự cùng tồn tại của chế độ Khổng giáo truyền thống (Trung Kí, Bắc Kí) và chế độ thuộc địa (Nam Kí); sau đĩ, ngay khi chiến tranh thế giới chấm dứt, thiết lập một bộ máy giáo dục phổ thơng và đại học mới, chặt chẽ hơn, đồng nhất hơn, dưới sự cai trị của Phủ Tồn quyền. [19, tr.302]
Quá trính tan rã của ý thức hệ Nho giáo, giai đoạn khủng hoảng do đứt gãy văn hĩa cũng như xung đột tri thức Đơng – Tây kéo dài mấy chục năm và gần như hồn thành vào năm 1927, khi nền giáo dục “Trường thuộc địa” kiểu Pháp đã được đảm bảo trên tồn lãnh thổ Đơng Dương với 19 trường học, trong đĩ cĩ 3 trường Sư phạm.
Gourdon, người được coi là một trong những kiến trúc sư của nền giáo dục “Trường thuộc địa” Việt Nam đầu thế kỉ XX đã tuyên bố đầy tự hào ví hồn thành sứ mệnh:
“Từ nay về sau, thời gian học đối với hai chương trình giáo dục trung học, Pháp và Pháp – Việt là như nhau, bằng tú tài trong nước là bằng tú tài bằng tiếng Latim – sinh ngữ, tiếng An Nam và tiếng Campuchia đại diện, tiếng Hán và tiếng Phạn là tử ngữ”, dẫn theo Trịnh Văn Thảo, “Ba thế hệ trí thức người Việt (1862-1954)[19, tr.304].
Điều này cĩ ý nghĩa gí? Trong một xã hội mà gần 10 thế kỉ, kiến thức là con đường để gắn với quyền lực, xã hội đĩ đang chứng kiến sự rạn vỡ trong quan niệm và nhận thức, cả về giá trị sống và con đường lập thân. Ý thức hệ Nho giáo, trì thức kiểu cũ xung đột với ý thức hệ dân chủ phương Tây, trì thức Tây học. Quan niệm về trung quân, ái quốc xung đột với địi hỏi trung thành với mẫu quốc.
Tính trạng bất ổn của xã hội Việt Nam được sử gia P. Devillers phân tìch thơng qua tính trạng bất ổn của giới trì thức như sau:
“Vấn đề chính trị đã đặt ra ngay sau khi tầng lớp trí thức nhận thức được mâu thuẫn sâu sắc tồn tại giữa mục đích và quyền lợi giữa họ và những cơng chức “ngoại quốc” đang nắm vị trí lãnh đạo đất nước họ”.
“Bi kịch này thắt chặt tầng lớp trí thức lại với nhau, họ cĩ mặt ở khắp nơi, đặc biệt trong những nước cĩ nền văn minh Trung Quốc, nơi mà giới cầm quyền xuất phát từ tầm hiểu biết và sự khơn khéo, khơng phải do tuyển cử hay sức mạnh”…[19, tr.309]
Thất vọng trong những tham vọng xã hội, tầng lớp trì thức buộc phải tập hợp nhau lại và bấu vìu trong những hoạt động văn hĩa tư tưởng bằng cách tạo nên một mạng lưới gần giống “đảng phái”, được biểu hiện ra dưới hính thức các tịa soạn báo hay các phong trào văn chương. Émile Vayrac, trưởng phịng Sách báo bản xứ, chủ nhiệm “Tứ dân văn uyển” tại Việt Nam giai đoạn 1912-1937, trong bản báo cáo gửi về mẫu quốc miêu tả tính hính sách vở tại Bắc Kỳ đã nhắc đến những hội nhĩm văn chương nổi bật nhất
của An Nam lúc bấy giờ bao gồm: Hội Trì Tri, Khai Trì Tiến Đức, Hội Địa Dư, Hội Hà Nội cổ, Hội những người bạn của trường Bác Cổ, Hội giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau, Hội Phật giáo, Hội những người bạn của Mỹ thuật, Hội Dân ca… (Theo Émile Vayrac, Rapport au sujet des efforts faits au