Lợi ích của thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Hoạt động của Thông tin và các chỉ tiêu đo lường nền Kinh tế Thông tin (Trang 34 - 36)

III. CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG NỀN KINH TẾ THÔNG TIN.

3. Thương mại điện tử

3.3. Lợi ích của thương mại điện tử

Lợi ích lớn nhất màTMĐT đem lại chính là sự tiết kiệm chi phí và tạo thuận lợi cho các bên giao dịch. Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, ví dụ gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn gửi thư. Các giao dịch qua Internet có chi phí rất rẻ, một doanh nghiệp có thể gửi thư tiếp thị, chào hàng đến hàng loạt khách hàng

chỉ với chi phí giống như gửi cho một khách hàng. Với TMĐT, các bên có thể tiến hành giao dịch khi ở cách xa nhau, giữa thành phố với nông thôn, từ nước này sang nước kia, hay nói cách khác là không bị giới hạn bởi không gian địa lý. Điều này cho phép các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đi lại, thời gian gặp mặt trong khi mua bán. Với người tiêu dùng, họ có thể ngồi tại nhà để đặt hàng, mua sắm nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thật nhanh chóng.

Những lợi ích nhưtrên chỉ có được với những doanh nghiệp thực sự nhận thức được giá trị của TMĐT. Vì vậy, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài

3.3.1. Với doanh nghiệp

Các công ty cung cấp hàng hóa dịch vụ:

Phần lớn các công ty đều nắm bắt được thương mại điện tử là xu thế tất yếu và chuẩn bị cho sự bùng nổ của thương mại điện tử từ nhiều năm nay. Theo điều tra của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, tới cuối năm 2011 đã có khoảng 28% doanh nghiệp đã có trang web B2B hoặc B2C. Tuy nhiên, hầu hết các website này mới dừng ở mức giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm, mới có 32% website có chức năng giao dịch trực tuyến và 7% có chức năng thanh toán trực tuyến.

Các công ty phân phối hiện nay như siêu thị điện tử, hàng tiêu dùng, thời trang… có lượng khách hàng rất lớn. Hầu hết các công ty này đều triển khai hình thức đặt hàng trực tuyến. Lượt truy cập vào trang web để xem hàng hóa khá cao nhưng hầu hết khách hàng mới chỉ dừng lại ở vào trang web các công

ty để xem mặt hàng, tỷ lệ đặt hàng trực tuyến trên các trang web này rất thấp. Nguyên nhân của tình trạng này là khách hàng chưa quen thuộc với dịch vụ thanh toán hiện đại: thanh toán bằng thẻ tín dụng, ngân hàng điện tử, ví điện tử.

Để phát triển thương mại điện tử hơn nữa, các công ty lớn cung cấp loại hàng hóa dịch vụ, đặc biệt những mặt hàng thiết yếu trong đời sống như điện, nước, cước internet, điện thoại, hàng điện tử, hàng thời trang, tiêu dùng… cần nhanh chóng ứng dụng hình thức thanh toán trực tuyến.

Đồng thời, các ngân hàng thương mại và công ty cung cấp dịch vụ thanh toán phải đẩy mạnh hoạt động thanh toán trực tuyến, hỗ trợ các cơ quan nhà nước và các tổ chức xã hội nâng cao tỷ lệ nhận biết và niềm tin của người tiêu dùng vào hình thức thanh toán trực tuyến.

3.3.2. Với người tiêu dùng :

• Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ. • Giá thấp hơn.

• Giao hàng được thực hiện dễ dàng thông qua Internet. • Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn. 3.3.3. Với xã hội

• Nâng cao mức sống.

• Lợi ích cho các nước nghèo.

• Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn. • Hoạt động trực tuyến.

Một phần của tài liệu Hoạt động của Thông tin và các chỉ tiêu đo lường nền Kinh tế Thông tin (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w