SỰ LÀM TỔ VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÔI THAI 1 Sự làm tổ của phô

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG về SINH lí ĐỘNG vật (Trang 36 - 39)

1. Sự làm tổ của phôi

Sau khi thụ tinh khoảng 30h, hợp tử bắt đầu phân chia với khoảng loạn lần khi đến dạ con (7 ngày sau thụ tinh) hợp tử có 32 - 64 tế bào và được gọi là phôi dâu. Phôi dâu chia thành lớp dưỡng bào ở ngoài và khối tế bào trong gọi là nút phôi, nút phôi bám vào 1cực của lớp dưỡng bào để phát triển thành cơ thể con sau này. Giữa phôi dâu xuất hiện xoang túi phôi chứa dịch lỏng giai đoạn này gọi là giai đoạn túi phôi Sự làm tổ được bắt đầu vào khoảng 7 ngày sau khi thụ tinh, khi đó lớp dưỡng bào gọi là màng đệm cửa phôi bám vào mặt trong của lớp niêm mạc dạ con, nhanh chóng phân chia tạo nên sự liên hệ chặt chẽ giữa mô của phôi và mô của mẹ.

Những lông nhung của màng đệm lan rộng, túi phôi chìm sâu vào trong lớp niêm mạc tử cung và được bao bọc bởi lớp niêm mạc giàu chất dinh dưỡng này. Khi lông nhung xâm nhập vào lớp niêm mạc tử cung thì túi phôi tiếp tục phân chia và biệt hoá thành cấu trúc có dạng hình đĩa với 3 lớp khác nhau gọi là các lá phôi. Mỗi lá phôi cho ra các hệ thống mô khác nhau:

- Lá phôi ngoài (ngoại bì): tạo nên da, hệ thần kinh, đoạn đầu và đoạn cuối của ống tiêu hoá. - Lá phôi giữa (trung bì):tạo nên mô cơ, mô liên kết, máu, xương, sụn, gân, dây chàng.

- Lá phôi trong (nội bì): tạo nên hệ tiêu hoá, hô hấp, bài tiết.... Ban đầu khi làm tổ, số lượng lông nhung chưa nhiều để tạo nhau thai cho phôi bám chặt vào thành dạ con thì có thể loại bỏ phôi dễ dàng bằng cách uống thuốc điều kinh liều cao, thuốc phá thai hoặc hút thai (ở giai đoạn thai).

Từ sau khi trứng được thụ tinh, làm tổ đến lúc phôi phân chia tạo các lá phôi để biệt hoá thành các cơ quan được gọi là giai đoạn phôi, kéo dài 8 tuần (đối với người).

2. Sự phát triển của thai

Giai đoạn thai bắt đầu từ tuần thứ 5 đến tuần 42 (35 - 38 tuần).

- Một phần ngoại bì kéo dài ra thành màng ối (túi ối) màng này bao kín một xoang đầy dịch gọi là xoang ối.

- Từ nội bì tạo nên màng noãn hoàng (túi noãn hoàng), màng ối phát triển nhanh và cuối cùng trùm lên túi noãn hoàng.

- Từ nội bì còn mọc ra một phần lồi khác gọi là màng niệu hay túi niệu- là nơi phân bố mạch máu đi tới nhau thai.

- Lông nhung của màng đệm tiếp tục phát triển

cùng với niêm mạc tử cung tạo thành nhau thai bằng cách lông nhung xâm nhập sâu vào các t ế bào niêm mạc tử cung, phá vỡ các mao mạch và nhúng mình vào các hồ, xoang chứa đầy máu của mao mạch tử cung. Sau khi làm tổ được 5 tuần thì nhau thai được hình thành khá đầy đủ.

- Là nơi thực hiện sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, qua màng nhau thai lấy O2 và chất dinh dưỡng từ máu mẹ, nhả CO2 và ure vào máu mẹ.

- Là hàng rào ngăn bệnh tật, không cho các phân tử có kích thước lớn (protein) đi từ thai nhi vào máu mẹ tạo kháng thể chống lại thai nhi. Tuy nhiên có trường hợp ngoại lệ, đó là yếu tố Rh: khi thai nhi và mẹ có yếu tố Rh không phù hợp nhau thì kháng nguyên Rh của con qua nhau thai sang máu mẹ làm máu mẹ sản xuất kháng thể tự quay vào nhau thai phá vỡ hồng cầu thai, gây tiêu huyết và xảy thai.

- Qua nhau thai, nhiều chất độc hại, vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào thai nhi như DDT, chì, nicotin, ma tuý... Chức năng dinh dưỡng của tử cung được duy trì trong suất thời kỳ mang thai bởi hormone oestrogen và progesteron.

- Hai tháng đầu, thể vàng (của buồng trứng) được kích thích bởi kích tố màng đệm - HCG.

- Từ tháng thứ 3 trở đi, nhau thai thay thế thể vàng làm nhiệm vụ trên. Vì vậy nhau thai còn là tuyến nội tiết điều hoà sự phát triển của thai nhi.

Ở thai, phần bụng của màng ối, màng niệu, màng noãn hoàng và các mạch máu của nhau thai áp sát gần lại và xoắn thành cương rốn để nối thai với nhau. Dây rơn được tạo bởi hai động mạch chậu của thai để đưa máu về nhau và một tĩnh mạch rốn để đưa máu từ nhau vào cơ thể con.

CHƯƠNG XI: SINH LÝ HỆ THẦN KINHI. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THẦN KINH I. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THẦN KINH

1. Vai trò của hệ thần kinh

Hệ thần kinh của người và động vật bậc cao được tạo nên từ hai phần là thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Thần kinh trung ương gồm não bộ nằm trong hộp sọ và tuỷ sống nằm trong cột sống. Thần kinh ngoại biên có các hạch thần kinh và các dây thần kinh.

Hệ thần kinh có các chức năng rất quan trọng sau đây:

+ Điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan trong cơ thể từ hoạt động đơn giản đến hoạt động phức tạp nhất.

+ Điều hoà hoạt động của các cơ quan sao cho nhịp nhàng ăn khớp, liên hợp chúng thành một khối thống nhất.

+ Đảm bảo khả năng thích nghi của cơ thể đối với mọi biến đổi của môi trường bên ngoài.

Sự hoạt động của cơ quan được điều khiển bởi hai hệ thống: thần kinh và thể dịch (thông qua máu, bạch huyết và dịch gian bào). Tuy nhiên hệ thần kinh đóng vai trò hàng đầu vì điều khiển bằng thần kinh xảy ra nhanh hơn và chính xác hơn so với bằng thể dịch. Ở người, vỏ bán cầu đại não là bộ phận quan trọng nhất của hệ thần kinh. Vỏ đại não điều khiển cả những hoạt động tâm lý, tri giác, tư duy, ý thức...

Mọi hoạt động dù là đơn giản hay phức tạp đều do các nhóm tế bào thần kinh nhất định điều khiển. Tập hợp các tế bào thán kinh để điều khiển một chức phận nào đó được gọi là trung khu (căn cứ) thần kinh. Hệ thần kinh có nhiều trung khu thần kinh khác nhau, nhất là trên vỏ bán cầu đại não mà Pavlop đã gọi là sự định khu chức năng.

Các trung khu trả lời các kích thích bằng những lệnh phản xạ tương ứng.

2. Quy luật hoạt động của thần kinh

Sự hoạt động của hệ.thần kinh tuân theo một số quy luật sau:

+ Quy luật dẫn truyền theo một chiều: luồng thần kinh chỉ được dẫn truyền theo một chiều từ tế bào thần kinh sang tế bào thần kinh qua khe sinap.

+ Quy luật đủ ngưỡng: nếu kích thích đạt một mức nào đó (đủ ngưỡng) thì tế bào thần kinh có khả năng trả lời lại kích thích.

+ Quy luật cộng kích thích: nếu kích thích với cường độ dưới ngưỡng nhưng liên tục thì những kích thích đó được cộng gộp lại đến lúc đủ ngưỡng sẽ gây được hưng phấn.

+ Quy luật mệt mỏi: nếu kích thích liên tục với cường độ trên ngưỡng lên tế bào thần kinh thì đến một lúc nào đó trung khu thần kinh sẽ không hoạt động nữa (mệt mỏi). Theo Vedenski: sở dĩ có hiện tượng như vậy là do khe sinap không dẫn truyền được luồng thần kinh nữa.

+ Quy luật thời gian: để trả lời được kích thích, các trung khu thần kinh đòi hỏi phải có một thời gian nhất định nào đó để tổng hợp và phân tích kích thích.

+ Quy luật hưng phấn và ức chế: hưng phấn làm tăng cường sự hoạt động thần kinh còn ức chế thì ngược lại. Chúng là hai quá trình hoạt động tích cực của trung ương thần kinh, đối lập nhau nhưng không mâu thuẫn nhau mà là hỗ trợ cho nhau bảo đảm cho cơ thể hoạt động được bình thường.

+ Quy luật ức chế điểm: khi một trung khu thần kinh được hưng phấn mạnh nó sẽ ức chế các trung khu khác và làm tăng hưng phấn của mình lên. Hiện tượng này được gọi là ức chế điểm Utomski. Nó là cơ sở của sự tập trung tư tưởng (tập trung chú ý) để làm một việc gì đó.

3. Mối quan hệ của hệ thần kinh với các hệ cơ quan khác

Với da: Cơ quan cảm giác tiếp nhận các thông tin từ thế giới bên ngoài và chuyển tới hệ thần kinh.

Với hệ xương: Hệ xương bảo vệ não bộ và tuỷ sống, giúp duy trì Ca trong huyết tương, Ca rất quan trọng đối với chức năng thần kinh.

Với hệ cơ: Các xung động thần kinh kiểm soát các cử động cơ và mang các thông tin về vị trí của các phần cơ thể.

Với hệ nội tiết: Vùng dưới đồi kiểm tra (điều khiển) sự tiết của nhiều hormone. Với hệ tiêu hoá: Các chức năng tiêu hoá có thể bị ảnh hưởng bởi hệ thần kinh.

Với hệ tuần hoàn: Các xung động thần kinh có vai trò quan trọng trong kiểm tra lưu lượng máu chảy và huyết áp.

Với hệ hô hấp: Hệ thần kinh làm thay đổi các hoạt động hô hấp: kiểm tra lượng O2 và pH máu. Với hệ tiết niệu: Quá trình tạo và bài xuất nước tiểu không thể thiếu vai trò của hệ thần kinh.

Với hệ sinh dục: Hệ thần kinh đóng vai trồ sự tạo thành trứng và tinh trùng, khoái cảm sinh dục (tình dục), sự sinh đẻ và chăm sóc con trẻ.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG về SINH lí ĐỘNG vật (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(50 trang)
w