Những hoạt động khác

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đông Á trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 100)

Ngoài những tiêu chí trên, để việc đánh giá năng lực cạnh tranh của NH còn dựa trên việc đánh giá một số các hoạt động kinh doanh khác của NH như các hoạt động đầu tư, hoạt động TTQT, kiều hối, dịch vụ thanh toán thẻ…Đõy là những tiêu chí mới xác định năng lực cạnh tranh của một NH hiện đại trong giai đoạn hiện nay.

Như vậy có rất nhiều tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đông Á đối với các đối thủ cạnh tranh khác. Dựa trên những phân tích về các tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh của doanh nghiệp ở trên có thể thấy rằng, để đánh giá năng lực cạnh tranh của NH Đông Á cần thiết phải có sự kết hợp rất nhiều các yếu tố khác nhau và điều này thực sự rất quan trọng nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của NH so với các đối thủ cạnh tranh khác.

1.4. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đông Á trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

1.4.1. Việt Nam gia nhập WTO và những thách thức đặt ra đối với Ngân hàng Đông Á.

Kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào ngày 07/11/2006,Việt Nam đã xác định phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức trước một thế giới rộng lớn, phải hoà mình vào một

guồng quay kinh tế mạnh mẽ mang tính toàn cầu mà theo đó Việt Nam sẽ phải tuân thủ và thực hiện một cách nghiêm ngặt và chặt chẽ các cam kết đã ký khi chấp nhận bước vào một sân chơi chung.Gia nhập sân chơi thương mại toàn cầu, trong 12 lĩnh vực dịch vụ, tài chính NH cũng là ngành cần đặc biệt quan tâm.

Hội nhập quốc tế thành công sẽ đem lại cho VN nhiều cơ hội như mở rộng thị trường, tận dụng những kinh nghiệm quản lý, kế thừa những thành tựu khoa học của các nước đi trước, tăng khả năng thu hút vốn đầu tư và sự chuyển giao kỹ thuật công nghệ, nâng vị trí của VN trên trường quốc tế. Đối với hệ thống NH VN, thông qua hội nhập quốc tế sẽ nắm bắt được các cơ hội sau:

Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới và cải cách hệ thống NH VN, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực NH, tăng cường khả năng tổng hợp, hệ thống tư duy xây dựng các văn bản pháp luật trong hệ thống NH, đáp ứng yêu cầu hội nhập và thực hiện cam kết với hội nhập quốc tế.

Thứ hai, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội trao đổi, hợp tác quốc tế giữa các NHTM trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, đề ra giải pháp tăng cường giám sát và phòng ngừa rủi ro, từ đó nâng cao uy tín và vị thế của hệ thống NHTMVN trong các giao dịch quốc tế. Đồng thời, các NH VN có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ, phát huy lợi thế so sánh của mình để theo kịp yêu cầu cạnh tranh quốc tế và mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Thứ ba, hội nhập quốc tế giỳp cỏc NHTMVN tiếp cận và chuyên môn hoỏ cỏc nghiệp vụ NH hiện đại. Chính hội nhập quốc tế cho phép các NH nước ngoài tham gia tất cả các dịch vụ NH tại VN buộc các NHTMVN phải chuyên môn hoá sâu hơn về nghiệp vụ NH, quản trị NH, quản trị tài sản nợ, quản trị tài sản có, quản trị rủi ro, cải thiện chất lượng tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn, dịch vụ NH và phát triển các dịch vụ NH mới mà các NH nước ngoài dự kiến sẽ áp dụng ở VN. Hơn nữa, việc mở cửa thị trường cho hàng hoá xuất khẩu VN cũng sẽ là một cơ hội tốt để các NH mở rộng kinh doanh. Các NHTMVN sẽ có nhiều cơ hội kinh doanh hơn, có nhiều khách hàng hơn trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

Thông qua những cơ hội mà các NHTMVN có được khi tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế,cũng cần phải nhìn nhận những thách thức và khó

khăn mà các NHTMVN,đặc biệt là DongA bank cần phải đối mặt trong điều kiện mới.

Thứ nhất, các NHTM sẽ ngày càng chịu áp lực trong việc giữ và mở rộng thị phần của mình ngay trên lãnh thổ VN. Hiện nay, các NHTM phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt không chỉ bởi các NHTM nước ngoài mà còn phải chịu áp lực cạnh tranh với các tổ chức tài chính trung gian khác và các định chế tài chính khác như thị trường chứng khoán, cho thuê tài chính, bảo hiểm,vv.. Ngoài ra, việc phải loại bỏ dần những hạn chế đối với NHTM nước ngoài có nghĩa là các NHTM nước ngoài sẽ từng bước tham gia đầy đủ vào mọi lĩnh vực hoạt động NH tại VN.

Thứ hai, cạnh tranh trong việc huy động vốn ngày càng gay gắt. Thực hiện hội nhập đòi hỏi chúng ta phải thực hiện lộ trình cởi bỏ những hạn chế đối với các NH nước ngoài trong việc huy động vốn. Ngày 16.9.2004, NH Nhà nước VN (SBV) đã điều chỉnh tỷ lệ huy động tiền gửi VND đối với chi nhánh NH nước ngoài hoạt động ở VN từ 25% lên 50%. VN cũng đang cam kết mở cửa thị trường dịch vụ tài chính – NH theo lộ trình nới lỏng dần và tiến tới xoá bỏ các hạn chế đối với hoạt động NH. Giai đoạn từ 2001 đến 2010, các NH Mỹ sẽ được thành lập các NH liên doanh với số vốn từ 30% - 49%, tới năm 2010 được thành lập NH với vốn 100% của Mỹ. Hội nhập NH đòi hỏi DongA Bank phải nhanh chóng tăng quy mô, đầu tư công nghệ, cải tiến trình độ quản lý. Công nghệ hiện đại và trình độ quản lý cũng như tiềm lực tài chính dồi dào của những NH nước ngoài sẽ là những ưu thế cơ bản tạo ra sức ép cạnh tranh trong ngành NH và buộc các NH VN phải tăng thêm vốn, và đầu tư kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị, hiện đại hoá hệ thống thanh toán để nâng cao hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh.

Thứ ba, cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ NH cũng ngày cành quyết liệt. Ngày nay, ngoài những nghiệp vụ truyền thống như tín dụng và đầu tư thì dịch vụ NH cũng tạo nên sắc thái mới cho NH trong chiến lược cạnh tranh vào tạo thị phần cho mình. Do đó, DongA Bank cũng phải chịu áp lực tạo nên phong cách văn hoá cho NH mình, tạo nên phong cách phục vụ riêng thể hiện nét đặc thù của mình mới hy vọng tạo thế đứng vững chắc trên thị trường.

Thứ tư, cạnh tranh trong việc sử dụng lao động ngày càng gay gắt. Mọi sự thành công của một doanh nghiệp đều xuất phát từ yếu tố con người. Hiện nay, chế

độ đãi ngộ cho lao động đặc biệt là lao động có trình độ cao ở các NHTMVN cũng như với DongA Bank chưa đủ sức thuyết phục để lôi kéo những lao động có trình độ chuyên môn cao. Hiện tượng chảy máu chất xám là căn bệnh nan y không chỉ đối với ngành tài chính – NH mà đối với tất cả các ngành kinh tế ở VN. Như vậy,đối với DAB đây cũng là một thách thức lớn mà cần phải được xem xét và quan tâm một cách đúng mức để có thể đưa ra những chính sách đãi ngộ và lương bổng hợp lý nhằm giữ lại và thu hút thêm những lao động có chất lượng cao.

1.4.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm đảm bảo cho Ngân hàng Đông Á có thể tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt.

Theo thống kê của NH Nhà nước (NHNN) Việt Nam, tính đến nay các NH nước ngoài (NHNNg) đã có mặt tại Việt Nam dưới các hình thức: 44 chi nhánh NHNNg, 5 NH liên doanh và trờn 54 văn phòng đại diện đến từ hơn 15 quốc gia, hiện tập trung chủ yếu tại TP: Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Hầu hết các NHNNg có mặt tại VN đều trong Top 1.000 NH lớn trên thế giới. Xu hướng các NH nước ngoài mua cổ phẩn của các NHTM trong nước cũng đang gia tăng. HSBC - NHNNg lớn nhất tại Việt Nam đã chính thức mua lại 10% vốn điều lệ của Techcombank để trở thành nhà đầu tư chiến lược của NHCP này. Trước đó, ANZ đã mua cổ phần Sacombank; Standard Chartered mua cổ phần ACB, OCBC Singapore mua cổ phần của VPBank theo tỷ lệ 10% vốn điều lệ...Xu hướng này đang tiếp diễn rất khả quan với việc một số NHNNg khác cũng đang tiếp cận và sẽ sớm tham gia các NHTMCP khác.

Tháng 8/2008 đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực NH tại Việt Nam khi hai NH 100% vốn nước ngoài được phép thành lập và chính thức đi vào hoạt động đó là NH HSBC và Standard Charter Bank.

Đặc biệt, các Cty tài chính nước ngoài cũng bắt đầu bày tỏ mối quan tâm và tìm hiểu để thành lập Cty tài chính 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Những cuộc “kết hụn” giữa NH “nội” và NH “ngoại”, theo các chuyên gia, chính là sự chuẩn bị khôn ngoan của các NH nước ngoài để đặt chân vào thị phần vốn rất màu mỡ mà các NH nội đang chiếm giữ.

Theo tính toán, đến cuối năm 2007, thị phần của các chi nhánh NHNNg xét về dư nợ khoảng 8,62% tổng dư nợ toàn hệ thống, tăng 5,43% so với năm 2006.

Tổng dư nợ của tất cả chi nhánh NHNNg năm 2007 tăng gần 57% so với năm 2006, với tổng giá trị cho vay lên tới 89.719 tỷ VND.Bên cạnh đó, huy động vốn của chi nhánh cũng tăng hơn 20%, chủ yếu từ nguồn tiền gửi (nhất là của tổ chức và doanh nghiệp); tỷ lệ khách hàng là DN hiện nay trên 70%. [Nguồn:Số liệu thống kê của NHNN năm 2007]

Đối với hệ thống các NH trong nước,theo thống kê của NH nhà nước,tớnh đến thời điểm tháng 6/2008,tổng số NH TMCP ở Việt Nam là 36 NH,trong đó có tất cả chi nhánh và PGD với số lượng vốn 50.600 nghỡn tỷ đồng. Các NH lớn như Techcombank, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn hoặc các NH trước đây là NH nhà nước cũng mới được cổ phần như Vietcombank cũng đang tích cực thực hiện việc nâng cao chất lượng và năng lực của mình có thể phát triển trong điều kiện cạnh tranh mới.

Như vậy, ngoài cạnh tranh với các NH nội, DongA Bank còn phải cạnh tranh với hàng loạt các chi nhánh và NH nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam,những NH mà họ đó cú hàng trăm năm hoạt động và dày dạn kinh nghiệm trong một lĩnh vực mà hiện nay Việt Nam vẫn còn trong giai đoạn vừa làm vừa học hỏi.Như vậy có thể thấy rằng, sức cạnh tranh này ngày càng khốc liệt và gay gắt hơn buộc DongA Bank phải có những hướng đi, chiến lược và tầm nhìn đúng đắn, xác định vị trí của mình trong tương lai để có thể phát triển và đi lên một cách tốt nhất. Do đú,nõng cao năng lực cạnh tranh của DAB là một sự tất yếu nhằm đảm bảo cho DAB có thể tồn tại và phát triển trong một môi trường kinh doanh đầy tính cạnh tranh và ngày càng rộng lớn hơn khi Việt Nam dần dần đi sâu hơn vào hội nhập kinh tế quốc tế.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG ĐÔNG Á TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đông Á.

2.1.1. Thực trạng cạnh tranh huy động vốn của Ngân hàng Đông Á.

Như đã trình bày ở phần trờn,để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình cũng như để cạnh tranh với các NHTM khác, DAB tích cực tăng cường khả năng cạnh tranh huy động vốn thông qua hình thức sau:

2.1.1.1.Cạnh tranh về chủng loại sản phẩm, dịch vụ huy động vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huy động vốn qua tài khoản là hình thức huy động cổ điển và mang tính đặc thù riêng của NHTM cũng như đối với DAB.Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi bao gồm huy động qua tiền gửi thanh toán và huy động qua tiền gửi tiết kiệm. Từ khi thành lập cho đến nay,DAB không ngừng phát triển và nâng cao các sản phẩm dịch vụ tiền gửi phục vụ cho nhiều đối tượng khách hàng.

Về sản phẩm tiền gửi thanh toán,DAB cung cấp các dịch vụ cho cả cá nhân và tổ chức. DAB cung cấp các sản phẩm dịch vụ như Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn VND,Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn ngoại tệ,Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn VND,Tiền gửi thanh toán có kỳ hạn ngoại tệ cho khách hàng cá nhân và tiền gửi thanh toán VND và ngoại tệ,Tiền gửi có kỳ hạn cho khách hàng doanh nghiệp.

Về sản phẩm tiền gửi tiết kiệm: Với mức lãi suất hấp dẫn,cỏc sản phẩm tiết kiệm đa dạng và phong phú cựng cỏc chính sách hấp dẫn thu hút khách hàng tham gia gửi tiết kiệm,nguồn vốn huy động của DAB đã tăng lên không ngừng trong suốt những năm gần đây.

Về kỳ hạn của sản phẩm tiết kiệm,DAB thực hiện chính sách linh hoạt cho khách hàng.Theo đú,tựy vào mục đích sử dụng và thời gian của khách hàng,từ tháng 5/008 DAB đã cho ra đời các sản phẩm tiết kiệm có kỳ hạn ngắn từ 1 tuần, 2 tuần hay 3 tuần.Ngoài ra,nếu khách hàng có nhu cầu gửi lâu hơn thì có thể gửi tiết kiệm từ 1 tháng đến 60 tháng. Hơn nữa, các kỳ hạn gửi tiết kiệm của DAB cũng được nới rộng cho từng tháng trong một năm, trài dài từ kỳ hạn 01 tháng tới kỳ hạn

12 thỏng.Mỗi loại kỳ hạn lại có mức lãi suất riêng nếu khách hàng có nhu cầu lĩnh lãi theo thỏng,theo từng quý hay lấy lãi đến khi đáo hạn.

So với những đối thủ cạnh tranh khỏc,chủng loại sản phẩm tiết kiệm của DAB cũng rất phong phú và có sức thu hút cao vỡ đỏnh đỳng vào tâm lý của khách hàng.Khi có khoản tiền nhàn rỗi,khỏch hàng muốn gửi vào một nơi có độ an toàn cao,sản phẩm đa dạng và có mức lãi suất hấp dẫn. Hiện nay,DAB có rất nhiều các sản phẩm tiết kiệm ưu việt dành cho khách hàng như:

• Tiết kiệm VND lãi suất bậc thang • Tiết kiệm USD lãi suất bậc thang • Tiết kiệm không kỳ hạn VND • Tiết kiệm không kỳ hạn ngoại tệ • Tiết kiệm có kỳ hạn VND • Tiết kiệm có kỳ hạn ngoại tệ • Tiết kiệm hưởng lãi linh hoạt

Trong đó, sản phẩm tiết kiệm VND lãi suất bậc thang và hưởng lãi linh hoạt DAB áp dụng từ tháng 5/008 là một sản phẩm rất được các khách hàng của DAB quan tâm sử dụng.Theo đó, khi chọn sản phẩm này khách hàng sẽ được hưởng lãi theo thời gian thực gửi chứ không phải chịu lãi không kỳ hạn khi rút tiền tại thời điểm chưa đáo hạn của sổ tiết kiệm như gửi tiết kiệm ở những NH khác. Nhờ áp dụng sản phẩm này, nguồn vốn huy động của DAB liên tục tăng mạnh trong vòng 4 tháng trở lại đây. Tính đến tháng 8/2008, tổng số dư vốn huy động bình quân của DAB là 27.848 tỷ đồng, tăng 78,8% so với cùng kỳ năm 2007. [Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh gửi NHNN tháng 8/2008].

Biểu đồ 2-1 : Tồng vốn huy động của DAB giai đoạn 2003-2007

[Nguồn: Báo cáo thường niên DAB từ năm 2003-2007]

Năm 2004, Tổng vốn huy động của DAB đạt ở mức 5.616 tỷ đồng thì năm 2005 con số này đã lên tới 7.135 tỷ đồng. Năm 2007 là năm mà lượng vốn huy động của DAB tăng lên một cách vượt bậc so với cùng kỳ năm trước, tăng gần 115% so với năm 2006 và 204% so với năm 2005 [Nguồn: Báo cáo thường niên DAB năm

2007, Tr 33]. Đây là thành công của việc cải thiện hệ thống công nghệ trong hoạt động NH nhằm nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng của NH Đông Á.

Huy động vốn qua phát cổ phiếu,chứng chỉ có giá: Được sự chấp thuận của Thống đốc NH nhà nước và là một NH TMCP,DAB được phép huy động vốn từ phỏt hỏt hành cổ phiếu để tăng thêm nguồn vốn điều lệ của mình. Từ khi thành

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Đông Á trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 28 - 100)