c) Các hoạt động khác:
2.1.2. Tình hình huy động vốn
Một ngân hàng muốn hoạt động kinh doanh trước hết phải có vốn. Để có vốn cho các cá nhân, tổ chức vay thì bên cạnh nguồn vốn điều chuyển từ hội sở, Ngân hàng phải huy động nguồn vốn nhàn rỗi từ nền kinh tế.
Bảng 2.2 : Tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh từ năm 2009 – 2011
ĐVT : Triệu đồng
Các chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 104.149 133.338 223.249 Tiền gửi của các Định chế tài
chính 833 2.324 5.081
Tiền gửi của các tổ chức tín dụng 883 386 150
Tiền gửi của dân cư 276.105 288.349 511.138
Phát hành giấy tờ có giá 15.861 39.363 12.179
Tổng cộng 399.831 463.760 751.797
( Nguồn : Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bình Định )
Qua bảng trên ta thấy rằng tình hình huy động vốn của Ngân hàng không ngừng tăng qua các năm. Đặc biệt là tiền gửi dân cư, chiếm tới 69,05% trong tổng nguồn vốn huy động và đều tăng nhanh qua các năm. Bên cạnh đó các thành phần khác cũng tăng đáng kể, tiền gửi của các tổ chức kinh doanh tăng nhưng không nhanh như khu vực dân cư. Điều này cho thấy kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng cao đời sống con người cũng được cải thiện, giờ đây không còn lo thiếu ăn thiếu mặc mà co của dư, của để, một biện pháp an toàn và hiệu quả bậc nhất là họ đi gửi ngân hàng.
Một điều đáng quan tâm là tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác giảm mạnh đến năm 2011 thì chỉ còn co 150 triệu đồng. Do đến năm 2011 các TCTD đang khẩn cấp rút tiền gửi về để thực hiện nâng cao việc cho vay. Còn bên phát hành các giấy tờ có giá thì năm 2010 tăng 148, 17% so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại giảm.