Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại tỉnh Sóc Trăng (Hình 3.1).
Lý do chọn vùng nghiên cứu:
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển nằm ở phía nam cửa sông Hậu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Do nằm ở tận cùng của hạ lƣu sông Mê Kông, tỉnh phải đối mặt với một thách thức kép. Thứ nhất, thách thức từ những biến động về nguồn nƣớc đến. Các dự án điều tiết nguồn nƣớc, chuyển lƣu vực và xây dựng các đập thủy điện ở thƣợng lƣu sông Mê Kông sẽ nhân lên các ảnh hƣởng từ nguồn đối với hạ lƣu. Thứ hai, thách thức từ những tác động của biển mạnh lên trong đó có mức nƣớc biển dâng. Theo Bộ Tài Nguyên và Môi Trƣờng (2009), Sóc Trăng là một trong 10 tỉnh chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất . Hơn nữa, tình hình xâm nhập mặn diễn biến ngày càng phức tạp, ảnh hƣởng nghiêm trọng tới đời sống, sản xuất của ngƣời dân trong tỉnh. Thêm vào đó, tình hình lƣu trữ, quản lý dữ liệu thủy văn của tỉnh Sóc Trăng đa số đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp thủ công. Mỗi trạm thủy văn có một cách lƣu trữ, quản lý dữ liệu khác nhau, chƣa thống nhất, đồng bộ về phƣơng pháp quản lý. Ngoài ra, qua quá trình tham gia nghiên cứu về “Phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa trên động thái nguồn tài nguyên nƣớc tại tỉnh Sóc Trăng” của Nguyễn Thị Mỹ Linh và ctv năm 2013 nhận thấy rằng các dữ liệu thủy văn chƣa đƣợc thống nhất theo một kiểu định dạng chung gây khó khăn cho quá trình tìm kiếm và xử lý số liệu. Các dữ liệu thủy văn đƣợc thu thập từ các Sở, Ban, Nghành chủ yếu đƣợc lƣu trữ bằng ghi chép sổ sách. Do đó, tốn thời gian cho việc tìm kiếm và truy xuất dữ liệu.
Chương 3 – Phương Tiện và Phương Pháp Nghiên Cứu Trang 19
Hình 3.1: Vị trí địa lý Tỉnh Sóc Trăng trong ĐBSCL